Hôm nay,  

Đổi Tên Lãnh Tụ

28/03/202010:59:00(Xem: 3541)

Suốt thời gian qua, với những biến động đáng sợ trên thế giới về dịch Covid-19 – do người Trung Hoa tạp ăn gây ra – bà Trang cảm thấy uất hận nhà cầm quyền Trung cộng nhiều hơn chứ không thể nương vào lòng nhân đạo để bào chửa hoặc bênh vực cho Trung cộng trong sự kiện này. 


Bà Trang “gán” hai chữ “tạp ăn” cho người Trung Hoa không phải vì thành kiến mà chỉ căn cứ theo sách vở, báo chí. Thật vậy, người Tây phương, nếu các nhà khảo cứu tìm ra chủng loại nào sinh sản ít, sắp tuyệt chủng thì người Tây phương chú tâm, chủ động nuôi dưỡng để chủng loại sắp tuyệt chủng này được sinh sôi, nẩy nở.


Ngược lại, người Trung Hoa, khi biết chủng loại nào hiếm, sắp bị diệt vong thì người Trung Hoa càng cố tình tìm, tung tiền mua cho bằng được chủng loại đó để ăn; vì người Trung Hoa tin rằng ăn được loài thú hiếm quý thì họ sẽ được sống lâu hơn và sẽ nhận được ánh nhìn khác hẳn từ những người bình thường.

Cũng có khi người Trung Hoa ăn những con vật khác thường chỉ với mục đích chứng tỏ rằng họ “can đảm” hơn người! Và quả thật, khi người Trung Hoa dùng đũa gắp con dơi đen thui – còn nguyên đôi cánh – từ trong tô, đưa lên miệng, cắn, nhai ngồm ngoàm thì các dân tộc khác phải…rùng mình, “ngán” người Trung Hoa về thói tạp ăn!

Tin trên Yahoo: “The Novel Coronavirus Originated In Bats, And That's Actually Pretty Common”. Link:
https://www.yahoo.com/lifestyle/novel-coronavirus-originated-bats-thats-110000180.html
New York Post: “Deadly coronavirus may have originated in bats. Link:

 

https://nypost.com/2020/01/31/deadly-coronavirus-may-have-originated-in-bats-researchers/

Có nguồn tin loan truyền rằng Coronavirus là vũ khí hóa học do Trung cộng chế tạo. Nhưng, theo USA Today – trên Yahoo – thì:…Richard Ebright, a professor of chemical biology at Rutgers University, said in an interview with The Washington Post: “Based on the virus genome and properties, there is no indication whatsoever that it was an engineered virus.” Link:

https://www.yahoo.com/news/fact-check-did-coronavirus-originate-215649018.html


Một trong những sinh vật sắp bị tuyệt chủng được người Trung Hoa ưa thích là pangolin. Theo bản tin ngày 23-March-2020 do Uwagbale Edward-Ekpu cung cấp thì: “… The trade of pangolin, an endangered scaly ant-eating animal has been of concern for many wildlife conservation groups as it is the most trafficked mammal in the world. In China and Vietnam, the pangolin is valued for its scales—which are used to make medicines—as well as for its meat. Link: https://qz.com/africa/1823783/coronavirus-nigeria-not-stopping-pangolin-trade-trafficking/?utm_source=YPL&yptr=yahoo

 

Từ thói tạp ăn đến thói khạc nhổ, hỷ mũi bừa bải, nói ồn ào, cười “hô hố” của người Trung Hoa, bệnh dịch Covid-19 phát sinh và lây lan làm chết quá nhiều người; và mọi sinh hoạt trên thế giới trở nên đình trệ. Trong bản tin về pangolin lại có hai chữ Việt Nam khiến bà Trang cảm thấy bị tổn thương! 


Để xua đuổi niềm tổn thương và bực dọc trong lòng, bà Trang tìm đọc những tin khác, cố tránh tin về Covid-19.


