Chùm thơ về Cha

05/06/202221:48:00(Xem: 956)

Cha

C
ha và mùa giông bão

 

Con, mùa giông bão vừa qua

Bỗng dưng chợt nhớ

Đời cha… rồi buồn!

 

Từ xa quê,

Cách cội nguồn.

Cha như chiếc lá,

Giữa luồng gió bay

“Công hầu, khanh tướng”

Trắng tay…

Ngụ cư khắp cõi

Mệt ngày kiếm ăn?

Bão giông chập choạng

Ông-thằng?

Vợ con nheo nhóc.

Nhọc nhằn xác thân…

 

Đời người,

Một áng phù vân?

Cha treo danh lợi,

Cuối vầng trăng nghiêng

Xuôi tay. Nắm nỗi niềm riêng

Xác trần gửi đất,

Hồn thiêng lên trời

 

Cha ơi! Giông bão bời bời

Một mai quang tạnh,

Xin dời về quê…

 

*

 

Cha là

 

Cha là hạt muối đại dương

Ướp cho con những tình thương mặn mà

 

Cha là gió mát đồng xa

Tuổi thơ con với cỏ và hoa lau

 

Những chiều tan học chăn trâu

Vi vu tiếng sáo trên bầu trời xanh

 

Cha là giọt mưa mái tranh

Là lu nước mát ngọt lành hạ trưa

 

Cha là cổ tích ngày xưa

Anh em, bó đũa… cha vừa dạy con

 

Cha là sông núi, nước non

Đắp vun con để vuông tròn ngày nay!

 

*

 

Cha

 

Cha giờ sương khói quê xa

Còn thương núi Ấn, sông Trà đậm sâu

Mây bay có nối nhịp cầu

Về trong hương khói bên bầu bạn xưa?

 

Cha giờ như những hạt mưa

Tắm đời con thuở đón đưa nhọc nhằn

Thương cha trong nỗi ăn năn

Con làm cha. Thấu vết hằn đời cha…

 

Đất quê, nấm mộ gần, xa?

Cha là sương sớm, cỏ hoa tươi màu

Qua rồi những tháng năm đau

Nỗi sầu cố xứ nhuốm màu ly hương

 

Giờ cha cực lạc Tây phương

Câu kinh truy điệu nghe dường mây trôi

Đời cha lở, đời con bồi

Chiều nay thắp nến. Con ngồi nhớ cha…

 

*

 

Nghĩ về Cha

 

Suốt đời cha chỉ là… dân
Dân đen, dân dốt, chẳng cần gì quan
Một đời nặng gánh đa mang
Cửa nhà nửa gánh, giang san một bồ!

 

Cha như tuấn mã nặng thồ
Chùng chân, mỏi vó giang hồ chung chiêng
Học lưng lưng chữ thánh hiền
“Hào con” đông đúc, “hào tiền” cạn vơi?

 

Ba kỳ… tuổi trẻ rong chơi
Lo toan giao vợ, hụt hơi quay về
Chỉ… “chung thủy, vẹn lời thề”
Không ham mật ngọt, lại mê đắm đời

 

Bây giờ, đồng nội… thảnh thơi
Còn cha với cỏ, mây trời thênh thênh
Nhiều khi con nhớ. Buồn tênh
Khói nhang ngồi đốt, ngày mênh mông ngày…

Trần Hoàng Vy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
Thơ của các nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lưu Diệu Vân, Trần Hạ Vi, Trần Hoàng Vy.
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Luật sư biện hộ cho đây là do bệnh tâm thần gây nên. Có cách nào khác để giải thích cuộc mưu sát kỳ lạ này không?
Ông Bà Ly là tên mà gia đình chúng tôi nhắc đến người bảo trợ ở thành phố Perth khi nói chuyện với nhau, gọi bằng tiếng Việt cho dễ và thân mật. Tên thật của ông bà là Colin Russell và Meg Leith. Gia đình chúng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Úc và đến Perth, thủ phủ của tiểu bang Tây Úc vào mùa đông năm 1980...
Thơ của Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung
Buổi sáng cuối tuần, tôi vừa mở facebook thấy liền mấy cái friend requests trong đó có một tên khiến tôi phải dừng lại: BS Hoàng Hùng. Cái tên rất đặc biệt khó quên cho dù bao nhiêu năm đã trôi qua. Tôi liền vào xem profile, và đúng như trí nhớ của tôi, đó chính là người đã từng “thoáng qua đời tôi”...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Anh - một tình yêu khái niệm | Chiều nhuốm chiều | Em nhuốm anh...
Mẹ tôi kể rằng ngày mẹ tôi còn thơ ấu, ở tận miền quê xa xôi, huyện Đông Anh hay Đông An gì đó thuộc tỉnh Thái Bình của bà, có một cây nhãn cổ thụ, cành lá sum suê râm mát, cây nhãn ngự trị nguyên một góc vườn lớn, độc lập, thoải mái, không chung đụng với một cây nào khác...
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.