Hôm nay,  

Những bí mật về cuộc đời của Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra

20/07/202211:02:00(Xem: 3299)

Tìm hiểu


Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra do Elizabeth Taylor thủ vai trong bộ phim 1963

Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra do Elizabeth Taylor
thủ vai trong bộ phim năm 1963.


Ai Cập được biết đến và nổi tiếng qua nữ hoàng Cleopatra, và hai kỳ quan thế giới cổ đại, là kim tự tháp Kheops và ngọn hải đăng Alexandria. Mối tình bất tử của Cleopatra với Mark Antony cũng là một thiên tình sử bi đát. Đến cái chết của nữ hoàng Ai Cập cũng bao phủ một màn bí mật, khiến cho những nhà nghiên cứu tham gia khám phá. Cuộc đời, với tài năng trị nước và những mối tình của Cleopatra là nguồn cảm hứng của vô số sách vở, kịch nghệ, hội họa, điện ảnh, và hơn 30 vở Opera. Nhà soạn kịch trứ danh William Shakespeare với vở Antony và Cleopatra, điện ảnh Hollywood với nhiều bộ phim vĩ đại về Cleopatra, nhưng ấn tượng nhất là Elizabeth Taylor và Richard Burton trong bộ phim năm 1963.


Vài dòng lịch sử


Alexander Đại Đế, người Hy Lạp gốc Macedonia, xâm chiếm và cai trị nước Ai Cập. Sau khi ông mất vào năm 323 Trước Công Nguyên (TCN), thì quyền cai trị Ai Cập lọt vào tay dòng họ Ptolemy. Dòng họ nầy đã xây dựng đế chế và cai trị Ai Cập suốt 300 năm. Cha và mẹ của Cleopatra là hai anh em ruột. Tục lệ của dòng họ Ptolemy bắt buộc nữ hoàng cai trị phải có hoàng đế, cho nên người thừa kế lên ngôi phải cưới nhau. Cleopatra là vị vua cuối cùng của dòng họ Ptolemy trên đất Ai Cập. Bà không phải là người Ai Cập, mà là người Hy Lạp gốc Macedonia, Phi Châu, nhưng bà là vị vua đầu tiên học và nói tiếng Ai Cập. Bà thông thạo 9 thứ tiếng, được cho là thông minh. Cleopatra là nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập, bởi vì sau khi bà mất, thì Ai Cập trở thành một tỉnh của Đế quốc La Mã.


Cleopatra sinh tháng 1 năm 69 TCN. Mất ngày 12-8-30 TCN, 39 tuổi. Tên đầy đủ là Cleopatra Thea Philopator, là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII, Auletes. Truyền thuyết kể rằng nữ hoàng Cleopatra tài trí, thông minh tuyệt vời, nhất là một sắc đẹp vô cùng quyến rũ, đã thu hút được 2 vị tướng tài đầy quyền lực của Đế quốc La Mã thời đó, là hoàng đế Julius Caesar,và tướng Mark Antony.


Năm 51 TCN, người cha qua đời. Vì 2 người chị đã chết, nên Cleopatra trở thành người cai trị lúc 18 tuổi. Cleopatra VII. Theo tục lệ, bà phải lấy em trai Ptolemy XIII làm chồng và cũng là người đồng cai trị với bà.


Cleopatra chủ tâm cũng cố địa vị. Tháng 8 năm 51 TCN, Cleopatra bắt đầu loại bỏ tên của người em trai, đồng cai trị với bà, ra khỏi mọi giấy tờ chính thức. Bỏ cái luật truyền thống của dòng họ Ptolemy, là phụ nữ cai trị phải lệ thuộc vào nam giới đồng cai trị. Và, trên mặt đồng tiền chỉ in hình của Cleopatra mà thôi.


http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/2182.jpg?w=418&h=246&crop=1


Do đó, một âm mưu do tên hoạn quan, thái giám Pothinus cầm đầu đã lật đổ Cleopatra ra khỏi ngôi vua, và buộc phải rời Ai Cập, đến Syria. Người em gái duy nhất còn lại, tên Arsinoe đi cùng bà. Trong 2 năm, từ 51 đến 49 TCN, Ai Cập trải qua nạn đói do thất mùa, vì nước sông Nile gây ra lũ lụt. Dầu vậy, Cleopatra cũng tổ chức được một đạo quân từ các bộ lạc người Á Rập ở vùng Pelusium. Bà trở về Ai Cập, lấy vùng Ascalon làm căn cứ tạm thời.