Trong khi tìm tin trên internet, vô tình bà Trang thấy ảnh của một bác nông phu người Việt, ngồi trên mặt ruộng nứt nẻ, khô cằn. Bề ngang của mỗi vết nứt ngoằn ngoèo, nơi nhỏ nhất, khoảng một hoặc hai đốt ngón tay. Bên trái của bác là vài khóm lúa tàn úa vì thiếu nước. Với dáng vẻ rất đau buồn, bác nông phu dõi mắt về hướng thượng nguồn sông Mekong – như chờ đợi, như mong ngóng, như ao ước, như oán trách một điều gì!


Ánh mắt của bác nông phu gợi lại trong lòng bà Trang mối tình cảm thiết tha bà đã dành cho Quê Hương trong chuyến du lịch Trung cộng, vào thập niên 90. 


Trong chuyến du lịch thời 90, bà Trang cùng nhóm du khách được Chad – hướng dẫn viên du lịch, người Tàu, chỉ đàm thoại bằng tiếng Anh – đưa đi xem Vạn Lý Trường Thành. Sau đó nhóm du khách được đến thăm ngôi nhà của Khổng Tử. Sau khi Chad giới thiệu về sự nghiệp của Khổng Tử, bà Trang đưa tay, xin hỏi một câu. Chad vui vẻ:


-Vâng. Mời bà.


-Cảm ơn Chad. Tôi là người Việt Nam – nhưng không phải là Việt Nam cộng sản. Tôi muốn hỏi xem Chad biết câu: “Trai năm thê bảy thiếp; gái chính chuyên một chồng” là của ai? Không Tử, Lão Tử hay Trang Tử?


-Sorry, tôi không biết. Nhưng tại sao bà lại hỏi tôi câu đó?


-Tôi muốn tìm hiểu xuất xứ câu đó; vì câu đó đã dìm cuộc đời của không biết bao nhiêu thế hệ phụ nữ Việt Nam xuống vực sâu!


Chad lắc đầu, cười:


-Rất tiếc. Tôi không biết tác giả câu này là ai. Nhưng nếu bà muốn biết ông Khổng Tử có mấy vợ thì tôi có thể cho bà biết một cách rất chính xác. 


Cả nhóm du khách đều cười, chờ đợi. Bà Trang hỏi:


-Bao nhiêu?


-Tám! Vợ chính thức đó, nha!


Cả nhóm du khách đều cười và có vẻ tin lời Chad.


Khi đưa đoàn du lịch đến Tử Cấm Thành, Chad chỉ tấm ảnh của Mao Trạch Đông – rất lớn, treo trên tường, phía ngoài Tử Cấm Thành – rồi huyên thuyên giới thiệu rằng Mao Trạch Đông là một trong ba vị anh hùng của Trung Hoa. Với bản tính thẳng thắn, không biết sợ, bà Trang bảo:


-Sorry! Với người Trung Hoa, có thể Mao Trạch Đông là một người hùng. Nhưng với tôi và dân tộc các nước nhỏ có cùng biên giới với Trung Hoa thì Mao Trạch Đông là một kẻ sát nhân!


Chad vẫn trầm tĩnh:


-Tại sao bà lại nói như thế?


-Chính ông Mao Trạch Đông đã khởi động và yểm trợ một cách rất đắc lực cho cộng sản Việt Nam (csVN) suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc chiến Bắc và Nam Việt Nam, tôi nhận ra sự tàn ác và vô nhân tính của chiến thuật biển người, do Trung cộng dạy cho csVN để csVN giết người cùng huyết thống – người miền Nam Việt Nam! Và cuối cùng là cuộc tắm máu và cướp tài sản do csVN dành cho chúng tôi, sau tháng Tư 1975.


Lúc này ông Lê – chồng của bà Trang – mới giật mình vì tính thẳng “như ruột ngựa” của vợ, vừa đưa bà Trang ra xa nhóm du khách vừa “bịa” ra lý do để bào chửa cho vợ:


-Sorry! Làm ơn đừng để ý những gì vợ tôi nói. Khi nào bả giận tôi bả cũng trút tất cả phẫn nộ lên người khác; nhưng tâm của bả rất thiện. 


