Hôm nay,  

Điện Biên Phủ đem đến gì?

18/02/202200:00:00(Xem: 2316)

 

DBP-trang-nhat-1
Hình vẽ Đại Đế Alexandre.
  
331 năm trước Công nguyên, ngay sau chiến thắng Gaugamèles khi tiến vào thành Babylone, đại đế Alexandre nói trước hàng quân: “Chiến thắng này cho vinh quang và tự do”. Võ Nguyên Giáp khó tuyên ngôn như vậy trước lịch sử, vì Điện Biên Phủ không đem đến tự do cho dân Việt mà ngược lại, áp đặt một chế độ tàn khốc. Tự do nào sau đấu tố phi nhân, sau Cải cách ruộng đất, nông dân chỉ có thể cày thuê cho hợp tác xã? Và tự do nào khi dân Bắc di cư rồi dân Nam chạy theo lính Cộng hòa mỗi một khi “giải phóng” vùng “tạm chiếm”?

DBP-trang-nhat-2
Võ Nguyên Giáp.
 
Võ Nguyên Giáp hẳn nhiên muốn giữ lại vế đầu của Alexandre đại đế: “Điện Biên Phủ là một chiến thắng vinh quang.” Tất nhiên và không ai chối cãi, vì lần đầu tiên da vàng chiến thắng da trắng và lần đầu tiên một thuộc địa thắng đế quốc. Nhưng phía sau tấm huân chương là vinh quang cay nghiệt: Đẩy cả một dân tộc vào chiến tranh, mục đích của Hồ Chí Minh là giành độc lập, thống nhất 3 kỳ, nhưng Hiệp định Genève chỉ cho Hồ Chí Minh Bắc kỳ, Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, ít hơn so với Hiệp ước Sơ bộ 1946 cho tự trị 2 miền Trung-Bắc, đến tận Phan Thiết. Đó là về đất đai, còn mục tiêu tối thượng – giành Độc Lập – tức giành quyền tự quyết quốc gia, Hồ Chính Minh đã đánh mất ngay tức khắc vào tay Bắc Kinh ngay khi tiếng súng vừa ngưng, còn nồng mùi tử khí.
 
Những ai chưa muốn tin, chỉ cần đọc lại Trận Đánh 30 Năm, tập 2, Nxb QĐND 1985, Ban Ký sự Lịch sử Tổng cục Chính trị do đại tướng Hoàng Văn Thái và trung tướng Trần Độ chỉ đạo, trang 461 và 462: “Đoàn Trung quốc đến Giơ-ne-vơ gồm 200 người, đông như một đạo quân. Họ muốn chứng minh họ là một nước lớn, mọi vấn đề có sự tham gia của Trung quốc mới có thể giải quyết thuận lợi. Lập trường của những người lãnh đạo Trung quốc gần giống của Pháp, nghĩa là một giải pháp theo kiểu Triều Tiên cho cuộc chiến tranh Đông Dương, tức là đình chiến về quân sự mà không có giải pháp đầy đủ về chính trị. Trung quốc quan tâm hàng đầu đến việc tạo ra một khu đệm ở sườn phía Nam, cách ly với Mỹ bằng những nước không có căn cứ quân sự của Mỹ, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, đồng thời muốn hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và dần dần thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam Á. […] Trước tình hình diễn biến cụ thể của hội nghị, nhất là vì Trung quốc đã thỏa hiệp với Pháp, xuất phát từ truyền thống yêu chuộng hòa bình, tôn trọng nguyện vọng của các nước XHCN và nhân dân thế giới muốn có hòa bình, chúng ta đã chấp thuận giải pháp cuối cùng của hội nghị.”

DBP-trang-nhat-3
Cuốn sách nói về “Trận Đánh Ba Mươi Năm” và Võ Nguyên Giáp
 
“Giải pháp cuối cùng” là vĩ tuyến 17. Một vĩ tuyến làm Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh cảm giác “thất thu”, chính vì Việt Minh đang chiếm Tây nguyên, Đồng Tháp, Bình Trị Thiên cùng 3/4 diện tích Bắc phần, đánh tiếp quân Liên hiệp Pháp không thể thắng. 9 năm chiến tranh đã chứng minh sức ung thối các vùng đất quốc gia của Việt Minh không thể đảo hồi. Đánh tiếp, toàn bộ đất Việt sẽ rơi vào tay Việt Minh, nhưng Genève ngăn Hồ Chí Minh vượt qua Đồng Hới và cho Quân đội Quốc gia thời gian hoàn bị.
 
