Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Ván Bài Của TT Putin Tại Ukraine

10/02/202214:51:00(Xem: 2494)

VÁN BÀI CỦA TT PUTIN

Tại Ukraine

  

Ts Đinh xuân Quân

  

Các tin tức truyền thông tây phương mới đây đều cho thấy là Nga có thể xâm lăng Ukraine. Chuyện này thật hay giả ra sao chưa ai biết. Dù muốn hay không thế giới có thể ở ngưỡng cửa chiến tranh. 

  

Cốt lõi là thế giới có thể chấp nhận như xưa – việc “cá lớn ăn cá nhỏ” hay Nga có “vùng đất ảnh hưởng” vào 2022 khi Liên sô không còn nữa. Liên sô không còn từ 1991 và LHQ cùng luật quốc tế đã công nhận biên giới các nước thành viên.

 

Năm 2014, nhân dịp tập trận, TT Putin đã can thiệp vào Ukraine vì ông cho là có nhiều người dân nói tiếng Nga. Viện cớ này, khi có rối loạn tại Kiev (Kyiv – cách viết mới) Nga chiếm Crimea, gây nội chiến tại miền đông Ukraine. Thế giới không công nhận việc Nga chiếm Crimea và trừng phạt Nga.  

 

Nay Nga đóng quân gần biên giới Ukraine, đòi một số yêu sách (không chấp nhận Ukraine vào NATO, bỏ một số vũ khí tại các nước thành viên NATO vì đe dọa Nga, và NATO phải rút khỏi đông Âu cũ tức khắc). Nga cũng nhắc lại một lời hứa của Hoa kỳ vào 1989 hứa không tiến gần Nga. Lúc đó Hoa kỳ có hứa với ông Gorbachev là không tiến về phía Đông – phía Nga.

 

Những yêu sách phi lý của Nga vào 2022 nếu được chấp nhận có làm giảm chiến tranh hay không? Kinh nghiệm lịch sử của Thủ tướng Chamberlain của Anh và Hitler vào thập niên 1930 đã cho thấy nó dẫn đến đệ nhị thế chiến.  

 

Bài này sẽ nói về nguyên nhân, những gì đã xẩy ra và những tranh chấp giữa Nga và các nước Tây phương. Những gì đã xẩy ra? Tại sao TT Putin muốn phủ quyết không cho Ukraine vào NATO của Nga là hỏa mù mà thôi.

 

Ai cũng biết nhiều chiến tranh kết thúc tại Washington DC chứ không phải tại chiến trường. Trong ván cờ do TT Putin bầy ra thì những có những lý do “nổi hay chìm” nào và hậu quả gì với Hoa kỳ không?   

Ta có thể hy vọng gì vào vụ này? Có thể có chiến tranh hay không?  

 

 

MẶT NỔI - NHỮNG GÌ ĐÃ XẨY RA - KHỦNG HOẢNG UKRAINE?  

 

Vào ngày 23 tháng 12, 2021, Tổng thống Putin của Nga đã nêu lên việc tranh chấp tại Ukraine và đòi phương Tây cho những bảo đảm là Ukraine sẽ không gia nhập NATO và một số việc khác và phương Tây phải chấp nhận những bảo đảm này “lập tức.” 

 

blank

TT Putin và tướng Valery Gerasimov đàm phán trước một bản đồ của Ukraine vào 21/12/2021 (Hình Getty).
  

Theo tình báo Ukraine hiên nay có khoảng 127,000 binh lính Nga đóng sát biên giới Ukraine chưa kể các lính Nga sẽ tới Belarus để tham gia các cuộc tập trận vào tháng 2, 2022. Sau đây là vài hình không ảnh của quân Nga” đóng tại phía bắc Ukraine tại Yelnya và Valyuki.

