Tiếng Việt

16/04/202211:46:00(Xem: 1152)

cheo do

 

À ơi! Con ngủ cho ngon,

Yêu con mẹ đặt nôi con tiếng này

Trong mơ con học tiếng này Việt Nam

Ngọt ngào hoa bưởi hoa cam

Sao bằng tiếng mẹ nở làn môi con.

 

Học đi con, tiếng này mẹ dậy

Để mai sau, khi trở nên người

Dầu đường đời phiêu bạt muôn nơi

Con vẫn hiểu từ đâu con tới.

 

Qua tiếng nói con nhớ lời mẹ dặn,

Hiểu tình cha nghiêm khắc vẫn nhân từ

Qua tiếng mình con học cách suy tư

Để hiểu được những điều hay, điều dở.

 

Lòng của mẹ vẫn như từ muôn thuở

Vẫn yêu con luôn hơn cả yêu yêu mình

Nhưng dòng đời nhiều dâu bể lênh đênh

Mẹ không thể đến nơi nào con đến.

 

Chỉ tiếng nói là không bờ không bến

Sẽ theo con đi suốt cả cuộc đời

Từ những ngày con bập bẹ trong nôi

Khi khôn lớn nói lên lời lên tiếng.

 

Con phải hiểu con muôn vàn yêu mến

Hình hài này quả thực mẹ sinh ra

Nhưng tiếng nói, tiếng nói của ông cha

Đã từng tháng từng ngày nuôi con lớn.

 

Trong tiếng nói biết buồn vui mừng giận

Biết u sầu, biết thương nhớ mộng mơ

Trong lòng con giăng mắc những dây tơ

Để con hiểu tới trời mây sông nước.

 

Những liệt nữ anh hùng bao thuở trước

Sẽ cùng con trong tiếng nói bồi hồi

Cùng “khóc cười theo vận nước nổi trôi”

Cùng lo lắng lúc “sơn hà nguy biến”.

 

Tiếng Việt mình đó chính là vốn liếng

Mà suốt đời, con mắc nợ ông cha

Tiếng muôn màu như cây cỏ nở hoa

Tiếng trầm bổng xôn xao ngàn ý hạc.

 

Rồi một mai có khi nào phiêu bạt

Nơi quê ngươi vắng bặt tiếng thân quen

Con gọi thầm trong cô độc mỗi đêm

Tiếng nước Việt, lòng quặn đau như xé!

 

Mẹ không hiểu, bìa rừng hay khe suối

Tự bao giờ vang vọng tiếng ông cha

Nhưng nhiều đêm, dưới bóng ánh trăng tà

Ai cũng thấy tiếng vua Hùng mở nước.

 

Như có cả tiếng ngàn quân cất bước

Nơi rừng già thăm thẳm núi Chí Linh

Đã ra đi đã quên cả thân mình

Đưa dân tộc thoát khỏi vòng đô hộ.

 

Con có nghe tiếng tủi hờn phẫn nộ

Dòng Hát Giang đau đớn khóc Hai Bà

Tiếng Diên Hồng lồng lộng tựa phong ba

Đã vùi lấp xác quân thù cướp nước?

 

Tiếng Việt mình, nếu con chưa hiểu được

Hãy ngồi đây, nghe bụi chuối sau nhà

Nghe mái chèo khua nước bãi sông xa

Nghe cá quẫy trong ao bèo đêm vắng.

 

Hãy ngồi đây lúc trưa hè rực nắng

Tiếng gió đùa xào xạc những hàng tre

Tiếng sáo diều vời vợi cánh đồng quê

Tiếng gà gáy gọi người trong sương sớm.

 

Tiếng nghé gọi trong hoàng hôn khói sẫm

Tiếng chim chiều ríu rít rủ nhau về

Tiếng hát hò sông vắng kéo lê thê

Tiếng kèo cột cựa mình cơn gió giật.

 

Phiên chợ sớm, tiếng người đi tất bật

Hội cúng đình, tiếng trống giục bình minh

Còn nhiều nữa… cứ nghe rồi con hiểu

Tiếng Việt ta: tiếng đập của tim mình.

 

Dẫu tiếng Việt có muôn ngàn thanh sắc

Sắc thanh nào cũng bát ngát tình quê

Nên người Việt khi nào sông núi gọi

Từ muôn phương tám hướng cũng quay về.

 

Chúc Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
Không biết có phải do được học tập và làm việc trong môi trường lập trình điện toán nên tôi cứ nghĩ rằng mọi việc xảy ra trên thế gian này đều được an bài qua việc lập trình sẵn. Có người cho rằng sự lập trình sẵn này là định mệnh, là do ông trời sắp đặt hay do thượng đế an bài. Tuy nhiên, sau khi được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, tôi cho rằng không ai lập trình sẵn cho cuộc đời mình, tất cả đều do nhân duyên.
Cách nay mười năm tôi có một chuyến sang Nhật Bản vào mùa xuân. Chọn đi vào dịp này là để xem anh đào ngoài chuyện viếng các thắng cảnh nổi tiếng như núi Phú Sĩ, Kim Các Tự, các đền đài, cổ thành, hào lũy… qua các thời trị vì của các tướng quân cũng như thăm một số thành phố như Tokyo, Kyoto, Kobe, Nagoya, Osaka…
Hễ mỗi lần nghe nói ai mới qua định cư xứ tự do, mà họ bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích với quê hương thứ hai, tôi cũng thấy mát lòng mát dạ sao á!
Thơ của hai thi sĩ: Trần Yên Hòa & Quảng Tánh Trần Cầm...
Được biết đến nhiều nhất về một tiểu thuyết về chế độ nô lệ –Uncle Tom’s Cabin (Túp Lều của Chú Tom), xuất bản năm 1852 – tác giả Harriet Beecher Stowe, nhà văn người Mỹ gốc Âu tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Ở Việt Nam, hồi xa xưa đó, cuộc sống giản dị nên rất ít nhà tư có mắc điện thoại, điện thoại công cộng đặt ở các bưu điện nhưng người dân ít quen sử dụng. Khi có việc cấp bách thì đánh điện tín. Ở công sở, trường học có trang bị điện thoại, nhưng thường chỉ có các sếp lớn gọi nhau đi họp hẹn hò cờ bạc hay hoạt náo cuối tuần...
Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa...
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.