Trong thời gian nầy, tháng 8 năm 48 TCN, một viên tướng La Mã, bại trận dưới tay của Hoàng Đế Julius Caesar, tên là Pompey Magnus, chạy đến Alexandria, thủ đô của Ai Cập, xin được tỵ nạn. Ban đầu vua Ptolemy XIII giả vờ chấp thuận, nhưng khi Pompey đến nơi thì bị bắt giết đi. Bốn ngày sau Caesar đến nơi, thì vua Ai Cập dâng cái đầu của Pompey lên, hy vọng được hưởng ân huệ của Hoàng Đế La Mã. Caesar hết sức tức giận về sự xảo trá nầy. Ông bật khóc khi thấy cái đầu của Pompey, vì Pompey đã từng là rể ông, và con gái của ông, tức vợ của Pompey bị chết, sau khi sinh con. Caesar ra lịnh phải làm đám tang cho Pompey theo đúng nghi lễ của La Mã. Caesar ra ra lịnh cho quân La Mã chiếm thành Alexandria và cả cung điện của vua Ai Cập.

Cleopatra trổ tài chinh phục Caesar


Cleopatra được cuốn tròn trong một tấm thảm, và được mang đến cung điện của Caesar. Khi mở thảm ra, thì vị hoàng đế La Mã không thể cưỡng lại sự quyến rũ của Cleopatra. Từ đó, bà là người tình của Caesar.


Chiến tranh xảy ra


Viên thái giám, làm cố vấn cho vị vua trẻ Ptolemy XIII, đem 20 ngàn quân Ai Cập bao vây Caesar ở Alexandria. Cuộc chiến gây thiệt hại nặng nề, vì một phần của Thư Viện chứa đầy những tài liệu quý báu bị thiêu hủy. Trong trận chiến, Caesar đã xử tử tên thái giám Pothinus. Vua Ptolemy XIII bị chết đuối trên sông Nile ngày 13-1-47 TCN, trong một mưu toan chạy trốn.

Thế là Cleopatra trở lại ngôi vị nữ hoàng, và luật không cho phép nữ hoàng cai trị mà không có hoàng đế, cho nên Cleopatra phải kết hôn với người em trai khác là Ptolemy XIV để cùng cai trị. Thế nhưng, Cleopatra đã là tình nhân của Caesar. Họ đã trải qua nhiều tháng sống bên nhau trong du thuyền trên sông Nile. Cleopatra có thai và sanh cho Caesar một đứa con trai. Đặt tên là Ptolemy Caesar, tên hiệu là Caesarion. Đứa con nầy không được hưởng quyền kế vị của Caesar, vì Cleopatra không phải là người La Mã. Thay vào đó, Caesar chỉ định đứa cháu tên Marcus Junius Brutus làm con nuôi, để được hưởng quyền thừa kế, sẽ lên ngôi vua sau khi Caesar băng hà.


Năm 46 TCN, Caesar đưa Cleopatra và Caesarion về La Mã. Người La Mã không thích Caesar lấy vợ ngoại quốc.


http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/1370.jpg?w=298&h=367&crop=1 

Julius Caesar qua nét vẽ của

Clara Grosch. (1892).


Âm mưu ám sát Caesar


Đầu năm 44 TCN, khi danh tiếng của Caesar không ngừng gia tăng, thì cái hố ngăn cách giữa Caesar và giới quý tộc ngày càng sâu rộng hơn. Ở Đền Thờ mới của Venus, khi phái đoàn Nguyên Lão đến, Caesar không đứng lên chào mừng họ. Lý do là khi đó, Caesar đang bị tiêu chảy, một triệu chứng của bịnh động kinh của ông. Các Nguyên Lão cảm thấy bị sỉ nhục ghê gớm. Nhận thấy sai lầm của mình, Caesar chìa cổ ra và đề nghị, nếu ai cần thì cứ chặt nó xuống. Nhưng mọi chuyện đã quá muộn, vì có nhiều âm mưu ám sát ông đang tiến hành.