 

blank 
Các tin tình báo mới nhất vào 10/2/2022 cho thấy là Nga có quân đóng và bao vây Ukraine từ 3 phía trừ Balan. Theo bộ ngoại giao Hoa kỳ thì thì đây là một cớ để Nga sửa soạn xâm lược Ukraine. Như vậy, cả thế giới phải chú ý ‎đến Ukraine. Ngoại trưởng Nga và Mỹ đã gặp nhau tại Genève. Còn có nhiều gặp gỡ chính trị giũa hai bên (gặp gỡ TT Macron và Putin) để gỡ khủng hoảng Ukraine, làm hạ nhiệt, tránh chiến tranh.

 

Kỳ này, Hoa kỳ thăm dò kỹ lưỡng với các đồng minh NATO. Các nước Âu châu trong quy thức Normandie (Format Normandie: Pháp, Đức, Ukraine và Nga) ngồi với Nga đàm phán. TT Emmanuel Macron và Thủ Tướng Đức Olaf Scholz của Đức đã gặp Nga tại Paris. Cuộc họp 4 nước nhằm vào quy trình hỏa giải Minsk ký vào 2015.

 

Trong văn bản trả lời chính thức gởi cho Nga ngày 26/01/2022, Hoa Kỳ và cách nước NATO bác bỏ các yêu sách của Nga.

 

Hoa kỳ đưa Nga ra Hội Đồng Bảo An (HĐBA) về mối đe dọa chiến tranh. Theo đại diện của Nga tại Hội Đồng Bảo An ông Nikolai Patrushev, thì Nga không muốn xâm lăng Ukraine.
 

TRANH CHẤP NGA - UKRAINE

Ukraine, nước lớn thứ 2 tại Âu châu (660,000 km2), sát Belarus, Balan, Slovakia, Hungary, Moldova và Romania. Lịch sử Ukraine và Nga có nhiều gắn bó với nhau, nhiều lãnh đạo Liên sô cũ có gốc Ukraine như Leon Trostky, Nikita Khrushchev và  Leonid Brezhnev.

Sau 1991, Ukraine dành được độc lập nước này theo đường lối ngoại giao “trung lập”, giải giới vũ khí hạt nhân (Ukraine có vũ khí hạt nhân) nhưng giữ liên hệ quân sự với Nga và cùng lúc có liên hệ với EU năm 1994.

Các cựu lãnh đạo Ukraine (cựu lãnh đạo CS), tham những và muốn Ukraine nằm trong “vùng ảnh hưởng’ của Nga. 2004 Thủ tướng Viktor Yanukovitch được tuyên bố thắng cử TT (qua cuộc bầu cử gian lận). Nhà đối lập Viktor Yushenko bị trúng độc vì chất Toxin (nghi tình báo Nga cho ám sát) nhưng được các bác sĩ Đức cứu. Yushenko và bà Tymoshenko lên cầm quyền sau những cuộc xuống đường trong khi Yanukovitch vào thế đối lập. Từ 2006 đến 2009 có nhiều thay đổi trong chính phủ và Yanukovitch trở lên làm TT vào 2010. Cuối 2013, TT Yanukovitch chấm dứt liên hệ với EU. Việc này đã đem đến cuộc cách mạng gọi là “cách mạng Cam”. TT Yanukovitch bỏ trốn vào tháng 2/2014. TT Putin lợi dụng hỗn loạn chiếm bán đảo Crimea. Sau đó một trưng cầu dân ý do Nga tổ chức ‎sát nhập Crimea vào Nga.

Tại vùng Donetsk và Lubansk, nơi có nhiều người gốc Nga, phiến quân chiếm các cơ sở hành chính. Các cuộc đàm phán tại Genèva giửa EU, Nga, Hoa Kỳ và Ukraine đi tới hiệp định Genèva 2014. Các phiến quân phải hạ súng (được sụ ủng hộ của lực lượng đặc biệt Nga). Vào tháng 8 2014, một ủy ban Mỹ-Nga đưa ra đề nghị 24 bước để giải quyết khủng hoảng Ukraine. Những điểm chính là: ngưng chiến, quan hệ kinh tế giưa hai bên, vấn đề văn hóa xã hôi, vấn đề Crimea và vấn đề Ukraine. Cùng năm 2014 Ukraine và EU ký ‎ thỏa thuận kết hợp – bước đầu cho Ukraina gia nhập EU. Mục đích là nhằm 2020 đế Ukraina gia nhập EU.

