Hôm nay,  

Nguyệt Cầm (Lời Kỹ Nữ)

12/06/202212:08:00(Xem: 4367)

Nguyet Cam

 

Tôi phải cám ơn anh bạn nhạc sĩ Lê Vũ đã cho tôi cơ hội tái tạo Nguyệt Cầm trong khung của nghệ thuật Meta.  Có lẽ bạn sẽ hỏi tôi nghệ thuật Meta là cái gì. Và có lẽ tôi sẽ trả lời rằng, đấy là trường phái, hay hiện tượng tự ám chỉ, tự ý thức, tự lập lại. Nghệ thuật Meta khai thác sự suy ngẫm về quá trình cũng như triết lý sáng tạo nghệ thuật, hơn là chính tác phẩm.  Nghệ thuật trở thành đề tài chính cho nghệ thuật.

Có lẽ bạn sẽ hỏi thêm, có gì Meta với ca khúc Nguyệt Cầm?

Để tôi nói trại đi một chút.  Nguyệt Cầm là một bài thơ khá ngắn của Xuân Diệu, viết trong thể thất ngôn, gồm 16 câu.  Bài này Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của thơ Pháp thời bấy giờ, nhất là nhà thơ Baudelaire.  Bài thơ Nguyệt Cầm tạo ấn tượng bằng nhiều từ ngữ về âm nhạc, ánh sáng, và xúc giác, một mối tương giao giữa những giác quan và tín hiệu siêu hình.  Xúc cảm của người thi sĩ đã mở rộng cánh cửa cho âm nhạc đến với người thưởng thức bài thơ.

Một bài thơ khác của Xuân Diệu là Lời Kỹ Nữ, nói lên tâm sự của một cô gái làng chơi, đã đem lòng cảm mến một người khách giang hồ trong đêm khuya nàng cảm thấy quá cô đơn.  Bài thơ này cũng xuất hiện trong tập thơ “Gởi Hương Cho Gió” xuất bản năm 1945.

Và Xuân Diệu là một người đồng tính.

Nhạc sĩ Cung Tiến, một người chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển tây phương, đã tái tạo Nguyệt Cầm thành một ca khúc thật lộng lẫy, thích hợp cho một giàn hòa tấu, với đầy đủ cảm xúc và cao trào của trường phái lãng mạn âu châu.  Ca khúc nay Cung Tiến viết vào năm 1956.  Một bài nhạc về một bài thơ nói về âm nhạc.



Từ lâu, tôi có ý định “re-imagine” Nguyệt Cầm như là ca khúc của người kỹ nữ hát cho một khách làng chơi.  Bên dưới tiếng đàn, câu hát, là lời tâm sự mà nàng muốn nhưng không thể nào thố lộ, vì lý do thầm kín nào đó.

Bài nhạc này bạn đã phối theo dạng nhạc lounge, một loại nhạc hiện đại xuất xứ từ một số hộp đêm nổi tiếng như Buddha Bar và Hotel Coste.  Ở đấy cũng có nhiều những nỗi “sầu như biển lớn”, những “chớ để riêng em phải gặp lòng em”, những nỗi niềm rất… Xuân Diệu.  Nhạc lounge trọng về không khí của nhạc.

Bài Nguyệt Cầm được chuyển qua 4/4 để thấy rộng rãi hơn, và nền nhạc electronic trải rộng như sương khói trên mặt sông hồ.  Trong không gian đó, tiếng hát của người kỹ nữ để giải sầu, để mua vui cho người khách.  Thật lạc lõng, lẻ loi.  Và lời của nàng, bên giòng sông hờ hững trôi kia, đối với tôi, là tâm sự của Xuân Diệu như muốn gào lên cho người khách kia cảm nhận được nỗi cô đơn ông đang dấu sâu trong lòng. 


Bài nhạc này là lời tiễn biệt nhạc sĩ Cung Tiến vừa ra đi.

Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt

Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi

Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi

Gỡ tay vướng để theo lời gió nước

Xao xác tiếng gà.  Trăng ngà lạnh buốt

Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi

Du khách đi,

   du khách đã đi rồi…

(Xin nhấn vào nút dưới đây để nghe nhạc bài Nguyệt Cầm/Lời Kỹ Nữ, do Nguyễn Thảo trình bày).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổ khúc Bohemian Rhapsody do ban nhạc Queen trình bày và phát hành từ năm 1975, đến nay vẫn còn rất nhiều người hâm mộ.
Nhân kỷ niệm 50 năm kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, cũng là 50 năm xây dựng cộng đồng người Việt hải ngoại, Khoa Lịch sử trường Đại học California, Irvine tổ chức một chuỗi sự kiện trong 3-ngày: từ ngày 7 tới ngày 9 tháng Năm năm 2025.
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Ngày Thứ Bảy 29 tháng 3 năm 2025 tại Citadel Art Gallery, một buổi Ra Mắt Thơ kèm thêm Triển Lãm đã được tổ chức rầm rộ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách thưởng ngoạn. Buổi hội ngộ văn học, nghệ thuật hy hữu này có sự góp mặt của nhiều tác giả với nhiều hình thái nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn, thơ, sách, và âm nhạc. Gần 200 quan khách hiện diện đã làm bầu không khí nghệ thuật bừng sáng.
Sự ra đi lặng lẽ của họa sĩ Nguyễn Đồng là một một dư vang trầm mặc trong ký ức nghệ thuật Miền Nam – một miền nghệ thuật từng sống động, tự do, nơi mà hội họa được đặt ngang hàng với văn học, triết học, và cả chính trị. Ông không những là một trong những họa sĩ tiêu biểu của thời Đệ Nhị Cộng Hòa, mà còn là nhân chứng của một nền văn hóa từng rực rỡ trước khi bị chôn vùi dưới lớp bụi chiến tranh và chính trị hóa nghệ thuật.
Buổi ra mắt tuyển tập "Nguyễn Thị Khánh Minh, Bằng hữu & Văn chương – Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt" cho thấy sự đóng góp, quý trọng của nhiều nhà văn, nhà thơ đối với nhà thơ nữ này. Độ dày sách này là 544 trang, dày gấp nhiều lần các thi tập trước kia của nhà thơ nữ này. Nơi đây cũng lưu giữ những ký họa, tranh bìa, thủ bút, thơ tặng, bình luận từ hơn 40 văn nghệ sĩ cho Nguyễn Thị Khánh Minh, trong đó có các tên tuổi lớn như Thầy Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Trịnh Cung, Trương Đình Uyên, Lê Thánh Thư, Đỗ Hồng Ngọc, và nhiều người khác.
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại Học Phương Nam (1974-1975). Ông đã có rất nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Tranh của ông cũng có mặt tại nhiều viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới trong đó phải kể đến Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Smithsonian tại thủ đô Washington. Tranh của ông được đánh giá cao bởi nhiều cây bút phê bình hội họa trong và ngoài nước..
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Một lần tôi bất chợt nghe Khánh Ly hát: Ta không thấy em từ bấy lâu nay, mùa mưa làm rừng đước dâng đầy/trên cao gió hát mây như tóc/tràm đứng như em một dáng gầy. Mỗi con lạch là mỗi xót xa, mỗi giòng sông là mỗi tuổi già, thành phố đâu đây khuất hình khuất dạng, cuộc chiến già nua theo mỗi tiếng ca…. (Thơ U Minh- Nguyễn Tiến Cung, Phạm Duy phổ nhạc.) Tiếnh hát của chị rời rạc, kể lể. Bài hát không có tiếng súng tiếng bom nào cả, nhưng qua cái giọng nhừa nhựa chẫm rãi của chị ta thấy như những trang sách viết về chiến tranh đang lật từng tờ và người lính đó đang bì bõm trong rừng đước U Minh. Anh không bao giờ còn gặp lại người yêu nữa. Anh tử trận hay người yêu đã bỏ đi xa? Kết thúc nào cũng buồn cả. Tôi nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn hát giản dị này và lúc nào nghe cũng ứa nước mắt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.