Ngày 15-3-44 TCN, một nhóm Nguyên Lão mời Caesar đến đọc một đơn thỉnh nguyện, yêu cầu ông giao trả quyền lực lại cho Viện Nguyên Lão. Đó là đơn giả mạo, dựng lên dụ ông đến điểm hẹn, để phục kích và tấn công giết ông. Caesar đến mà không mang theo một vệ sĩ nào. Khi ông đang đọc, thì một người tiến đến tấn công, rồi toàn bộ nhóm Nguyên Lão xông vào tấn công ông. Caesar tìm cách thoát thân, nhưng mắt mờ vì đẩm máu, và vì chiếc áo choàng quá dài, làm cho ông bị vấp ngã. Cuối cùng, những kẻ ám sát đã giết được ông. Có tất cả 60 người tham gia, trong đó có đứa cháu, là con nuôi của ông, là Marcus Junius Brutus. Sau cái chết của Caesar không lâu, thì người em trai đồng cai trị với bà, Ptolemy XIV, bị chết một cách bí ẩn. Dư luận cho rằng bà đã đầu độc em mình, để lập con của bà với Caesar là Caesarion, lúc đó 5 tuổi lên đồng cai trị với bà.


Mark Antony

Mark Antony sinh ngày 14-1-83 TCN. Mất ngày 1-8-30 TCN. 53 tuổi. Là một nhà chính trị và một thống chế La Mã. Ông là người bạn trung thành của Caesar. Thời niên thiếu, Antony cùng với em trai, và những người bạn sống lang thang trên đường phố Roma (La Mã-Ý). Năm 20 tuổi, Antony đã mắc nợ khoảng 250 talent (khoảng 5 triệu đô là ngày nay).


Sau thời kỳ liều lĩnh, Antony đến Hy Lạp để trốn các chủ nợ, và có cơ hội học tài hùng biện của các triết gia ở thành Athena. Ông tham gia vào các chiến dịch quân sự, và đã thể hiện được là một tướng lãnh kỵ binh tài giỏi và dũng cảm. Sau vụ ám sát Caesar, Antony thành lập một liên minh chính trị với Brutus, là cháu và là con nuôi của Caesar, và Marcus Lepidus. Sau nầy liên minh 3 người cai trị được gọi là tam đầu chế. Trong đám tang của Caesar, Antony đọc bài diễn văn làm rung động lòng người. Sau đó, tất cả những người tham gia ám sát Caesar đều bị buộc tội chết.


Năm 33 TCN, tam đầu chế bị phá vỡ do sự bất đồng ý kiến giữa Brutus và Antony, chiến tranh bùng nổ và kết thúc vào năm 31 TCN.


Cuộc tình của Cleopatra và Antony


http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/1371.jpg?w=564&h=380&crop=1 http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/2184.jpg?w=278&h=174&crop=1 http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/359.jpg?w=278&h=202&crop=1

Elizabeth Taylor và Richard Burton (Mark Antony) trong bộ phim thực hiện năm 1963.


Một giai đoạn mới trong đời của Cleopatra bắt đầu. Năm 42 TCN, Mark Antony mời Cleopatra đến gặp ông ở thành phố Tarsus, Thổ Nhỉ Kỳ, để bà giải đáp những câu hỏi về sự trung thành của bà đối với La Mã. Trên một chiếc ngự thuyền lộng lẫy, Cleopatra tiến vào sông Cubes như một nữ thần giáng trần, mà Shakespeare mô tả “Nàng ngồi trên ngai vàng phát quang sáng chói như thế nào, thì ngồi trên ngự thuyền du ngoạn trên sông, tôn quý như thế ấy. Buồng lái làm bằng hoàng kim, cánh buồm làm bằng gấm màu tía, mùi thơm khác thường, đùa với gió, khiến người ta tương tư. Mái chèo làm bằng bạc trắng, thuyền theo tiết tấu của tiếng sáo mà đi trên mặt nước, khiến tất cả đều khuất phục trước vẻ đẹp của nàng.” Ngự thuyền của Cleopatra cặp bờ, thả neo, đợi Antony lên thuyền ra mắt. 


http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/1372.jpg?w=463&h=295&crop=1 

Cuộc gặp gỡ giữa Cleopatra và Mark

Antony trên ngự thuyền lộng lẫy.