Tháng 2, 2015, TT Poroshenko ký thỏa ước ngưng bắn với phiến quân trong đó có việc rút các súng lớn, rút quân nước ngoài, và Ukraine kiểm soát biên giới.

Tháng 1, 2017, Ukraine tham gia tự do thương mại với EU hầu tăng gia kinh tế, quản l‎í công (governance) tiến dần đến EU. Các công dân Ukraine được đi lại và làm tại EU.

Về kinh tế Tòa Án Trọng Tài Stokholm xử công ty Nga Gazprom phải bồi thường $ 2.56 tỷ cho công ty Naftogaz của Ukraine vì Gazprom không thi hành hợp đồng (Nga dùng kinh tế ép Ukraine trong mùa lạnh). 

Nên nhớ là Hội Đồng LHQ thông qua nghị quyết 68/262 ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, không chấp nhật việc sát nhập và Nga.    

Các sự kiện kể trên cho thấy Nga không muốn Ukraine thân EU và Tây phương. Nga cố gắng làm tất cả để ngăn cản việc Ukraine tiến về Tây phương, tiến về phía dân chủ, hơn nữa họ nhắc lại lời hứa của Hoa kỳ vào 1989.
 

SỨC MẠNH HAI BÊN NGA VÀ UKRAINE

Các quân chủng đóng sát Ukraine là các quân tinh nhuệ, có kinh nghiệm chiến trường (tại Syria), tiếp vận cũng khá tốt như là việc điều động quân sát Ukraine và tại Belarus. Không quân (> 90% các phi công có kinh nghiệm chiến trường) và hành động nhịp nhàng với bộ binh và với hải quân. Số xe tăng Nga nhiều gấp 3 lần phe Ukraine. Nói tóm quân Nga nguy hiểm vì kinh nghiệm lịch sử quá khứ cho thấy Nga không ngần ngại dùng võ lực tại Âu châu hay tại các nước khác. 

Các chuyên gia quốc phòng cho là còn một ẩn số - không biết quân đội Nga hành động ra sao khi tiến vào một nước lớn như Ukraine trong khi hơn 30% quân số là lính quân dịch.  

Lá bài tẩy của TT Putin đối với NATO trong việc này là 3 ống dẫn dầu khí Nord Stream 2 (đi từ Nga đến Đức); hệ thống ống qua Ukraine; và một ống khác qua Thổ nhĩ kỳ. Đức không mấy mặn vì vấn đề quyền lợi kinh tế, khí đốt trong khi các nước NATO khác như Canada, Anh, Pháp đều ủng hộ Ukraine. Pháp ủng hộ NATO nhưng muốn đàm phán với Nga do đó TT Macro đã gặp TT Putin.

 

Nếu Nga chia rẽ được NATO thì đây là một thành công lớn nhất sau khi cựu TT 45 đã chia rẽ NATO khi Trump công kích họ. Nếu Nga và TQ bắt tay thì Hoa kỳ sẽ phải đối phó hai bên Âu châu với Nga và Á châu với TQ.

 

Trước sức mạnh của Nga, quân đội Ukraine, có tiến bộ so với 2014, tinh nhuệ hơn vì được nhiều nước NATO hỗ trợ. Quân Ukraine được huấn luyện tốt hơn, trang bị tốt hơn và nhất là tinh thần rất cao vì họ bảo vệ đất nước họ. Một nửa số viện trợ của Hoa kỳ ($5.4 tỷ) cho Ukraine từ 2014, là về quân sự (xe humvees, tàu tuần tra, radar, trung tâm huấn luyện, đạn và hỏa tiễn chống xe tăng, súng bắn tỉa, máy bay không người lái, ống nhìn đêm, máy truyền tin, vv). Nhưng phòng không và không quân Ukraine không thể so sánh với Nga được và hải quân thì coi là số không trừ các tuần dương cỡ nhỏ. 