Chad đáp:


-Ông đừng lo. Bà ấy nói gì cứ để bà ấy nói. Trung Hoa là nước… “tự do” mà!


Sau đó, Chad cho đoàn du khách biết sẽ du ngoạn trên sông Dương Tử bằng du thuyền nhỏ. Mọi người đều vui; vì hầu như ai cũng từng đọc hoặc nghe nói về dòng sông bất tận này. Đến bờ sông, khi rời xe buýt, ngang nơi Chad đứng chờ, bà Trang nói:


-Sorry, Chad! Tôi hiểu, những gì tôi nói tại Tử Cấm Thành có thể xúc phạm đến niềm tự ái dân tộc của Chad. Nhưng tôi và nhiều người trong gia đình tôi đã là nạn nhân của ông Mao và csVN. 


-Bà vui là tốt rồi. Tôi nghĩ cảnh sắc của dòng Dương Tử sẽ chinh phục cảm tình của bà.


Đúng như lời Chad nói. Giữa hai bờ đá thẳng đứng, chiếc du thuyền nhỏ trôi lặng lờ xuôi dòng Dương Tử hùng vĩ. Nhìn dòng nước đục ngầu phù sa của sông Dương Tử, bà Trang chạnh lòng nghĩ đến những đoàn chiến đỉnh của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mà lúc nhỏ bà thường thấy trên những dòng sông ở U-Minh, Chương Thiện.


Nhớ đến quê nhà và tuổi thơ, bà Trang tưởng như nghe được tiếng hát xưa âm thầm ngân lên trong hồn:


Về miền Tây. Có ai về miền Tây.

Lúa mùa hương thơm ngát

Dừa xanh nghiêng chênh chếch

Cá ngược dòng sông này…(1)


Xuất thân là một cô gái quê miền Chương Thiện, bà Trang thương dòng nước đục phù sa và các đồn Nghĩa Quân dọc hai bờ sông bao nhiêu thì bà cũng thương "mấy ông Lính" VNCH bấy nhiêu! Bà Trang nhận thức được rằng: Danh dự của một dân tộc không phải từ dinh Tổng Thống – mà danh dự của một đất nước, một dân tộc được vun bồi nhờ sự hy sinh hào hùng của những người Lính vô danh tại nhiều chiến trận xa xôi, ít ai biết đến!


Đang trầm ngâm với những kỷ niệm đẹp vô ngần trên những dòng xưa, bà Trang chợt thấy mọi người “ùa” về phía mũi chiếc du thuyền rồi giọng ông Lê:


-Em! Đi, đi tới đây xem cái đập nước to “chần dần”, chận ngang sông Dương Tử.


Đứng cạnh chồng, bà Trang nhìn chăm chăm vào đập nước, nghẹn lời! Nhiều người bàn tán nho nhỏ. Một chốc sau, như không thể giữ im lặng được nữa, ông Lê nói:


-Mẹ! Nó làm “cái điệu này” thì Việt Nam “chết ngắt”! Khốn nạn! Đó, nó giúp bộ đội ông Hồ Chí Minh thắng Tây, thắng Mỹ; bây giờ nó thắt ngang “cuống họng” của vựa lúa miền Tây Nam Việt, đố thằng csVN nào dám “hó hé”? Mẹ bà csVN! Thứ “khôn nhà dại chợ”!


Bà Trang lặng yên, lấy khăn giấy thấm nước mắt – mà không hiểu được tại sao nước mắt của bà lại rơi!


Nếu những giọt nước mắt của bà Trang trên dòng Dương Tử là những giọt nước mắt uất hận dành cho Trung cộng thì những giọt nước mắt của bà Trang ngày bà vượt biển, bỏ lại Cha Mẹ, anh chị em và người yêu – ông Lê – trong trại cải tạo lại là những giọt nước mắt buồn tủi cho thân phận của người phải lìa bỏ Quê Hương và người yêu! Những lúc ấy bà Trang chỉ biết vừa quẹt nước mắt vừa thổn thức âm thầm khi tiếng hát xưa vọng về:


“…Chiều đến đìu hiu mang cả niềm thương nhớ.