Nữ hoàng không những từ chối những bữa tiệc của Antony, mà trái lại, còn khiến cho Antony choáng váng trước sự xa hoa trong bữa tiệc của bà. Là một tướng quân từng trải, xông pha nơi chiến trường, chinh phục không biết bao nhiêu vùng đất, được nhiều người đẹp kề bên, nhưng cuối cùng, Antony bỏ vợ để theo đuổi Cleopatra, và sống suốt mùa đông 42-41 TCN  tại Alexandria với Cleopatra. Đó là những ngày tràn ngập trong yến tiệc xa hoa hoang phí mà lịch sử ghi lại không ít những giai thoại nổi tiếng.


Những giai thoại


Một câu chuyện còn lưu truyền, là trong một buổi tối xa hoa với Antony, Cleopatra đặt cá (cược) là bà có thể tổ chức một bữa ăn tối tổn phí tới 10 triệu sestertius. Antony chấp nhận vụ “cá độ” đó. Tối hôm sau, chỉ là một bữa ăn bình thường, không có gì đặc biệt. Khi bà ra lịnh mang món thứ hai lên, thì chỉ là một chém giấm mạnh. Antony tỏ ý chế giễu. Bà tháo một chiếc bông tai vô giá của mình, thả vào giấm, để nó tan và uống cạn. (Giấm mạnh như thế thì gần giống như Acid rồi, có thể uống được không?)


Một câu chuyện khác. Một lần, nữ hoàng cùng đi câu cá với Antony, nhưng thật kỳ lạ, cá chỉ cắn câu của Antony. Bà mới hiểu ra là các thợ lặn của Antony đã móc cá vào lưỡi câu. Và bà có một kế hoạch dạy cho Antony một bài học sâu sắc. Hôm sau, bà rủ Antony đi câu cá. Người của bà lấy con cá khô ở vùng Biển Đen móc vào lưỡi câu của Antony. Antony biến sắc. Và bà đến bên người tình, nhẹ nhàng nói “Chàng có thể bắt được con cá lớn hơn thế rất nhiều.” Ngụ ý rằng, cái mà Antony cần là vương quốc, vương quyền, chớ không phải là những cuộc vui chơi trong tửu sắc, mà đánh mất ý chí và bản lãnh. Trong thời gian nầy, bà hạ sinh một cặp sinh đôi, đặt tên là Alexander Helois (Alexander Mặt trời) và Cleopatra Selene (Cleopatra Mặt trăng).


Năm 37 TCN, Antony trở lại Alexandria, ông làm đám cưới với Cleopatra theo nghi lễ Ai Cập. Antony đã ly dị vợ tên là Octavia Minor, là em gái của Brutus, một trong Tam đầu chế ở La Mã. Việc nầy làm cho Brutus vô cùng tức giận. Cleopatra và Antony có thêm một đứa con trai nữa, tên là Ptolemy Philadelphus. Cuối năm 34 TCN, Cleopatra và con là Caesarion được Antony phong làm 2 người đồng cai trị ở Ai Cập và Cyprus (Síp). Alexander Helios được phong làm vua cai trị Armenia, Media và Parthia. Cleopatra Selene làm vua của Cyrenaica và Lybia. Ptolemy Philadelphus thành vua của Phoenicia, Syria và Silicia.


Cleopatra cũng được phong danh hiệu “Nữ hoàng của các ông vua”. Những ông vua nầy thật sự chỉ là những đứa bé, con của Cleopatra và Antony. Cách hành xử đó của Antony bị người La Mã cho là thái quá, và Brutus thuyết phục Nghị Viện La Mã phát động chiến tranh chống Ai Cập. Năm 31 TCN, các lực lượng của Antony đối mặt với Brutus trong một trận thủy chiến ngoài khơi của Actium. Cleopatra có mặt trong hạm đội của mình.