 

Về kinh tế/thương mại giữa Ukraine và EU là 42%, trong khi chỉ có 15% với TQ, 8% với Nga và 5% với Belarus. TT Ukraine Volodymyr Zelenskyy tuyên bố họ sẵn sàng chiến tranh mọi mặt (hybrid - vừa xâm lăng, phá về điện toán, tuyên truyền hay mưu đồ chính trị). Hiện nay quân số là 145,000 quân, 102,000 thuộc thành phần bán quân sự và  không quân là 45,000 và hải quân là 11,000. Quân dù là 8,000. Mới nhất là TT Zelensky ra lệnh tăng thêm 100,000 quân trong 3 năm và tiến tới một quân đội chuyên nghiệp.

 

Theo các chuyên gia thì Ukraine còn yếu về điện toán nhất là mạng điện, hay mạng của chính phủ. Từ 2014, Hoa kỳ đã bỏ ra cả chục triệu đầu tư về máy móc, chương trình và huấn luyện giúp Ukraine về điện toán, bảo toàn các hệ thống chống lại tin tặc Nga.

 

Tuyên truyền của Nga bớt hiệu lực như 2014, không gây rối loạn hay hoang mang qua các tin giả. Nay dân chúng không tin các tin thất thiệt đến từ Nga.

 

Hơn nữa thành phố Kyiv sẵn sàng về mọi điều (từ hầm trú ẩn, đến các nơi cứu, tiếp tế, vv) vì đã có 8 năm kinh nghiệm chiến tranh với Nga.

  

Tranh chấp Nga Ukraine kéo dài từ nhiều năm và nay tinh thần yêu nước Ukraine lên cao. Các sĩ quan Ukraine hiểu cách quân đội Nga điều động và hơn nữa họ đã học một số bài từ 2014 đến nay.

Về lý‎, Nga viện cớ có nhiều người gốc Nga để can thiệp hay viện cớ vùng ảnh hưởng. Việc này không còn nữa vì miền đông của Ukraine dân chúng nay có vẻ chống Nga. Sự can thiệp của Nga làm cho dân hướng cảm thấy họ là Ukraine và hướng về Tây phương nhiều hơn. Chính phủ Ukraine nhiều lần muốn ký với Tây phương và EU. Nga không hấp dẫn về kinh tế cho nên và chỉ dùng sức mạnh cơ bắp để dọa các nước nhỏ.   

LHQ đã công nhận biên giới các nước, Nga không thể tùy tiện dùng sức mạnh (kiểu cá lớn ăn cá nhỏ - dùng chiến tranh xám – dùng chiến tranh điện tử hay kinh tế để phá Ukraine). Việc Nga ép Ukraine đã làm dân chúng thức tỉnh và càng thân với các nước Âu châu và NATO.     

Nga không thể trở lại thời đệ nhị thế chiến khi 1943 tại Yalta, Stalin và Roosevelt chia thế giới hay trước 1991 khi Liên sô tan rã. Các nước Tây phương không thể để một nước Nga có quyền phủ quyết việc Ukraine gia nhập NATO hay tham gia vào EU. Lập trường của Nga nguy hiểm về pháp luật quốc tế. Gần 75 năm sau Yalta, Nga không có thể và không có quyền quyết định cho một nước độc lập khác.

 

Tây phương phản ứng ra sao đối với đe dọa của Nga? Các nước NATO và nhất là Hoa kỳ đã  bác bỏ các đòi hỏi về quyền phủ quyết đối với Ukraine, viện trợ quân sự tăng từ phía NATO và Hoa kỳ đặt quân đội trong tư thế “sẵn sàng”. EU hứa viện trợ trên 1.5 tỷ cho Ukraine.  Về phía Hoa kỳ, NT Blinken nói : "Câu trả lời của chúng tôi với Nga vẫn giống như tôi đã nói ở Kiev, Berlin và Genève tuần trước. Chúng tôi vẫn mở cửa cho đối thoại, chúng tôi thiên về giải pháp ngoại giao”.