Ai về biết chăng đây còn tôi, buồn mơ!

Quê Hương biết chăng đây một kiếp lạc loài!...” (2)


Niềm buồn tủi của bà Trang kéo dài không lâu thì ông Lê trốn trại, vược biên bằng đường bộ. 


Hôm đầu tiên, bất ngờ thấy ai giống Lê đang làm thủ tục nhập trại tại văn phòng của trại tỵ nạn Galang, Trang vừa chạy đến vừa reo vang:


-Anh Lê! Anh Lê! Phải anh Lê không? Em, Trang nè!


Quay về hướng có tiếng gọi, nhận ra Trang, Lê vừa chạy đến vừa đáp:


-Ủa, Trang! Trời ơi! Trang!


Đó là lần đầu tiên Trang ngã gọn vào đôi tay không còn rắn chắc của Lê!


Tối đó, Trang rũ bạn của nàng và Lê mời những người may mắn sống sót trên chiếc thuyền có Lê đi cùng, đến căn lều Trang tạm trú. Sau một lúc kể cho nhau nghe về những hãi hùng mà mọi người đã trải qua, một người đề nghị ca hát cho vơi buồn. Thông dịch viên cho văn phòng của trại – người ngầm có cảm tình với Trang – bảo:


-Ý kiến hay. Để tôi tìm David –  nhân viên của Hội Hồng Thập Tự quốc tế – mượn Guitar.


Mọi người vỗ tay. Một chốc sau, thông dịch viên trở lại với một Acoustic Guitar. Sau khi vài người “trổ tài”, Lê xin góp vui để giàn trải nỗi niềm với Trang:


-Cho tôi tham gia với!


Nhận Guitar xong, Lê dạo vài notes rồi tự giới thiệu:


-Tôi xin hát bài Lady của Lionel Richie.


Thông dịch viên ngạc nhiên:


-Ủa, mới vượt ngục csVN mà sao biết bài này?


Lê giải thích:


-Lúc còn trong tù, tôi biết một vệ binh trẻ, hiếu học và không tàn ác với tù nhân. Giờ ăn trưa, trong rừng, tôi dạy Anh văn cho cậu ấy. Một buổi chiều, thấy cậu ấy và vài vệ binh xúm lại nghe radio, tôi bước đến, bảo: Có radio thì nên nghe đài “nước ngoài” để tập nghe tiếng Anh cho quen. Không cậu nào biết tầng số đài ngoại quốc; thế là tôi mở hộ. Trời giun rủi sao tôi nghe được bài Lady. Tôi vội xin giấy, mượn bút viết lời ca và cố ghi nhận giai điệu của bản nhạc; vì vậy, nếu tôi hát sai, lạc giọng, mong các bạn niệm tình tha thứ.


Dĩ nhiên không thể nào Lê hát hay được; vì sai nhịp, sai giọng hoặc sai lời ca. Nhưng đến phân đoạn giữa, có lẽ vì lời ca diễn đạt được nỗi niềm của chàng, Lê hát rõ từng chữ và trái tim của Trang cũng thổn thức theo tiếng hát của chàng:


… Lady, for so many years I thought I'd never find you
You have come into my life and made me whole

Forever let me wake to see you each and every morning…

Hôm sau, Lê và Trang làm thủ tục “nhập” vào một hồ sơ. Nhờ gốc nhà binh, Lê và Trang được sang Hoa Kỳ định cư. Lê và Trang đi làm ban ngày; ban đêm đi học.


Một buổi tối mưa lất phất, sau khi tan học, Lê và Trang đi ra nơi dựng hai chiếc xe đạp – nhà thờ cho mượn. Đang mở khóa xe, Lê và Trang cùng nghe giọng của thầy Smith:


-Hi! Mưa mà hai bạn đi xe đạp à?


Lê đáp:


-Thưa giáo sư, chúng tôi chỉ có phương tiện này thôi.


