Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nhà Sư & Nhà Nước

22/02/202017:35:00(Xem: 4658)

blank

Hoà Thượng Thích Quảng Độ 

27/11/1928 - 22/02/2020


Một hệ thống truyền thông do chính quyền kiểm soát có thể tạo ra một làn sóng thông tin sai lệch, nhưng sẽ chỉ làm gia tăng hiệu ứng ngược khi chính quyền đó đã mất tín nhiệm nơi dân chúng.


Thích Quảng Độ


Cái gì chứ chùa chiền, thánh thất là những nơi tôi rất ít khi lai vãng. Nghiêm và buồn thấy mẹ. Tam Bảo, Phật – Pháp – Tăng, tôi cũng đều né tuốt. Vậy mà cả đêm qua tôi lo muốn chết luôn, không ngủ được, nên phải lồm cồm bò dậy – viết vội vài hàng – sau khi đọc bài viết của nhà bình luận thời cuộc Nguyễn Ngọc Già (về một vị tu sĩ) trên diễn đàn Dân Luận:

“Vừa qua, theo loan báo của đài RFA và VOA, bà Loretta Sanchez - dân biểu Mỹ và phóng viên Ỷ Lan (đài RFA) thực hiện cuộc phỏng vấn dân biểu Ramon Tremosa I Balcells - Châu Âu, cả hai vị này đều lên tiếng đề nghị và ủng hộ trao giải thưởng uy tín - giải Nobel Hòa Bình cho người Việt Nam - Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền trong nước không mệt mỏi suốt gần 40 năm qua. Đó là một tin rất đáng mừng cho người Việt Nam. Nhiều người vẫn không quên Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã từng nhận giải tưởng niệm Thorolf Rafto năm 2006 và là một người được đề cử cho giải Nobel Hòa bình nhiều lần, tuy vậy cho đến nay giải thưởng cao quý đó vẫn chưa đến tay Ngài...  Giải thưởng cao quý này nhất định sẽ trở thành một cánh quân quả cảm để người Việt Nam cùng nhau tập hợp lại, phất cao " Lá cờ - Nobel Hòa Bình" mà thế giới trao cho chúng ta như một niềm cổ vũ, như một lời cảm thông và trên hết như một lời hiệu triệu người Việt Nam hãy nắm chặt tay nhau và cùng chuyển thông điệp quan trọng, cấp thiết và dứt khoát đến ĐCSVN rằng: HÃY QUAY VỀ VỚI DÂN TỘC, TỔ QUỐC TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!

Thật lòng, ngoài Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ - Người rất xứng đáng nhận giải thưởng này, tôi mong Ủy ban trao giải tại Oslo hãy xem xét, cân nhắc và quan tâm đến một người đủ cả tâm, tài, tuệ, đó chính là ông TRẦN HUỲNH DUY THỨC. Giá như tôi có được một lá phiếu trong tay, người tôi đề cử sẽ là TRẦN HUỲNH DUY THỨC. Bởi xét về quá trình cống hiến có lẽ anh còn thua xa Ngài Thích Quảng Độ, nhưng xét về sức bật và sự đóng góp cho tương lai Việt Nam hòa bình (tôi tin một ngày không xa), anh còn thừa năng lượng để cống hiến cho Việt Nam tất cả tâm, trí, lực với tuổi đời còn đủ trẻ, với khối óc thông minh cùng một tấm lòng lương thiện, yêu nước không mảy may ngờ vực cho bất kỳ ai. Tôi tin giải Nobel hòa Bình 2012 sẽ được trao cho người Việt Nam. Tôi tin ngày ấy đang đến. Khởi từ giải thưởng Nobel Hòa Bình trong năm nay - cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC HAY ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ - chính là cho VIỆT NAM.”

Miến Điện đang đổi thay từng ngày bởi lòng yêu nước, thương dân nồng nàn của bà Aun Sang Suu Kyi cùng sự quay đầu hối cải của nội các Thein Sein. Sao người Việt Nam không có quyền nghĩ đến điều này và... sớm hơn?”

Chuyện tuốt luốt bên Lèo, bên Miên, hay bên Miến “thay đổi từng ngày” ra sao – nói nào ngay – tôi hoàn toàn mù tịt nên không dám lạm bàn. Còn chuyện giải Nobel đối với với nhà sư và nhà nước ở ta thì (ôi thôi) phiền toái lắm, cho cả hai bên, và cũng cho rất nhiều người!

Mấy năm trước, khi HT Quảng Độ vừa mới nhận giải Thorolf Rafto là báo Nhân Dân đã rẫy nẩy lên như đỉa (phải vôi) rồi: “Đây là một việc hoàn toàn không thích hợp.”

Ủa, sao lại không thích hợp cà?