Truyền thuyết kể rằng, khi thấy hạm đội của Antony vận hành theo lối thủ công, trang bị kém cỏi, đang chiến đấu thì bà bổng nhiên bỏ chạy. Thấy thế Antony cũng bỏ mặc binh sĩ của mình, mà chạy theo bà. Như thế là bại trận dưới tay của Brutus. Cho đến nay, các sử gia cũng chưa thống nhất được với nhau lý do tại sao mà Cleopatra bỏ chạy. Đó xem như một hành động bất thường của Cleopatra. Một tài liệu cho biết, Brutus tìm cách chia rẻ Antony và Cleopatra bằng cách cho người tung tin rằng Brutus sẽ lấy bà làm vợ, nếu bà không trợ chiến cho Antony. Đó là lý do khiến cho bà bỏ chạy.


Cái chết của Cleopatra


http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/1373.jpg?w=442&h=347&crop=1 


Cleopatra tự sát bằng cách cho rắn mào gà cắn (ở cánh tay phải). Sau khi bại trận, để thử lòng chung thủy của Antony, Cleopatra sai người đến báo với Antony là bà đã chết. Antony quá đau khổ và tự tử. Vài ngày sau Cleopatra cũng tự sát và chết cùng 2 tỳ nữ Charmian và Eiras. Người Ai Cập tin rằng, ở thế giới bên kia, người chết cũng cần có tỳ nữ. Cái chết của Cleopatra như thế nào, hiện nay vẫn còn nằm trong bí mật. Brutus đang chờ đợi ở một cung điện gần đó, được thông báo về cái chết của bà và đã đích thân tới quan sát. Brutus cho chôn Antony và Cleopatra trong một cái mộ đôi mà bà đã cho xây từ trước để chôn hai người chung nhau.


Con trai của Cleopatra với Caesar là Caesarion bị bắt, và bị hành quyết. Ba người con của Cleopatra với Antony được miễn tội và được mang về Roma giao cho người vợ ly dị của Antony là Octavia Minor nuôi nấng. Cleopatra có 3 con với Antony và một con với Caesar. Ở với 2 người em trai không có sinh con. Ai Cập trở thành một tỉnh của Đế quốc La Mã, dưới quyền cai trị của hoàng đế Marcus Junius Brutus.


Câu chuyện cho rằng bà đã để cho con rắn mào gà cắn chết vì tin rằng chết như thế sẽ đạt tới “bất tử”. Người Ai Cập rất sợ và tôn sùng rắn, chính cái vương miện mà Cleopatra đội và cây gậy vương quyền cũng có hình con rắn.


Bác bỏ giả thuyết cho rắn cắn


Năm 2008, bà Joyce Tyldesley cho xuất bản quyển “Cleopatra: Nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập”. Cuốn sách gây chấn động trong giới sử học và khảo cỗ, vì tác giả đưa ra những lý lẻ chứng minh rằng việc tự tử bằng cách cho rắn cắn là hoang đường. Bà Tyldesley, hiện là giảng viên Đại học Manchester (Anh) đã phát biểu trên Discovery News rằng “Có quá nhiều lỗ hổng trong giả thuyết rắn độc”.


Bà đặt những câu hỏi: Một con rắn giết 3 người, hay 3 con rắn được đem vào? Rắn đã vào phòng như thế nào? Sau đó, chúng thoát đi đâu? Vì không phải tất cả các loài rắn đều độc, thì làm sao 3 người đó có thể tin chắc rằng họ sẽ chết theo ý muốn? “Về nguyên tắc căn bản, tôi cho rằng có những cách tốt hơn, bảo đảm hơn, nếu họ quyết tâm phải chết”. Bà Tyldesley tin rằng Cleopatra và hai tỳ nữ, đã chết vì một loại thuốc độc tự chế. Một trong những người chú của Cleopatra cũng đã tự tử bằng cách nuốt thuốc độc.