-Ô, vậy sao? Đi! Đi theo tôi. May quá, nhờ đài khí tượng cho biết hôm nay mưa cho nên tôi đi chiếc truck. Chúng ta để hai chiếc xe đạp phía sau; hai bạn ngồi phía trước với tôi. Okay!


Sau khi cho Smith biết địa chỉ, Lê và Smith hỏi thăm nhau về gia đình, về những khó khăn mà di dân nào cũng phải trực diện. Bất ngờ Trang lên tiếng:


-Thưa giáo sư, cho phép tôi hỏi một câu, được không ạ? 


-Bà cứ tự nhiên.


-Thưa, ông có biết là trường này có nhiều sinh viên người Trung Hoa hay không?


-Biết chứ.


-Tại sao người Trung Hoa lại được phép sang Mỹ du học? Người Mỹ quên cuộc chiến Việt Nam nhanh đến như vậy sao?


Smith hơi lúng túng:


-Tôi chỉ là một nhà giáo. Tôi không chú ý đến chính trị. Nhưng việc người Trung Hoa sang Hoa Kỳ du học không phải mới xảy ra vào thời đại của chúng ta – mà sinh viên Trung Hoa đã sang Mỹ du học từ thời bà Từ Hy Thái Hậu lận! (3) 


-Ông không đùa chứ? 


Smith khoát tay:


-Không. Nếu tôi nhớ không lầm thì người Trung Hoa đầu tiên sang Hoa Kỳ du học tên Dung Hoành, ở Ma-Cao, được hội truyền giáo trợ cấp. Năm 1854 Dung Hoành tốt nghiệp từ đại học Yale. (4) 


Trang có vẻ bực tức:


-Tôi không hiểu tại sao một quốc gia văn minh, phồn thịnh – như nước Mỹ – lại giúp đỡ Trung Hoa để sau này chính nước Mỹ sẽ bị nhiều phiền nhiễu mà người Mỹ không thể ngờ tới. 


-Chúa dạy chúng ta nên giúp đỡ mọi người.


-Phật “của tôi” cũng dạy như thế. Nhưng, tiếc rằng trình độ Anh văn của tôi chưa đủ để tranh luận với ông.


Smith giải thích:


-Tôi nghĩ, Trung cộng là nước đông dân nhưng lạc hậu. Chúng ta nên giúp cho dân Trung cộng có được đời sống đầy đủ, thoát khỏi nghèo đói và hấp thụ nền dân chủ, văn minh của Tây Phương thì người dân Trung cộng sẽ lật đổ chế độ cộng sản độc tài.


-Từ thời bà Từ Hy Thái Hậu cho đến bây giờ người Trung Hoa có hấp thụ được nền dân chủ và văn minh của Tây phương hay chưa, tôi không biết; điều tôi biết chắc chắn là một ngày nào đó người Mỹ sẽ khám phá ra là những tài liệu bí mật của Hoa Kỳ sẽ “không cánh mà bay”; rồi Trung cộng sẽ vươn lên nhờ vào khối tài sản trí tuệ mà sinh viên Trung cộng đã và đang ăn cắp của Mỹ.


Im lặng. Dường như Smith không tin lời Trang. Lê lên tiếng:


-Em à! Người Trung Hoa cũng có người tốt người xấu. Phải phân biệt, nói cho rõ ràng; nếu không, sẽ bị ghép vào tội kỳ thị.


Trang đáp:


-Dĩ nhiên. Đối với em, người Trung Hoa tốt và tài hoa nhất là nhạc sĩ La Hối – tác giả bài luân vũ bất tuyệt Xuân Và Tuổi Tre – và người Trung Hoa ở Việt Nam; vì người Trung Hoa ở Việt Nam đã hấp thụ được nền tự do, nhân bản của xã hội Việt Nam không cộng sản. Sau 75 số người Trung Hoa này cũng vượt biên rầm rộ để tránh sự cai trị sắt máu của csVN. Ông Bà mình thường nói “Rau nào thì sâu đó”. Một dân tộc hoặc một vài thế hệ bị băng hoại tư tưởng là do chế độ và cấp lãnh đạo trong thời gian đó tạo nên. Con người sống dưới sự cai trị sắt máu của một chế độ tàn bạo thì – vì bản năng sinh tồn – người dân cũng sẽ phải trở nên độc ác, gian manh để được tồn tại dưới chế độ đó. Điễn hình là người Việt Nam trong nước hiện nay, sau gần nửa thế kỷ sống dưới sự cai trị tàn bạo của csVN.