Võ Nguyên Giáp kể lại khi Chu Ân Lai thông báo chia đôi ở vĩ tuyến 17: “Bác và chúng tôi đều ngỡ ngàng. Phải chăm chú tìm trên bản đồ mới thấy dòng sông nhỏ Bến Hải ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Bác nói: với so sánh lực lượng trên thực tế chiến trường hiện nay, ta đề ra vĩ tuyến 13 (Phú Yên) là hợp lý, vĩ tuyến 17 đối với ta là không thể chấp nhận, chí ít cũng phải giành được vĩ tuyến 16 (Đà Nẳng).”  (Võ Nguyên Giáp, Điểm hẹn Lịch sử, trang 407, Nxb QĐND, 2001)

DBP-trang-nhat-4
Cuốn sách nói về “Trận Đánh Ba Mươi Năm” và Võ Nguyên Giáp
 
Quyết tâm của “Người” là vậy, nhưng vì sao cuối cùng Phạm Văn Đồng vẫn phải ký vào hiệp định? Vì đã đánh mất độc lập chính trị vào tay Mao. Trong lúc, trưởng đoàn Quốc gia Trần Văn Đỗ đã không ký để phản đối áp đặt thể chế Cộng sản lên miền Bắc, bất chấp áp lực từ phía Pháp. Thủ tướng Mendès France cay đắng: “Cộng sản gọi họ là bù nhìn của chúng ta, nhưng chúng ta không thể ra lệnh cho họ ký bất kỳ điều gì.”(Les communistes les appellent nos marionnettes, mais nous ne pouvons pas leur ordonner de signer quoi que ce soit.)
 
Trở lại với Trận Đánh 30 Năm, Ban Ký sự Lịch sử Tổng cục Chính trị chỉ có thể công khai “Trung quốc muốn hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và dần dần thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam Á…” trong bối cảnh chiến tranh biên giới 1979 vừa xảy ra và Hà Nội còn thù nghịch với Bắc Kinh. Sau đó Hoàng Văn Thái đột tử, còn Trần Độ bị khai trừ khỏi Đảng, một Trần Độ đã nhận ra: “Văn hóa mà không có tự do là văn hóa chết. Văn hóa mà chỉ còn có văn hóa tuyên truyền cũng là văn hóa chết. Càng tăng cường lãnh đạo bao nhiêu, càng bóp chết văn hóa bấy nhiêu, càng hiếm có những giá trị văn hóa và những nhà văn hóa cao đẹp.” (Trần Độ, Nhật Ký Rồng Rắn, 2001)
 
Võ Nguyên Giáp nhận ra gì? Ở chủ nghĩa Mao, Mác, Lê-Nin? Qua Hồi ức, ông vẫn tin Điên Biên Phủ là “cây cột mốc bằng vàng”, là “những tiếng vang vang tự hào”, với một tấm lòng tri ân sắt son Trung quốc. Ông không nhìn thấy mặt trái của hào quang: Lệ thuộc vũ khí khiến trở thành chư hầu. Sẽ phải triều cống đất đai và biển cả để trả nợ. Chế độ sắt máu toàn trị mà ngay cả chính ông cũng sợ hãi về sau. Là những gì Điện Biên Phủ đem đến. Võ Nguyên Giáp không muốn nhìn vào thực tế: Dân Việt được gì với một giai cấp cung đình tha hóa tự cho mình quyền cai trị vĩnh viễn đất nước, vì đã chiến thắng Điên Biên Phủ? Các sắc tộc thiểu số sinh sống trên miền Cao, quanh thung lũng Mường Thanh, được gì sau “lẫy lừng Điện Biên”?
 
Mở bất kỳ trang báo quốc nội nào cũng dễ dàng tìm thấy “những cái chết trắng”, chuỗi “đám tang không đàn ông”, những án tử hình, những cửu vạn đánh hàng sang Trung quốc rồi buôn lậu ngược về bị bắt, tỷ lệ tội ác, tội phạm ma túy cao ngất ngưỡng ở các bản làng Mường Pôn, Mường Né, Mường Tè, Mường Giang, Mường Lèo, Mường Chà…
 
Tìm trên internet “tỉnh nghèo nhất Việt Nam”, hiện ra:
 
Điện Biên – Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước
 
“Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam. Giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.
 
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá – lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng; Các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờcát). Nhưng hiện nay tỉnh Điện Biên vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Với hơn 90% dân cư là nông dân, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Với tỷ lệ nghèo 38,25%, cận nghèo 6,83%, Điện Biên đang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.”
 
Sơn La – Một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam
 
“Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125  km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Có hơn 92.000 hộ nghèo, nên Sơn La cũng được xem làm một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La còn tới hơn 36.000 người thiếu đói. Sơn La hiện vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30a).”
 
Tiếp đến là Hà Nam – tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đồng bằng sông Hồng; Quảng Bình – tỉnh nghèo nhất Bắc Trung bộ; Quảng Nam – tỉnh nghèo nhất duyên hải miền Trung…  
 
Điện Biên Phủ đem đến gì? Là câu hỏi theo Võ Nguyên Giáp xuống đáy mồ. 


