Hôm nay,  

Ngôi nhà

02/07/202209:45:00(Xem: 3087)

Truyện ngắn

DinhCuong_(10)

 

 Nàng đi qua một căn nhà có vườn đằng sau, đẩy cửa bước qua hàng rào trắng bằng gỗ, đi sang khu vườn bên cạnh. Một chiếc áo sơ mi sọc ca-rô nâu đỏ khá mới vắt vẻo trên một móc treo trên hàng rào gỗ như còn ướt hơi sương sớm.

 

Đột nhiên nàng đứng trước một ngôi nhà hai tầng xây góc xéo ở điểm giao giữa hai con đường tráng nhựa, người ta cố tận dụng một khoảng không gian hẹp, một điều hơi lạ lùng trong các thành phố rộng lớn ở Bắc Mỹ, nhưng hoàn toàn có lý ở đây, nơi cuộc sống đắt đỏ nhất và nhà cửa đắt nhất ở đất nước này. Căn nhà xéo dốc xây gạch màu vàng nâu hình chữ V, như một chiếc bánh đúc cắt hẹp, một miếng lego xéo góc con gái nàng hay bày ra giữa sàn nhà. Mặt ngoài, ở gần tầng một, có một tấm băng-rôn lệch mép của một hàng bún cua. Bún cua? Ở đây? Nàng ngạc nhiên.

 

Một bông anh đào rớt xuống chạm nhẹ vào tay. Hoa ở đâu? Nàng nhặt lên, có hai đứa bé trai trạc tuổi nhau chạy giỡn xô vào nàng. Một đứa lí nhí nói lời xin lỗi đứa kia vẫn đang cười hớn hở. Chắc có chuyện gì vui lắm.

 

Cánh cửa trắng ở góc xéo nhất của ngôi nhà mở ra. Một người đàn bà đẹp xuất hiện, mỉm miệng cười gượng gạo nhìn nàng, nhưng cũng mời nàng vào nhà. Người đàn bà lấy từ trong kệ sách ra một quyển sách dày và bắt đầu ký tên ở trang đầu, bằng cây bút Montblanc Platinum nàng được tặng nhân ngày tốt nghiệp. Bút của tôi, nàng định nói nhưng không mở miệng được. Chăm chú nhìn vào trang sách. Nét chữ đẹp và mảnh khảnh. Marilyn, một cái tên đẹp. Một ngọn gió lùa ngang và trước mắt nàng hai chữ "Mari" biến mất. Người đàn bà ngẩng lên nhìn nàng một cách kiêu hãnh: "Tôi là Lyn".

 

Nàng đưa tay định cầm lấy cây bút của mình, dẫu người đàn bà chẳng hề có ý định đưa cho nàng quyển sách. Chợt một người đàn ông xuất hiện cầm lấy quyển sách và cây bút từ tay người đàn bà, vui vẻ chào hỏi: "Bút đẹp lắm, của em phải không?" Lại đặt tất cả lên kệ sách. "Ơ, tại sao?" Người đàn ông lấy từ trong túi ra một chiếc khăn mùi xoa màu xanh đậm tự nhiên buộc lên cổ nàng, ngắm nghía, khen đẹp rồi vuốt tóc nàng. Nàng không phản đối. Người đàn bà có vẻ khó chịu ra mặt. Người đàn ông lại nói: "Thật là nhớ em!"

 

Một đứa bé gái trạc 7, 8 tuổi níu tay nàng nhìn người đàn ông vẻ nghi ngại. Kéo tay nàng chỉ vào cánh cửa mở ra đường cái. Người đàn ông đưa cho nàng một xấp giấy in đầy bảng biểu. Cây bút đã biến mất, quyển sách yên lặng nằm trên kệ sách ngăn cao nhất. Nàng ngạc nhiên cứ tưởng lẽ ra mình được nhận quyển sách đó. Đứa bé gái thánh thót: "Đi đi, mẹ ơi!" Người đàn bà đột nhiên thốt lên giọng đầy cay đắng. "Cô biến khỏi nơi này và đừng bao giờ trở lại". Nàng ngạc nhiên "Nhưng tôi chưa bao giờ đến đây". Người đàn bà chỉ vào những khung tranh trên tường "Cô nhìn xem, có phải ảnh của cô không?" Những bức tranh trong vùng tối mờ như một cái gì che giấu, nàng nghĩ thầm, nếu cô ta không thích thì cứ dẹp đi tại sao lại phải treo tranh. Tranh rất nhòe, nàng không nhìn ra gì cả, tuy nhiên có một bức vẽ trực diện cô gái nhìn thẳng, cổ quấn khăn choàng với mái tóc vừa kéo thẳng và một nụ cười rạng rỡ. Giật mình, hình như là mình. Nàng chưa bao giờ có tranh treo ở đâu cả, thậm chí chưa hề làm mẫu cho một bức tranh nào. Không ai vẽ nàng cả. Có lẽ chỉ là một sự trùng hợp, nàng nghĩ.

 

Người đàn ông nắm lấy tay nàng, "Giờ làm việc của anh có thay đổi. Đi, chúng ta đi xem ngôi nhà mới". Mười lăm phút lái xe sang một khu vực gần đó. Khu VF. Nhà hẹp, không mới. Cửa màu xanh. "Tại sao anh lại dắt em đến đây?" "Đây không phải nhà chính của chúng tôi, chỉ là nhà cho thuê, vừa mua vào năm ngoái, nhưng tôi không muốn đưa em về nhà mình". "Chẳng phải ngôi nhà vừa rồi là nhà anh đấy sao?" "Đó chỉ là ngôi nhà cũ trong quá khứ, em vừa nhìn thấy một hình ảnh thoáng qua thôi". Số nhà 1394. Thật không?

 

Anh ta bắt đầu hôn nàng. Nàng cố cưỡng lại, rồi không cưỡng lại nữa và bắt đầu nồng nhiệt hôn anh ấy. Như trong một giấc mơ hoang đường nhất. Tan chảy. Xấp giấy bảng biểu trong tay rơi xuống, không hiểu sao nàng nhớ con số 747,040. Có vẻ là một số tiền. Có vẻ là một mật mã. Khung cửa số 4. Một tờ báo có tên "Ngày Mới" mực đã xỉn màu, cũ lắm, cũ lắm, rơi ra cùng xấp giấy. "Trước khi anh lấy vợ." Người đàn ông nói, như giải thích. Và lại hôn nàng. Tất cả, nhòe đi, nhòe nhạt, tan loãng.

 

Nàng phát hiện mình đang gục đầu trước bàn ăn cá nhân trên máy bay. Một quyển tiểu thuyết bên cạnh, "Mùa vĩnh cửu", hay là “Mùa vĩnh hằng nhỉ”, nàng dụi mắt. Có những thành phố được đặt tên theo những loài hoa. Người đàn ông đã biến mất. Những đứa trẻ đã biến mất. Tờ giấy có con số ở trước mặt nàng. Nhìn kỹ, là số 767,040. Là số tiền. Doanh thu của một doanh nghiệp nào đó. Ước lượng. Nàng lúc lắc đầu. Tại sao. Giấc mơ. Hay sự thật. Người đàn ông đó là ai. Hình như là một người quen thuộc lắm. Người yêu? Nàng không nhớ ra.

 

Tiếng loa vang lên "Chúng ta đang hạ cánh xuống sân bay Victoria Airport. Đề nghị hành khách ngồi yên tại chỗ và thắt dây an toàn đến khi máy bay ngừng hẳn". Thành phố chữ V.

 

Trần Hạ Vi

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.