Smith vẫn im lặng. Lê “bấm” tay Trang, ngụ ý bảo vợ đừng nói nữa. Trang nhìn Lê rất nhanh, thầm nhủ, không tôi cho nói thì tôi nghĩ. 


Theo sự suy nghĩ của bà Trang, số người Việt Nam trong nước hiện nay, một tay đưa ra nhận tiền của bà con từ hải ngoại gửi về để hưởng thụ; một tay dương cao cờ đỏ sao vàng để “lấy lòng” đảng và “nhà nước” csVN! Người Việt trong nước sống “hai mặt” như thế cho nên đảng csVN mới có thể tồn tại cho đến bây giờ!


Từ thái độ sống “hai mặt” của người Việt trong nước bà Trang liên tưởng đến hành động bất lương của sinh viên Trung cộng sang Mỹ du học: Một mặt, họ hấp thụ, hưởng lợi nhuận từ nền học vấn của Hoa Kỳ; mặt khác, họ cố len lõi vào các trường đại học, cơ quan quân sự, Trung Tâm Không Gian, kỹ thuật, y khoa, nông nghiệp, v.v… để ăn cắp tài liệu rồi chuyển về Tàu!


Sự việc người Trung Hoa có học thức ăn cắp tài liệu của Mỹ đã được nhiều cơ quan truyền thông Hoa Kỳ cảnh báo từ lâu. Nhưng dường như chính phủ Hoa Kỳ chưa có biện pháp trừng phạt tương xứng với tội trạng của kẻ cắp.


Năm 2009, National Security Agency Director General Keith Alexander called Chinese IP theft the greatest transfer of wealth in history. He put the value of cyber-theft of US trade secrets and intellectual property (IP) at a stunning $250 billion a year and called it “our future disappearing in front of us.” Link:

https://www.prosperousamerica.org/top_ten_cases_of_chinese_ip_theft


Cũng trong Link đã dẫn bên trên, bản tin ngày 01 tháng 05-1918 – do Jeff Ferry Research Director thuộc The Coalition for a Prosperous America (CPA) cung cấp – thì có mười trường hợp quan trọng do người Trung cộng du học, làm việc tại Hoa Kỳ ăn cắp tài liệu của Hoa Kỳ, liệt kê như sau:


1.- The Wind Turbine Case

2.- The Oreo White Case

3.- The Motorola Case

4.- The Iowa Seed Corn Case

5.- The Tappy the Robot Case

6.- The CLIFBAW case

7.- The Allen Ho TVA/Nuclear Power case

8.- The File Storage and China National Health case

9.- The Unit 61398 Case

10.- The Great Firewall Case.


Đang bực dọc vì sự gian manh, quỹ quyệt của sinh viên và người Trung Hoa tại Hoa Kỳ, bà Trang kéo “con chuột”, muốn xoay tìm tin khác thì nghe tiếng hát văng vẳng từ dưới lầu. Chỉ một thoáng thôi, tiếng hát trở nên rõ dần: … Lady, for so many years I thought I'd never find you…” Bà Trang lại nghe tiếng chân người bước lên cầu thang rồi tiếng ông Lê bắt chước mấy đứa cháu:


-“Ba Noi”! “Ba Noi” biết gì không?


Bà Trang bước ra cửa phòng computer, hỏi:


-Gì vậy, ông?


-Ca sĩ “ruột” của “ba Noi” chết rồi!


-Bà Thái Thanh, phải không?


-No, “Sir”!


-Vậy thì ai?