 

Đối với Nga, đe dọa lớn nhất là trừng phạt từ Tây phương trong đó có trừng phạt về dầu khí (40% khí đốt của Âu châu là từ Nga và ngân sách Nga đến từ lợi tức xuất khẩu dầu khí) và tài chính. Ngoài ra các nước có nhiều giải pháp thay thế dầu khí Nga nếu nước này xâm lược Ukraine. Các nguồn cung ứng mới có thể sẽ đến từ Hoa kỳ, Na Uy hay Qatar.

 

Tại LHQ, tại HĐBA đồng minh duy nhất của Nga là TQ mà thôi.

 

Trong khi các nước tây phương thì lo Nga xâm lược, cố hạ nhiệt thì Ukraine vẫn trong tư thế sẵn sàng – không sợ Nga xâm lược họ chỉ lo đời sống kinh tế xuống.

 

Tại Ukraine không ai tin là Nga sẽ xâm lăng nhưng ai cũng sẵn sàng. TT Zelensky cho là họ sẵn sàng từ 8 năm nay nhưng - không hột hoảng nhưng săn sàng đàm phán.
 

MẶT CHÌM TRONG VÁN CỜ NGA – MỸ  

Trong ván cờ thì TT Putin muốn giảm sức mạnh/chia rẽ NATO, muốn nói chuyện bình đẳng với Hoa kỳ và nếu được ảnh hưởng vào chính trị Hoa kỳ.  

 

Qua vụ Ukraine, TT Putin có cơ hội can thiệp chia rẽ NATO sau khi thấy cựu TT Trump những năm trước, đã chỉ trích và làm giảm đoàn kết trong NATO (vì quyền lợi kinh tế Đức không mấy mặn mà).

 

Vào ngày 24/1/2022, các thành viên NATO quyết định gởi máy bay, tàu chiến và quân đội đến Đông Âu. Hoa kỳ đặt 8,500 quân dù trong tình trạng sẵn sàng. Các nước NATO gởi khí cụ đến giúp như Latvia, Lithuana, Ba lan, vv., ủng hộ mạnh mẽ Ukraine qua súng ống.  Các nước NATO trao đổi để có lập trường chung. Trong bản trả lời chính thức cho Nga ngày 26/01/2022, Hoa Kỳ và NATO đã bác bỏ các yêu sách của Nga.  

 

Ai cũng biết nhiều chiến tranh như VN được quyết định từ Washington. Khi hăm dọa Ukraine, TT Putin đưa ra một bài toán nhức đầu cho TT Biden. TT Biden phải giải quyết khủng hoảng và có nhiều sắc xuất bị chỉ trích. Nếu bị chỉ trích mạnh mẽ, phe TT Biden có nhiều xác suất mất đa số tại Hạ hay Thượng viện vì năm nay có bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Hoa kỳ, vào tháng 11 2022.  

 

Nếu có thay đổi trong chính trường Hoa kỳ thì chính sách ngoại giao cứng rắn của TT Biden với Putin sẽ biến mất. Làm khó dễ Hoa kỳ về ngoại giao, Putin sẽ ngăn TT Biden giải quyết các khó khăn nội bộ của Hoa kỳ và có thể có chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn trên thế giới đối với Nga và TQ.    

  

KẾT LUẬN

 

Các đòi hỏi của Nga phi lý.  Sức ép của Nga trên Ukraine có thể có 2 mặt – nổi và chìm.  

 

Nga đòi không cho Ukraine vào NATO là hỏa mù, là mặt nổi. TT Putin muốn đối đầu, ngăn chặn ảnh hưởng của các nước dân chủ, ý niệm nhân quyền và ảnh hưởng các nước dân chủ tại Đông Âu. Nga muốn xây dựng một vùng ảnh hưởng mới mà các chính sách chính trị và kinh tế sẽ do Nga giựt dây.  

 

Ukraine năm 2014 khác với Ukraine 2022.  Một bên các nước EU, NATO và Hoa kỳ muốn giúp Ukraine nhưng họ chưa thể gởi quân đến Ukraine vì nước này chưa là thành viên NATO.  

 

Nếu Nga xâm lăng thì NATO, Hoa kỳ và thế giới đã cho Nga thấy cái giá phải trả: kinh tế Nga sẽ bị tê liệt trong nhiều năm và do đó TT Putin phải suy nghĩ kỹ.

