Hôm nay,  

Giải Thoát

20/02/202210:55:00(Xem: 3351)

Truyện ngắn

Cartoon_Buddhist_Monk_In_Meditation.

 

Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt. Sau nhiều năm lăn lộn chốn quan trường, mỗ ngán ngẩm lắm rồi. Mọi người mang mặt nạ để đối đãi nhau, đồng liêu cười cười nói nói, bắt tay, ôm hôn vỗ lưng bộp bộp nhưng sẵn sàng lụi nhau những phát chí tử. Quan trên thì hớt công đổ tội, bọn bên dưới thì rập rình đoạt ghế mỗ đang ngồi. Chính trường tràn gió tanh mưa máu, miệng lằn lưỡi rắn, tâm lang dạ sói, óc muỗi bụng voi. Triều đình đầy nghi kỵ, luôn rình mò từng cử chỉ hay lời nói, hễ lệch hướng một tí là triệt hạ ngay lập tức. Ở công đường là thế, về nhà càng mệt thêm, vợ suốt ngày chưng diện đua đòi làm phu nhân, bà lớn. Con trai nhập băng hút xách, đua xe, quậy phá tưng bừng. Con gái ăn chơi mát trời ông địa luôn. Mỗ ngán ngẩm tình đời, muốn tìm cách giải thoát. Suy nghĩ nhiều lắm, cuối cùng thấy chỉ có xuất gia đầu Phật là con đường giải thoát tuyệt nhất. Nghĩ là làm, tuy nhiên mỗ cũng thủ thế trước, kinh nghiệm quan trường dạy mỗ vậy. Trước hết mỗ xin nghỉ việc không lương trong ba tháng để đi chữa bệnh, sau là mở tài khoản nhà băng bí mật và gom hết giấy tờ tài sản đứng tên riêng cất kỹ. Mỗ cũng nghe nói Phật xuất gia lúc nửa đêm để tránh sự quyến luyến và cản trở. Bởi vậy mỗ đợi ngày vợ con đi chơi xa, lúc bấy giờ mới lên chùa:

 

– Bạch hòa thượng, con muốn xuất gia đầu Phật, xin hòa thượng nhận con làm đệ tử.

 

Hòa thượng bất ngờ nhưng rồi cười độ lượng:

 

– Vì sao ông muốn xuất gia?

 

– Dạ, đời là bể khổ, con muốn gỉai thoát để hết khổ.

 

– Nói bậy! Ai bảo đời khổ? Đời vui lắm, có tiền, có rượu ngon, gái đẹp, thức ăn mỹ vị...Ở trong chùa mới khổ, chùa hổng có những món ấy đâu!

 

– Dạ, đời khổ thật mà, vì những món ấy mới khổ, hơn nữa lòng người đa trá, quan trường nham hiểm, vợ con nợ nần, sắc dục cạm bẫy… chỉ có chốn già lam mới bình an thanh tịnh.

 

– Trong chùa cơm hẩm áo thô, vào ra đơn độc, thức khuya dậy sớm, bất tác bất thực, kham nhẫn nhịn nhục, rước khổ thiên hạ, thí lạc cho đời… toàn đi ngược lại với người đời cả!

 

– Dạ, lòng con đã quyết, những cái khó khăn ấy không làm con nhụt chí đâu!

 

– Cứ cho là ông chịu được những điều ấy, nhưng ông xuất gia để cầu gì?

 

– Dạ, cầu giác ngộ.

 

– Chùa chẳng có gì ngộ ngộ để ông vác đâu.

 

– Cầu hầu cận Phật, gần tổ.

 

– Vậy thì càng không được! Làm Phật, làm tổ khổ lắm, ngày ngày ngồi đó chịu trận chúng đến cầu xin đủ thứ nào là tài lộc, thăng quan tiến chức, gia đạo bình an, con cháu đỗ đạt, thậm chí cầu sanh con trai...Nếu ngẫu nhiên mà được thì không sao, bằng như không vừa ý thì chúng lại đổ vấy tại Phật, tại tổ không linh. Khổ lắm, kham không nổi đâu!

 

– Dạ, tại người mê mới cầu như thế nhưng Phật, tổ từ bi đâu có trách.