Giả thuyết Cleopatra bị giết hoặc bị bức tử


Chuyên viên Pat Brown, với sự giúp đỡ của nhà nghiên cứu về Ai Cập, Nicole Douek, của trường Đại học London, với giảng viên David Warrrell, thuộc Đại học Oxford, và nhiều nhóm chuyên viên nghiên cứu chất độc và tâm lý, bà Pat Brown đã dựng lại hiện trường, và đưa ra kết luận, có thể Marcus Junius Brutus “đã cử người đến thi hành nhiệm vụ” và dàn dựng lên thành một vụ tự sát. Một con rắn cho dù độc cách mấy, cũng không có thể làm chết 3 người khoẻ mạnh cùng một lúc được. Từ đó suy ra, Cleopatra không thể nào lựa chọn một phương pháp không bảo đảm như thế. Giáo sư người Đức, Christoph Schaefer, của Đại học Trier thì cho rằng, giả thuyết của ông rất có lý. Đó là uống một ly rượu có pha thuốc độc là thuyết phục hơn cả.


Mới đây, hồi tháng 8 năm 2009, các nhà khảo cổ Hy Lạp, tuyên bố đã tìm thấy xương sọ và hài cốt mà họ tin rằng của Cleopatra và Antony. Nếu đúng như thế, hy vọng rằng các nhà khoa học có thể tìm ra bằng chứng xác thực về cái chết của nữ hoàng Ai Cập Cleopatra.


Nước Ai Cập dưới triều đại của Cleopatra


Suốt 20 năm không có chiến tranh. Alexandria là thành phố tiến bộ nhất thế giới thời đó. Có dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám tử thi. Thư viện Alexandria là viện bảo tàng, thu hút nghệ sĩ, khoa học gia, kỹ sư, nhà văn thế giới. Quân đội Ai Cập hùng mạnh, nhất là về tàu chiến.


Ngoài ra, Ai Cập có 2 kỳ quan của thế giới là kim tự tháp và hải đăng Alexandria. Năm 25 TCN, nhà địa lý học Strabo ở Alexandria, đã vẽ bản đồ “thế giới” bao gồm những vùng mà người Hy Lạp và La Mã thời đó biết được. Nhà bác học Heron, cũng ở thành Alexandria, đã cống hiến cho nhân loại một bộ Bách khoa tự điển về toán và vật lý. Trong đó, có nói về cách chế tạo 100 máy móc hoặc đồ chơi như: ống si-phong, máy mở cửa đền chạy bằng lửa đốt trên bàn thờ, đồng hồ nước kiêm nhiệt kế thô sơ…


Sau nầy, nhà Thiên văn và Lượng giác  học Claudius Ptolemaeus, hội viên Đại học Alexandria từ năm 125 đến 160 Công Nguyên, đã vẽ bản đồ của 1028 ngôi sao, viết sách về hành tinh, địa lý, quang học…


Hai kỳ quan thế giới cổ đại của Ai Cập


Thế giới cổ đại có 7 kỳ quan mà Ai Cập chiếm hai, đó là Hải đăng Alexandria và khu lăng mộ Giza gồm ba kim tự tháp.

http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/1374.jpg?w=406&h=305&crop=1 http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/2188.jpg?w=446&h=297&crop=1


Hải đăng Alexandria là ngọn đèn biển chỉ phương hướng cho tàu bè trên biển, được xây trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập, vào khoảng 280-247, thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Chiều cao từ 120 đến 140m. Nó là một công trình nhân tạo cao nhất thế giới và được các học giả cổ đại coi là một trong 7 kỳ quan thế giới. Được xây bằng những khối đá sáng màu. Tháp có ba phần. Chân tháp hình vuông. Phần giữa hình bác giác và đỉnh hình tròn. Hải đăng ngừng hoạt động vì bị phá hủy nặng nề sau hai trận động đất.


