Không phải chỉ dân lao động tay chân, mà cả chuyên gia cũng chui vào nữa. Đó là lời la hoảng của một số hội đoàn của các chuyên gia báo động về việc Tổng Thống Bush khi hợp pháp hóa di dân lậu làm việc tại Hoa Kỳ, thì cũng lẳng lặng mở cửa cho các chuyên gia di dân vào Mỹ - và hiển nhiên là họ sẽ chiếm lấy việc làm chuyên môn từ các chuyên gia Hoa Kỳ với mức lương rẻ hơn. Mặc dù TT Bush chưa phổ biến chi tiết về chính sách di dân đó, nhưng nỗi lo ngại này còn sâu sắc thêm trước tình hình việc làm của nhiều ngành hi-tech cứ đội nón ra hải ngoại.
Như thế, cuộc tranh luận sắp tới có thể sẽ là tình hình "tạm thời nhập cảng nhân viên cho các công trình kỹ thuật" - hiện thời đã là nỗi đau đớn cho những người chống lại các chương trình nhập cảnh bằng visa H-1B và L-1.
John Miano, sáng lập viên của hội The Programmer's Guild, Hội Các Nhà Thảo Chương, lên tiếng, "Nếu đề nghị của Bush được thực hiện, đây sẽ là tai họa cho các nhà thảo chương điện toán Hoa Kỳ, các kỹ sư và cả bất kỳ ai trên đất Mỹ không sống nhờ dựa vào thị trường chứng khoán."
Hồi đầu tháng giêng năm 2004, TT Bush đã loan báo thành lập một chương trình mới cho "các nhân viên tạm thời." Chương trình này sẽ "sánh đôi các nhân viên ngoại quốc [muốn vào làm] với các công ty Mỹ [muốn tìm nhân viên ngoại], khi không tìm ra được người Mỹ nào cho công việc đó." Trong bài diễn văn đó, TT Bush nhấn mạnh vào các công nhân lao động tay chân làm việc ở Mỹ. Bush nói, "Chúng ta thấy hàng triệu nam và nữ công nhân siêng năng phải sống trong nỗi lo sợ và bất an của một nền kinh tế không giấy tờ."
Đúng là cần giải quyết tình hình này còn vì lý do nhân đạo. Bạn cứ lái xe đi một vòng các chợ Việt Nam, hay các tiệm ăn Việt Nam trên khắp tiểu bang California, thì sẽ thấy rất nhiều người Mễ đang làm những việc cực nhọc, gian nan... mà có lẽ trong đó có nhiều người là di dân lậu... Họ đang cần giấy tờ hợp pháp, ít nhất cũng phải là có quyền thi bằng lái xe. Đúng vậy. Nhưng hình như kế hoạch của TT Bush lại phức tạp hơn chuyện này. Như dường có vẻ muốn làm hài lòng các đại công ty muốn tiết kiệm chi phí...
Và sau đó chút xíu... Trong một bài diễn văn giữa tháng giêng tại viện Cato Institute, một viên chức di trú nói rằng chương trình có thể nới rộng cho các chuyên gia cao cấp. Bà Margaret Spellings, phụ tá tổng thống về chính sách nội địa, nói là chi tiết chương trình chưa quyết định hẳn. Nhưng bà nói chương trình sẽ không cụ thể lĩnh vực nào, và nói rằng nghề y tá và nghề giáo viên cũng có thể được chương trình này bao gồm luôn.
Vấn đề là, nghề y tá và nghề giaó viên thuộc lĩnh vực tay nghề cao, nghĩa là cho thấy các nhà thảo chương hay các chuyên gia kỹ thuật cũng có thể bị ảnh hưởng khi chương trình cho các công ty mở cửa nhập cảng nhân viên ngoại quốc.
Harris Miller, chủ tịch hội Information Technology Association of America (Hội Kỹ Thuật Tin Học Hoa Kỳ), nói là ông có nghe các thông tin mâu thuẫn nhau về chương trình đó của TT Bush, vì Bạch Oác vẫn chưa quyết định hẳn về các chi tiết, nhưng nhắc rằng các chương trình thuê mướn tạm thời (temporary employment program) để tìm các nhân viên có tay nghề hiện đã có rồi.
Hai chương trình ông nói đó là chương trình visa H-1B và L-1. Chương trình visa H-1B cho phép các công ty Mỹ nhập cảng các chuyên gia tay nghề cao, như các thảo chương điện toán, vào Mỹ trong một thời gian có thể kéo dài tới 6 năm.
Còn chương trình visa L-1 cho các hãng tạm thời đưa nhân viên từ các nước khác vào làm các chức giám đốc hay có kiến thức đặc biệt. Chương trình thuê người theo diện visa L-1 không ấn định số lượng tối đa visa mà chính phủ Mỹ có thể ban cấp.