-Kenny Rogers.


-Trời!


Với gương mặt đượm buồn, bà Trang quay vào phòng computer. Ông Lê vừa bước theo vừa nói:


-TV nói về cái chết của Kenny Rogers rồi chiếu lại cảnh Kenny Rogers hát bài Lady làm anh nhớ lúc mình gặp lại nhau ở Galang. 


Bà Trang nhìn ông Lê với ánh mắt đầy thương yêu. Nhìn computer, thấy bản tin bà Trang đang đọc dỡ, ông Lê tiếp:


-Lại cũng chuyện mấy “thằng” Tàu! “Tui” nói hoài mà cô không chịu nghe. Tuổi này rồi, ai làm gì, “kệ mẹ” nó. Cô suy nghĩ làm chi cho nhức đầu!


-Ai cũng nói và nghĩ như ông thì cái ác không bao giờ ngưng hủy diệt loài người.


Ông Lê hỏi lơ chuyện khác:


-Hôm nay, ngoài tin “Tàu dịch” còn có tin gì lạ không?


-Thì cũng mấy người Tàu ăn cắp tài liệu của Mỹ và vụ Covid-19 thôi.


-Tưởng gì! Ăn cắp và ở dơ là “nghề” của Tàu cộng mà!


Bà Trang thở dài, than:


-Tội nghiệp bà Mẹ của bác sĩ Li Wenliang! Từ 30 tháng 12-2019, bác sĩ Li Wenliang đã “báo động” cho bạn hữu hay về đại dịch Coronavirus. Nhưng vì muốn che giấu thế giới về thói tạp ăn của người Trung Hoa, nhà cầm quyền Trung cộng “bịt miệng” bác sĩ Li Wenliang. Sau khi bác sĩ Li Wenliang nhiễm Covid-19,  chết, nhà cầm quyền Trung cộng đền bù $821,000.00 Yuan – tương đương $117,400.00 USD. Đã vậy, bây giờ Trung cộng lại đỗ thừa là dịch Coronavirus do Lục Quân Hoa Kỳ đến Wuhan tham dự Military World Games hồi tháng Mười 2019 – đã bị nhiễm Coronavirus rồi mang sang – lây cho dân Trung Hoa.


-Mẹ! Khốn nạn! “Vừa ăn cướp vừa la làng”! 


Bà Trang đưa cho ông Lê xem vài bản tin mà bà đã in ra: Hành độnh mờ ám của ông Xi về dịch Wuhan, ngày 25-March-2020, đã bị ông Mike Pompeo “cự”. Trên New York Times, by Reuters ghi rằng: “… U.S. Secretary of State Mike Pompeo sharpened on Thursday his criticism of China's handling of a coronavirus pandemic, saying its ruling Communist Party was still denying the world information needed to prevent further cases…”. Hôm nay, theo Helen Briggs - BBC News, ngày 26-March-2020, 5:36 AM CDT: “… Pangolin facing greater threat of extinction during coronavirus outbreak. Pangolins smuggled into China have been confirmed to contain viruses closely related to the one sweeping the world…”. Cũng hôm nay, trên Yahoo News, Mairead McArdle đưa tin: China Supplied Faulty Coronavirus Test Kits to Spain, Czech Republic. Link: https://www.yahoo.com/news/china-supplied-faulty-coronavirus-test-162306412.html


Xem xong, ông Lê lắc đầu:


-Quả thật, Trung cộng – cũng như csVN – hễ dối được ai thì dối; gạc được ai thì gạc. Bị “lòi tẩy” thì cứ dơ “mặt mẹt” ra là…huề.


Ông Lê vừa ngồi vào ghế trước computer, đưa “con chuột” “rà rà” vừa tiếp:


-Hồi sáng xem iPad, anh thấy mấy chữ này hay lắm. Trong những hành động khuấy phá vùng Á Châu, cướp Hoàng Sa và tranh chấp Trường Sa của Việt Nam, phô trương lực lượng quân sự ở Biển Đông và dùng tiền để thuê mướn hoặc mua đất, hải cảng của Việt Nam và các nước nhỏ, v.v… ông Xi rất xứng đáng với “danh hiệu” này.