Trần Vũ
 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Trung Cộng muốn đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam để đánh lạc hướng và cầm chân quân đội Bắc Việt, ngăn chận cuộc tổng tấn công Miền Nam đang tiến hành,” Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH, ông Bửu Viên nói với chúng tôi ngay sau cuộc rút quân khỏi Pleiku (15/2/1975). Ít lâu sau, lại được nghe Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết sau một cuộc Họp Nội Các, rằng: “TC có liên lạc và đề nghị một kế hoạch để tiếp cứu VNCH, nhưng TT Thiệu đã từ chối.” Vào thời điểm ấy thì chúng tôi cho rằng câu chuyện TC muốn can thiệp để ngăn chận cuộc tấn công của BV là hoang tưởng, viển vông nên không để ý, và sau này cũng quên không hỏi thẳng TT Thiệu.
Vào thế kỷ 18, Đảng Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republican Party) được gọi tắt là Cộng Hòa (Republican) hoạt động ở Hoa Kỳ do Thomas Jefferson và James Madison thành lập, nhằm chống lại chủ trương và chính sách của Đảng Liên Bang (Federalist Party) lãnh đạo bởi Luật Sư Alexander Hamilton hoạt động mạnh về kinh tế, xã hội, ngoại giao...
Các di tích bằng đá gọi là megalith rải rác khắp nơi trên thế giới, tiếng Việt gọi là “cự thạch” (“cự” có nghĩa là lớn như trong cự phách, cự đại, cự phú, dịch prefix mega; thạch là đá)...
LTS. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác nhiều công việc trong những ngày tháng cuối, trước khi Sàigòn sụp đổ . Tại Hoa Kỳ, sau 1975, ông là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rộng rãi như "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập", "Khi Đồng Minh Tháo Chạy", "Khi Đồng Minh Nhảy Vào", và sắp xuất bản cuốn BỨC TỬ VNCH - KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM. Bước vào tháng Tư, mời đọc bài bài viết đã đăng trên báo xuân Việt Báo Ất Dậu (2005), vừa được tác giả gửi lại bản có hiệu đính.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng và chưa có bảng thống kê về ngôn ngữ, kể từ khi có mặt loài người sống trên hành tinh trái đất này. Có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn ngôn ngữ khác biệt nhau, và chưa có ai qủa quyết con số chính xác về ngôn ngữ từng được sử dụng trong lịch sử phát triển của xã hội con người...
Cho dù Hoa Kỳ trong thế yếu không còn thúc đẩy Trung Quốc dân chủ hóa nhưng bù lại cả hai chính quyền Bush (con) và Obama đều bang giao với Trung Quốc như một đối tác trách nhiệm (responsible party). Thực tế trái ngược vì tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh tăng theo đà phát triển kinh tế nên Trung Quốc không còn muốn nép mình trong trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo...
Tháng Ba là tháng vinh danh những đóng góp của người phụ nữ cho xã hội, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nước khác. Nhà văn người Anh Charlotte Brontë (1816-1855) đã viết trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của bà “Jane Eyre,” được xuất bản vào năm 1847, rằng, “Tôi không phải là chim; và không có cái lưới nào bẫy được tôi: Tôi là một con người tự do với ý chí độc lập.”Charlotte Brontë đã khai hỏa trên mặt trận văn chương cho cuộc chiến kéo dài hàng nhiều thế kỷ để đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội mà tới hôm nay vẫn chưa thực sự chấm dứt. Những thanh thiếu nữ tại Afghanistan đã và đang bị cấm thừa hưởng nền giáo dục học đường mà đáng lý ra các em phải có được! Nhưng, không phải chỉ ở thời đại của tác giả “Jane Eyre” người phụ nữ mới gióng lên tiếng nói tự do và độc lập mà trong lịch sử nhân loại từ xưa tới nay người phụ nữ đã bao lần lên tiếng, xuống đường để tranh đấu cho tự do và độc lập của họ cũng như của xã hội và đất nước họ.
Vào thập niên 1970 kinh tế và dân số Ấn Độ và Trung Quốc tương đương với nhau nhưng rồi 30 năm sau đó tăng trưởng bên Tàu vượt xa Ấn. Nếu so sánh Trung Quốc với nhiều nước đang mở mang khác như Ai Cập, Brazil, Indonesia…kết quả đều tương tự. Câu hỏi đặt ra nơi đây tại sao tham nhũng ở Trung Quốc không cản trở tăng trưởng, mà trái lại nền kinh tế bốc hỏa nhanh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại?
Vào đầu thế kỷ 20, xã hội Nga cũng tương tự như xã hội Pháp trước cuộc cách mạng 1789 vậy. Một mặt triều đình thối nát, công quỹ kiệt quệ. Mặt khác giáo hội Chính Thống Giáo cũng liên kết với vương quyền và giới quý tộc bóc lột người dân. Cuộc cách mạng lật đổ Nga Hoàng năm 1917 không phải hoàn toàn, hoặc chủ yếu, do người Cộng Sản Bolshevik. Cũng như cuộc cách mạng Pháp và những cuộc cách mạng khác, thành quả có được là do sự đóng góp của nhiều cá nhân và đảng phái khác nhau. Tuy nhiên tổ chức nào nghiêm túc, chặt chẽ và kỷ luật sẽ nắm được thế thượng phong...
Một thế hệ trí thức Việt Nam mới xuất hiện trong thập niên đầu thế kỷ XX, quyết tâm đấu tranh vì độc lập dân tộc và hiện đại hóa xã hội Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.