 

Trong ván cờ Poker Ukraine này, TT Putin có một ngụ ý ‎xa hơn, muốn có ảnh hưởng đến chính trường Hoa kỳ. Đó là phần chìm. Khi gây khó khăn cho TT Biden, Nga sẽ dính gián tiếp vào chính trường Hoa kỳ qua bầu cử giữa nhiệm kỳ.  Điều tra Muller cho thấy Nga dính vào chính trường Hoa kỳ nhưng chứng cớ chưa rõ. Qua vụ Ukraine, TT Putin có thể ảnh hưởng được vào nội bộ Hoa kỳ một lần nữa. Như vậy không đánh mà thắng.

 

Thực thi được (hai mặt nổi và chìm) là một chuyện khác. Tiếng Pháp có câu “l’homme propose,  Dieu dispose” vậy các tính toán của TT Putin thành công hay không là chuyện khác. Nhưng không ai có thể nói là tính toán trong ván cờ của Putin là không sâu sắc và nguy hiểm cho thế giới và cho Hoa kỳ và kể cả VN vì nó giúp TQ. 

  

ĐXQ

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có ít nhất 16 người đã được xác nhận đã tử vong ở Florida sau cơn bão, trong đó có ít nhất năm người do lốc xoáy ở Quận St. Lucie. Cơn bão đã đổ rất nhiều mưa xuống một số khu vực của Vịnh Tampa đến mức được coi là sự kiện mưa lớn nhất trong 1.000 năm.
Lạm phát hàng năm tại Hoa Kỳ chỉ còn 2,4% vào tháng 9, giảm so với con số 2,5% của tháng 8, Cục Thống kê Lao động tiết lộ trong báo cáo hôm thứ Năm. So với tháng trước, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,2%.
Cách đây khoảng 5 năm tôi có đọc một tin tức đăng trên báo chí cho biết một vụ án án oan trái tại tiểu bang Arizona, mà nạn nhân được bồi thường gần một chục triệu Mỹ kim và mới đây nhất tại Chicago cũng có một tù nhân tên Brown bị lãnh án oan trái được lãnh tiền bồi thường 50 triệu Mỹ kim vì đương sự đã bị nhốt trong tù 40 năm.
Công ty Baidu Inc. đang cân nhắc mở rộng đơn vị robotaxi có tên là Apollo Go của mình ra thị trường toàn cầu trong tương lai gần, theo CNBC đưa tin hôm nay, thứ Tư 9/10/2024, trích dẫn nguồn tin. Hiện tại, vẫn chưa rõ khu vực chính xác mà công ty sẽ mở rộng và thời điểm mở rộng.
Hôm nay, gia đình chúng tôi nhận được hồ sơ bầu cử bằng thư. Chuyện bầu cử năm nay xem ra cực kỳ quan trọng, đặc biệt là chức vụ tổng thống. Không quan tâm thì thôi, nếu quan tâm mà lại nhiệt thành với một phía thì rất mệt.
Giải Nobel Y học đã được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ Victor Ambros và Gary Ruvkun hôm Thứ Hai vì đã khám phá ra microRNA, một nguyên lý cơ bản chi phối cách thức hoạt động của gen được điều hòa. Hội đồng Nobel cho biết khám phá của họ "có tầm quan trọng cơ bản đối với
Chủ Nhật 13 tháng 10, 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều tại Freedom Hall, Mile Square Park. Tham khảo với bác sĩ nội khoa hay chuyên môn miễn phí.
Ngày 5/10, thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, bước đầu, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân gây ra vụ cháy tại Công ty TNHH MTV Xe điện DK Việt Nhật (gọi tắt là DK Bike), trụ sở tại xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn là do chập điện. Vụ việc cũng khiến hơn 3.000 xe máy điện thành phẩm bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngoài ra còn hàng nghìn linh kiện, dùng để lắp ráp hơn 2.000 xe điện khác cũng bị thiệt hại hoàn toàn.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.