-Danh hiệu gì mà “ghê” vậy?


-Danh hiệu này “ra đời” lâu rồi, dùng để đề cập đến những nhà lãnh đạo điên rồ với tham vọng bá chủ toàn cầu.


Giọng bà Trang có vẻ chán nản:


-Trung cộng ăn cắp tài liệu của Mỹ về làm của riêng. Dù trở thành bá chủ đi nữa, Trung cộng cũng bị nhục với thế giới; vì tất cả thông tấn xã Hoa Kỳ đều đăng đích danh tên họ của kẻ cắp và kèm theo chữ Chinese!


-Nếu nó biết nhục nó đã không làm!


Im lặng. Chỉ một thoáng thôi, ông Lê reo lên:


-Đây rồi! 


Nhìn lên màn ảnh computer, thấy ông Lê tô đậm hàng chữ: The headline on the Journal’s opinion column referred to the current virus outbreak in China and called the Country the “Real Sick Man of Asia.” Bà Trang vừa reo vui vừa nhảy “cà tưng”:


-Vậy thì tui sẽ đổi tên ông Xi bằng bốn chữ: Sick Man of Asia! Ha…ha…Xi is Sick Man of Asia! Xi is Sick Man of Asia!...


Ông Lê và bà Trang cùng cười vang như hai người trẻ vừa tìm được niềm vui trọn vẹn./.


ĐIỆP MỸ LINH


www.diepmylinh.com


 


Chú thích:

1.- Về Miền Tây của Y Vân.

2.- Bến Thu của Điệp Linh Nguyễn Văn Ngữ.

3 & 4.- Wikipedia tiếng Việt.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Em nằm im lặng nghe đêm thở | Tháng Tư mở đôi mắt trong đêm | Anh ạ, em nghe Tháng Tư khóc | Tháng Tư nhỏ những giọt lệ đen.(tmt)
Con người ngậm kín cái tốt vào lòng. Để khỏi mua lấy vạ hiềm nghi ghen ghét. Tôi nhìn đứa bé từ sau lưng, sự rung động khẽ của đôi vai nhỏ bé, vẻ hạnh phúc của cái gáy nhỏ xíu măng tơ. Phút này qua phút khác, có lẽ lâu lắm, cho đến khi đứa bé bắt đầu thỏa mãn, bú chậm lại, nhưng nó vẫn ôm lấy bầu ngực của người đàn bà lạ, ngủ thiếp đi.
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Tháng Tư chuếnh choáng. Say chẳng phải vì rượu dẫu chỉ nhấp môi hoặc thậm chí trong đám bạn có kẻ chẳng uống giọt nào. Nhưng họ vẫn say như thường. Những hồi ức tháng Tư lần lượt xuất hiện như một chất men nhưng không thể làm người ta quên mà chỉ là giây phút hiếm hoi nhắc nhớ để rồi quên. Quên tạm thời nỗi niềm chất chứa mà không làm sao quên hẳn.
Hai tên đeo băng đỏ đưa tôi đến một căn nhà nằm trên đường Tôn Thất Thuyết. Nay mới biết là cơ sở kinh tài của Việt Cộng. Vào bên trong, tôi thấy có một số người bị bắt trước ngồi trên băng ghế đặt ở góc một phòng lớn rộng rãi. Họ ngước mắt nhìn tôi có vẻ ái ngại. Tôi biết những người ngồi đó là thành phần đặc biệt nằm trong danh sách tìm bắt của chúng. Nhìn họ, tôi thấy mấy người quen quen. Hình như họ là viên chức Chính Phủ trong tỉnh. Tôi được đưa đến ngồi cạnh họ. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai lời nào ngay cả khi bất chợt nhìn thấy tôi. Có lẽ im lặng để che đậy cái lý lịch của mình, làm như không quen biết nhau, nếu có khai láo cũng không liên lụy đến người khác.
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.