Cả hai chương trình này lâu nay vẫn bị các kỹ sư điện toán Hoa Kỳ chỉ trích vì làm họ khó tìm việc hơn, trong tình hình các công ty cứ liên tục cắt giảm để đưa hãng xưởng ra ngoài Hoa Kỳ. Theo tường trình của CNET News, các công ty bản doanh ở Aán Độ đặc biệt là bị theo dõi sát về việc sử dụng rất nhiều visa tạm thời, và về cac1h mà họ sử dụng visa có thể tăng tốc tiến trình đưa việc làm kỹ thuật ra ngoài Hoa Kỳ. Các công ty chơi màn này rất đơn giản: đưa kỹ sư từ Aán vào Mỹ bằng visa, ngồi làm việc và học nghề từ các kỹ sư Mỹ một thời gian, và rồi công ty lại đưa họ về Aán Độ để mở xưởng. Và sau đó, khi các công ty Mỹ sa thải các kỹ sư tại Mỹ, thì sẽ làm hài lòng giới đầu tư ở thị trường chứng khoán, vì sẽ tiết kiệm hàng loạt, mà công suất việc làm vẫn đều đặn chạy tại các xưởng ở Aán Độ. Cũng với kiến thức và kỹ thuật học từ Hoa Kỳ. Tình hình này kéo dài chừng chục năm nữa thì thủ đô phát minh kỹ thuật điện toán mới sẽ dời hẳn từ Mỹ sang Aán Độ... nếu không có chuyển biến nào khác. Không hiểu tại sao cái nhà nước CSVN lại không giành được phần nào trong kiểu chơi này, hay là các lãnh tụ cứ để thì giờ mà đàn áp các nhà sư, các linh mục"
Bây giờ thì vấn đề sẽ tranh luận tại Quốc Hội. Điều người ta suy đoán là TT Bush còn chậm trễ đưa kế hoạch này ra Quốc Hội bàn cãi chỉ vì muốn chờ cho phù hợp với nghị trình tranh cử. Tuy nhiên, vấn đề này có thể sẽ không được các ứng cử viên Dân Chủ khai thác nhiều, ít nhất thì cho tới bây giờ, bởi vì không ai muốn đụng chạm các đại công ty và các tòa đại sứ đầy thế lực của Trung Quốc, Ấn Độ... -- những tiếng nói có thể ảnh hưởng tới khối công dân Mỹ gốc Hoa, Ấn... -- trước khi vào ngồi Bạch Ốc. Ấn Độ đã chính thức phản đối rồi: Arun Shourie, Bộ Trưởng Tin Học Ấn Độ, nói trên tờ Financial Times hôm 25-1-2004 rằng dự luật quốc hội Mỹ đòi hạn chế việc các hãng chuyển hợp đồng việc làm ra hải ngoại sẽ “gây tai hại cho các cuộc thương thuyết mậu dịch đa phương cởi mở hơn.” Trong khi đó, ứng viên Dân Chủ duy nhất từng chạm gay gắt đến vấn đề này là DB Dick Gephardt thì đã rút lui sau khi thua sơ bộ ở Iowa rồi... Nhưng có êm, thì cũng chỉ là tạm êm thôi...
Như thế, cuộc tranh luận sắp tới có thể sẽ là tình hình "tạm thời nhập cảng nhân viên cho các công trình kỹ thuật" - hiện thời đã là nỗi đau đớn cho những người chống lại các chương trình nhập cảnh bằng visa H-1B và L-1.
John Miano, sáng lập viên của hội The Programmer's Guild, Hội Các Nhà Thảo Chương, lên tiếng, "Nếu đề nghị của Bush được thực hiện, đây sẽ là tai họa cho các nhà thảo chương điện toán Hoa Kỳ, các kỹ sư và cả bất kỳ ai trên đất Mỹ không sống nhờ dựa vào thị trường chứng khoán."
Hồi đầu tháng giêng năm 2004, TT Bush đã loan báo thành lập một chương trình mới cho "các nhân viên tạm thời." Chương trình này sẽ "sánh đôi các nhân viên ngoại quốc [muốn vào làm] với các công ty Mỹ [muốn tìm nhân viên ngoại], khi không tìm ra được người Mỹ nào cho công việc đó." Trong bài diễn văn đó, TT Bush nhấn mạnh vào các công nhân lao động tay chân làm việc ở Mỹ. Bush nói, "Chúng ta thấy hàng triệu nam và nữ công nhân siêng năng phải sống trong nỗi lo sợ và bất an của một nền kinh tế không giấy tờ."
Đúng là cần giải quyết tình hình này còn vì lý do nhân đạo. Bạn cứ lái xe đi một vòng các chợ Việt Nam, hay các tiệm ăn Việt Nam trên khắp tiểu bang California, thì sẽ thấy rất nhiều người Mễ đang làm những việc cực nhọc, gian nan... mà có lẽ trong đó có nhiều người là di dân lậu... Họ đang cần giấy tờ hợp pháp, ít nhất cũng phải là có quyền thi bằng lái xe. Đúng vậy. Nhưng hình như kế hoạch của TT Bush lại phức tạp hơn chuyện này. Như dường có vẻ muốn làm hài lòng các đại công ty muốn tiết kiệm chi phí...