Phản ứng của Đảng và Nhà Nước, rõ ràng, yếu ớt. Phản bác khơi khơi như vậy (nghe) thiệt là ... trớt qướt, không chỉ mơ hồ mà còn có vẻ hàm hồ nữa. Do đó, để đối phó với tình thế – sau đó – Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã ra một công điện khẩn và mật (nguyên con) như sau:


blank

Trời, tưởng gì chớ “ngậm máu phun người” là hoạt động thường trực của những cây bút trong Hợp Tác Xã Tư Tưởng, ở Việt Nam. Ông vụ trưởng Nguyễn Thế Kỷ còn bầy đặt đóng dấu “khẩn” hay “mật” làm chi, trông cho nó thêm ... kỳ! Không tin thử lật lại vài trang báo cũ coi:


  • Thích Quảng Độ kẻ đi ngược lợi ích dân tộc, luôn có thái độ bất mãn, chống đối chính quyền nhân dân, dọa tự thiêu và lợi dụng việc tổ chức “Đại giới đàn” để thuyết giảng, vu cáo chính quyền đàn áp Phật giáo. An Ninh Thủ Đô, ngày 26 tháng 8 năm 2007.

  • Thích Quảng Độ xuyên tạc thô bạo tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, tạo cớ và tiếp tay của các thế lực hoạt động chống phá Việt Nam từ bên ngoài. Công An Nhân Dân, ngày 27 tháng 8 năm 2007.

  • Thích Quảng Độ móc nối các tổ chức cực đoan lưu vong ở hải ngoại để dùng “oán trả ơn” bằng cách thông tin vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, không cho tự do tôn giáo.  Sài Gòn Giải Phóng, ngày 28 tháng 8 năm 2007.

  • Hành trình 30 năm nay của ông Thích Quảng Độ là một xâu chuỗi những hành vi vu khống, “nằm vạ”, hối lỗi, van xin và sáng nắng chiều mưa, thay đổi chính kiến ngay sau khi được khoan hồng... Lợi dụng những thời điểm thuận tiện để xuất hiện và khoa trương nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân. Tuổi Trẻ, ngày 31 tháng 8 năm 2007.

  • Thích Quảng Độ, con người tráo trở, ngựa quen đường cũ. Người Lao Động, ngày 31 tháng 8 năm 2007.

  • Đất nước thống nhất mấy mươi năm nhưng ông không mong muốn hòa hợp, cứ muốn tách mình ra khỏi dòng chảy chung chỉ vì những cuồng vọng.  Pháp Luật, ngày 16 tháng 5 năm 2009.

  • Ông Thích Quảng Độ, người đứng đầu tổ chức không được các tăng ni, phật tử ở Việt Nam công nhận, là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, chẳng hiểu căn cứ vào đâu mà cho rằng việc khai thác bôxít sẽ dẫn đến “nguy cơ huỷ hoại màu xanh Tây Nguyên và đời sống của người Việt cũng như hàng chục dân tộc ít người”. Tiếp theo, ông ta “khẩn cấp báo động công luận thế giới về đại nạn sinh thái Tây Nguyên Quả là không thể hiểu nổi, một vị tu hành đến chức Hoà thượng mà lại làm những việc phản dân hại nước đến vậy. Công An Nhân Dân, ngày 18 tháng 4 năm 2009.


Năm nay, dù không phải là thầy bói, tôi cũng đoán được rằng ông Vụ/ hay bà Trưởng Vụ Báo Chí - Xuất Bản đương nhiệm lại sắp sửa ký một công điện (“khẩn” và “mật”) mới, với nội dung y như cũ: “Chuẩn bị sẵn bài viết, phóng sự, hình ảnh, tư liệu về vấn đề này để đấu tranh. Chú ý phỏng vấn, lấy ý kiến người dân, ý kiến các bậc chân tu phản đối việc trao giải, lên án Thích Quảng Độ và các thế lực đen tối khác.”

Thế là “các cơ quan báo chí trong nước” lại sắp phải vất vả “chuẩn bị” để ... ngậm cứt phun người. Uy danh của HT Thích Quảng Độ, tất nhiên, không thể bị ô uế bởi những lời lẽ bẩn thỉu thượng dẫn. Tuy thế, cứ nghĩ đến những cây rừng sẽ phải bị hạ (để tạo ra giấy mực cho chiến dịch bôi bác sắp tới) và tiền thuế của dân chúng (dùng để nuôi sống một đám bồi bút côn đồ) thì tôi không thể nào không cảm thấy vô cùng... sót ruột!

Do vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Ngọc Già rằng “mong Ủy ban trao giải tại Oslo hay xem xét, cân nhắc và quan tâm đến một người đủ cả tâm, tài, tuệ, đó chính là ông TRẦN HUỲNH DUY THỨC.”

Cũng như trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba, người nhận giải Nobel Hoà Bình năm 2010, ông Trần Huỳnh Duy Thức đang ở trong tù. Việc trao giải thưởng này cho nhân vật này, do đó, sẽ khiến cho công việc bôi bẩn ông sẽ bớt tốn kém hơn. Nhờ vậy, môi sinh cũng đỡ bị tàn phá hơn, và tiền thuế của người dân cũng sẽ đỡ phải tiêu phí hơn – chút xíu!

02/17/2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.