 

– Ông nói cũng có lý, Phật, tổ không trách. Chúng lại làm những việc ma nhưng cứ đổ riệt cho Phật, Bồ tát gọi là Phật sự. Chúng lợi dụng Phật, bồ tát tổ chức xin xăm, bói toán, cúng sao, giải hạn, trục vong, mở ngải… để thu tiền, làm cho thiên hạ hiểu sai về Phật. Chúng bôi nhọ như thế đấy, làm Phật, làm tổ khổ lắm! Chưa hết đâu, chúng tàn hại thiên nhiên, phá rừng bạt núi dựng chùa to như tử cấm thành để làm du lịch thu tiền mà chúng bảo là Phật sự! Chúng đăng đàn nói nhảm linh tinh, phò thế lực quan quyền thế tục… đủ hết các trò mà ngày xưa ma vương ba tuần còn chưa dám làm. Chúng bôi gio trát trấu lên mặt Phật, chúng phỉ báng như thế mà vẫn phải nhẫn nại từ bi thương chúng vô minh. Làm Phật, làm tổ khổ lắm! Ngày xưa Phật buông hết xuống chỉ còn tam y nhất bát, nay chúng vơ hết vào mình, ôm đủ thứ mà miệng thì cứ oang oang bảo Phật sự. Ông thử nhìn lên bàn thờ mà xem: Đèn, nhang, hoa, quả… chúng dí sát vào tượng Phật, bày biện tùm lum, chúng sợ Phật không thấy phẩm vật nên hổng linh chăng? Ông thử đi một vòng các chùa thì biết, gom tiền bá tánh đi rước sư tử Tàu, La Hán Tàu, pháp khí Đài Loan… chưng la liệt, chẳng biết chưng vậy để làm chi? Vừa hao tài tốn của vừa làm cho người mê. Chúng làm bậy nhưng rồi chỉ có mỗi Phật, bồ tát chịu trận thay. Suốt ngày chúng réo Phật, làm Phật, làm Bồ tát khổ lắm!

 

Hòa thượng nói thế nào mỗ cũng vẫn khăng xin xuất gia cho bằng được, cuối cùng hòa thượng cũng cho mỗ xuất gia để tìm đường giải thoát:

 

– Được rồi, ông muốn tránh khổ của đời để nhận cái khổ của chùa thì tui cũng chìu ông, tuy nhiên sau này kham hổng nổi thì đừng đổ thừa tui. Tui đã nói trước rồi đấy, làm Phật làm tổ khổ lắm!

 

Thế rồi hòa thượng tập hợp chúng lại làm lễ cạo đầu cho mỗ xuất gia. Những ngày đầu mỗ lâng lâng vui sướng, hùng tâm tráng khí bốc cao như núi, lòng nhẹ nhõm rỗng rang như mây bay. Từ nay không còn thủ thế ở chốn quan trường, chẳng phải nhức đầu vì vợ con, đời tu hành thong dong tự tại. Mỗ hăng hái làm cái này cái kia, tập đi đứng chậm rãi, nói năng nhỏ nhẹ từ tốn, học giáo lý, học giới luât… Tuy hăng hái như vậy nhưng khổ một nỗi bản tánh xưa nay ở đời rất hùng hổ, quen thị uy, nóng nảy giờ đè nén xuống rất là khó chịu, nhiều lúc đang ngồi thiền mà nó cứ chực chờ bung trào nổ tung. Mỗ ngồi trên bồ đoàn mà trong lòng bí bách như đang có cơn lũ dữ bị chặn lại. Những ngày đầu, khi cơn hưng phấn còn cao thì không sao, sau đó thì bắt đầu nếm trải với bữa cơm toàn rau với đậu, mỗ cố nuốt nhưng sao thấy nhạt nhẽo khô khan quá. Trong tâm mỗ nổi lên cơn thèm miếng sườn, lát cá, ly bia… Mỗ phải trấn tĩnh, thực hiện chánh niệm:” Giờ mình đã xuất gia, phải hướng thượng, phải từ bỏ những cái tầm thường ấy để mà giải thoát”.