Kim tự tháp Kheops (Giza) là một trong những công trình cổ nhất, và duy nhất còn tồn tại. Được xây trong một thời gian khoảng 20 năm, khoảng năm 2,560 TCN. Kim tự tháp nầy là lăng mộ của pharaon (vua) Kheops. Tể tướng của Kheops là Hemiunu được cho là kiến trúc sư của công trình. Lực lượng xây dựng được ước tính là 300,000 người. Một số tài liệu của các nhà khoa học cho rằng đó không phải là dân nô lệ, mà là dân cư vùng nông nghiệp. Tổng khối lượng ước tính là gần 6 triệu tấn đá, khoảng 2,600,000mét khối (m3) đá. Ước tính kim tự tháp nầy có 10,000 năm tuổi. Đặc biệt là những khối đá chồng chất lên nhau mà không có hồ, ximăng kết dính như kiến trúc ngày nay. Kim tự tháp cao 138.75m. Mỗi cạnh đáy dài 231m. Diện tích 53,000m2.

Năm kỳ quan còn lại là, Vườn treo Babylon, Tượng thần Zeus ở Olympia, Đền Artemis, Lăng mộ Mausolus và Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes.


http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/1376.jpg?w=308&h=231&crop=1 http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/2189.jpg?w=534&h=231&crop=1

Vườn treo Babylon (Iraq)           Tượng thần Zeus ở Olympia, Hy Lạp.

http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/1377.jpg?w=440&h=303&crop=1  blank 

Đền Artemis cổ đại, Thổ Nhĩ Kỳ.  Lăng mộ của vua Mausolus (Thổ Nhĩ Kỳ).


Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes Hy Lạp

Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes Hy Lạp.


Kết luận


Cleopatra thật đúng là một nữ hoàng Ai Cập, đặc biệt và nổi tiếng nhất, có khả năng tự tạo quyền lực cho mình, và nhất là khả năng thu phục đàn ông. Nhiều người ca ngợi mối tình của Cleopatra với Antony, cho đó là khối tình bất tử, vì hai người dám chết cho nhau và dám cùng nhau chết.

Nhưng cũng có người đặt câu hỏi. Bà là một anh hùng hay là một kẻ gian hùng xảo trá? Bà là một nhan sắc, hay là một mưu mô giả dối, biết dụ dỗ đàn ông? Bà là một lãnh đạo sáng suốt hay là một kẻ phá hoại tàn nhẫn? Chính bà đã giết 2 em trai và một em gái của bà. Cũng có giả thuyết cho rằng Cleopatra không phải là một giai nhân tuyệt sắc. Bà cao 1.50 m, mũi quặm, không phải là một phụ nữ đẹp theo quan điểm ngày nay. Đồng tiền Ai Cập cho thấy Cleopatra có đường nét nam tính: chiếc mũi lớn, cằm nhô ra và đôi môi mỏng.

    http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/1379.jpg?w=338&h=338&crop=1 http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/2191.jpg?w=338&h=325&crop=1 http://vietcongonline.files.wordpress.com/2014/10/360.jpg?w=504&h=667&crop=1


Về cái mũi của Cleopatra, Plaise Pascal có câu nổi tiếng được truyền tụng là “Nếu cái mũi của Cléopâtre ngắn hơn một chút, thì cả khuôn mặt của cả trái đất nầy hẳn đã thay đổi” (“Si le nez de Cléopâtre un peu plus court, toute la face de la terre aurait changé”).


Nếu cái mũi của Cléopâtre ngắn hơn một chút, nghĩa là sắc đẹp tăng lên hơn nữa thì không những chỉ làm thay đổi Ai Cập-La Mã, mà còn làm thay đổi cả thế giới nữa.


Các nhà sử học kết luận, Cleopatra không phải là người phụ nữ chỉ dùng sắc đẹp để quyến rũ các tướng lãnh La Mã, mà bà là một nhà cầm quyền thông minh xuất chúng, một chính trị gia khôn ngoan, đã hết lòng vì dân tộc của mình. Bà chinh phục được các anh hùng là do sự xa hoa lộng lẫy, và một bí mật là mùi thơm quyến rũ của một chất lỏng như dầu thơm nổi tiếng Chanel number 5 của Pháp ngày nay vậy.


Nhưng điều không chối cãi được là Cleopatra là nguồn cảm hứng cho văn học, hội hoạ, kịch nghệ, điện ảnh và hình ảnh của vị Nữ Hoàng Ai Cập cuối cùng đã đi sâu vào lòng người trên khắp thế giới.


Trúc Giang MN

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.