Và sau đó chút xíu... Trong một bài diễn văn giữa tháng giêng tại viện Cato Institute, một viên chức di trú nói rằng chương trình có thể nới rộng cho các chuyên gia cao cấp. Bà Margaret Spellings, phụ tá tổng thống về chính sách nội địa, nói là chi tiết chương trình chưa quyết định hẳn. Nhưng bà nói chương trình sẽ không cụ thể lĩnh vực nào, và nói rằng nghề y tá và nghề giáo viên cũng có thể được chương trình này bao gồm luôn.
Vấn đề là, nghề y tá và nghề giaó viên thuộc lĩnh vực tay nghề cao, nghĩa là cho thấy các nhà thảo chương hay các chuyên gia kỹ thuật cũng có thể bị ảnh hưởng khi chương trình cho các công ty mở cửa nhập cảng nhân viên ngoại quốc.
Harris Miller, chủ tịch hội Information Technology Association of America (Hội Kỹ Thuật Tin Học Hoa Kỳ), nói là ông có nghe các thông tin mâu thuẫn nhau về chương trình đó của TT Bush, vì Bạch Oác vẫn chưa quyết định hẳn về các chi tiết, nhưng nhắc rằng các chương trình thuê mướn tạm thời (temporary employment program) để tìm các nhân viên có tay nghề hiện đã có rồi.
Hai chương trình ông nói đó là chương trình visa H-1B và L-1. Chương trình visa H-1B cho phép các công ty Mỹ nhập cảng các chuyên gia tay nghề cao, như các thảo chương điện toán, vào Mỹ trong một thời gian có thể kéo dài tới 6 năm.
Còn chương trình visa L-1 cho các hãng tạm thời đưa nhân viên từ các nước khác vào làm các chức giám đốc hay có kiến thức đặc biệt. Chương trình thuê người theo diện visa L-1 không ấn định số lượng tối đa visa mà chính phủ Mỹ có thể ban cấp.
Cả hai chương trình này lâu nay vẫn bị các kỹ sư điện toán Hoa Kỳ chỉ trích vì làm họ khó tìm việc hơn, trong tình hình các công ty cứ liên tục cắt giảm để đưa hãng xưởng ra ngoài Hoa Kỳ. Theo tường trình của CNET News, các công ty bản doanh ở Aán Độ đặc biệt là bị theo dõi sát về việc sử dụng rất nhiều visa tạm thời, và về cac1h mà họ sử dụng visa có thể tăng tốc tiến trình đưa việc làm kỹ thuật ra ngoài Hoa Kỳ. Các công ty chơi màn này rất đơn giản: đưa kỹ sư từ Aán vào Mỹ bằng visa, ngồi làm việc và học nghề từ các kỹ sư Mỹ một thời gian, và rồi công ty lại đưa họ về Aán Độ để mở xưởng. Và sau đó, khi các công ty Mỹ sa thải các kỹ sư tại Mỹ, thì sẽ làm hài lòng giới đầu tư ở thị trường chứng khoán, vì sẽ tiết kiệm hàng loạt, mà công suất việc làm vẫn đều đặn chạy tại các xưởng ở Aán Độ. Cũng với kiến thức và kỹ thuật học từ Hoa Kỳ. Tình hình này kéo dài chừng chục năm nữa thì thủ đô phát minh kỹ thuật điện toán mới sẽ dời hẳn từ Mỹ sang Aán Độ... nếu không có chuyển biến nào khác. Không hiểu tại sao cái nhà nước CSVN lại không giành được phần nào trong kiểu chơi này, hay là các lãnh tụ cứ để thì giờ mà đàn áp các nhà sư, các linh mục"
Bây giờ thì vấn đề sẽ tranh luận tại Quốc Hội. Điều người ta suy đoán là TT Bush còn chậm trễ đưa kế hoạch này ra Quốc Hội bàn cãi chỉ vì muốn chờ cho phù hợp với nghị trình tranh cử. Tuy nhiên, vấn đề này có thể sẽ không được các ứng cử viên Dân Chủ khai thác nhiều, ít nhất thì cho tới bây giờ, bởi vì không ai muốn đụng chạm các đại công ty và các tòa đại sứ đầy thế lực của Trung Quốc, Ấn Độ... -- những tiếng nói có thể ảnh hưởng tới khối công dân Mỹ gốc Hoa, Ấn... -- trước khi vào ngồi Bạch Ốc. Ấn Độ đã chính thức phản đối rồi: Arun Shourie, Bộ Trưởng Tin Học Ấn Độ, nói trên tờ Financial Times hôm 25-1-2004 rằng dự luật quốc hội Mỹ đòi hạn chế việc các hãng chuyển hợp đồng việc làm ra hải ngoại sẽ “gây tai hại cho các cuộc thương thuyết mậu dịch đa phương cởi mở hơn.” Trong khi đó, ứng viên Dân Chủ duy nhất từng chạm gay gắt đến vấn đề này là DB Dick Gephardt thì đã rút lui sau khi thua sơ bộ ở Iowa rồi... Nhưng có êm, thì cũng chỉ là tạm êm thôi...
Gửi ý kiến của bạn