 

Một đêm kia mỗ ngủ không được, bụng cồn cào vì đói, ngặt nỗi ở chùa đâu thể xuống bếp ăn vụng, vả lại bữa cơm chiều cũng tém gọn sạch sẽ rồi, chẳng còn gì cả. Mỗ thầm nghĩ: ”Phải chi giờ này ở nhà, mình chạy ra quán quất một bụng cho đã đời”. Mỗ trằn trọc không sao ngủ được dù đã cố gắng niệm Phật thầm, chú mục vào hơi thở… nhưng chỉ được một tí là lòng lại dậy sóng. Mỗ nhớ những ngày tháng ăn nhậu tới bến, hết tăng một gầy tăng hai, tăng ba hát karaoke, mát xa mát trời ông địa luôn. Những cô tiếp viên trẻ đẹp chìu mỗ tới bến lên đỉnh vu sơn. Mỗ trở mình, chiếc giường chùa cứng quá, không có chăn ấm nệm êm làm cho thân thể mỗ đau và mỏi nhừ, giấc ngủ chập chờn, đến bốn giờ sáng thì chuông thức chúng đã vang lên. Mỗ buộc lòng bò dậy theo chúng để vệ sinh  rồi công phu buổi sớm. Ngồi lim dim quán thân bất tịnh, mỗ thấy mấy cô tiếp viên đẹp quá, thơm quá có chi bất tịnh đâu. Quán thọ là khổ, chao ôi khổ thật, cơm hẩm áo thô, giường cứng, ngồi tê chân, đau lưng, ngủ không đẫy giấc… Còn thọ mấy em tiếp viên thì sướng quá, êm dịu, mướt mát đâu có gì khổ đâu! Quán lý vô thường, đành rằng là thế, vì vô thường nên hãy hưởng cái sướng đi, khi nào vô thường đến hẵng hay, tội gì chịu khổ rồi khi vô thường đến lại hối tiếc. Quán pháp vô ngã, mỗ sanh hoài nghi, của cải nhà cửa, tài sản sờ sờ ra đó sao là vô ngã? Có của thì nhất hô bá ứng, muốn gì được nấy cơ mà!

 

Thế là mỗ xuất gia được hai tháng, phải thú thật hai tháng này đối với mỗ như hai thế kỷ. Mỗi lần ngồi thiền nó bức bối khó chịu, gối đau, chân tê, lưng nhức, tâm thần lờ đờ ngủ gật ngủ gà, trong lòng mỗ ngổn ngang tâm sự, những tưởng thoát khổ nào ngờ còn khổ hơn. Trước khi xuất gia cứ ngỡ vào chùa là giải thoát giờ mới thấy giải thế nào cũng không thoát. Mỗ nhớ lời hòa thượng khi đến xin xuất gia:” vào chùa khổ lắm, làm Phật làm tổ khổ lắm, kham không nổi đâu!”. Ngày chưa xuất gia, hễ mỗi khi không vừa ý thì lập tức la hét, chửi mắng, thậm chí đập phá hay thượng cẳng chân hạ cẳng tay cho hả giận, giờ phải tịnh khẩu, bó thân thật là khổ! Mỗ ngước nhìn tượng Phật tổ trên bàn thờ mà lòng hoang mang, Mỗ lâm râm cầu khấn Phật Bồ tát phù hộ giải thoát.

 

Một ngày đầu của tháng thứ ba, sau khi xong buổi điểm tâm sáng, mọi người bắt đầu ra vườn chấp tác, riêng mỗ thì hòa thượng giữ lại:

 

– Đã thấy có gì ngộ ngộ để vác chưa? Đã giải nhưng không thoát phải không? Thôi hãy về đi! Ta giải thoát cho ông đấy!

 

Thì ra hòa thượng biết hết cả tâm sự trong lòng mỗ, hòa thượng đọc được từng ý nghĩ trong đầu mỗ, hòa thượng biết mỗ khổ thân và cả khổ tâm. Nghe hòa thượng nói thế, lòng mỗ vui như mở hội, chợt thấy mình như chim sổ lồng, như cá ra sông, như tù nhân được thả cửa. Mỗ vội vàng quỳ xuống tạ ơn hòa thượng từ bi giải thoát cho, rồi lập tức xuống núi trở về nhà.

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 02/22)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.