Lời công bố đưa ra xem như có hàm ý chỉ trích kế hoạch Hoa kỳ gây tranh cãi về Hệ thống Bảo vệ Hoa kỳ bằng Hỏa tiễn.
Lời công bố chung được đưa ra sau khi Tổng thống Kim và đối tác Vladimir Putin hội đàm trong ngày viếng thăm thứ hai của Tổng thống Nga tại Hàn Thành, lời công bố này đã cho biết Thỏa Hiệp Chống Phi Đạn (1972 ABM Treaty) phải được gìn giữ và củng cố.
Nam Hàn và Nga đã đồng ý thỏa hiệp 1972 ABM Treaty là căn bản cho việc ổn định có tính chiến lược và là một nền tảng quan trọng của nỗ lực quốc tế trong việc giải giới vũ khí nguyên tử và cấm cho phát triển loại vũ khí này, theo như thông báo chung đã cho biết. Nga khẳng định hệ thống phòng thủ Hoa kỳ bằng hỏa tiễn sẽ làm cho bãi thỏa hiệp ký năm 1972. Chính quyền Nam Hàn đã cảnh giác về Phòng thủ Hoa kỳ bằng Hỏa tiễn (NMD), nhưng không giám lộ ra sự chống đối trước tấm lá chắn hỏa tiễn quan trọng của người bạn đồng minh.
Bản thông báo chung đã không đề cập tới Hệ thống Phòng thủ Hoa kỳ bằng Hỏa tiễn.
Hai nhà cầm đầu đã yêu cầu có một sự thi hành sớm theo thỏa thiệp START II (Tài giảm Vũ khí Chiến lược II) và chu toàn hiệp định cho loại vũ khí chiến lược mới, đồng thời gìn giữ và củng cố thỏa ước ABM Treaty (Chống Phi Đạn).
Putin và Kim cũng công bố các kết quả của hội nghị thượng đỉnh hồi tháng sáu giữa Tổng thống Nam Hàn và Chủ tịch tối cao Kim Jong II của Bắc Hàn. Putin đã bầy tỏ Nga sẵn sàng và nguyện tiếp tục đóng góp vào việc làm giảm căng thẳng và bảo đảm hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, theo như bản thông báo chung đã cho biết.
Theo các phân tích gia, nhà cầm đầu Nga muốn xử dụng 48 tiếng đồng hồ viếng thăm tại Nam Hàn để củng cố ảnh hưởng của Nga tại Á Châu. Công hiệu của ngoại giao Nga đã bị giảm đi nhiều sau khi nền kinh tế Nga bị suy sụp. Putin cùng tìm cách giảm đi món nợ 1,8 tỷ Mỹ kim mà Nam Hàn đã cho Nga mượn bằng cách bán các trang thiết bị quốc phòng của Nga mà Putin cho biết thuộc loại tối tân nhất thế giới.
Lời công bố đưa ra đã cho biết hai bên đã muốn có sự hợp tác lớn hơn nữa trong lãnh vực năng lượng và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cho nối đường hỏa xa xuyên qua Cao ly với đường hỏa xa xuyên qua Tây Bá Lợi Á, vùng đất của Nga.
Trong một bữa tiệc trước đây cùng với các doanh gia Nam Hàn, Putin đã đưa ra việc đầu tư của Nga để làm cam kết cho nối đường hỏa xa nối Bắc và Nam Triều Tiên với đường hỏa xa xuyên qua Tây Bá Lợi Á. “Nga nhất định đầu tư vài triệu Mỹ kim để canh cải đường hỏa xa của Bắc Hàn,” theo như Putin đã tuyên bố trong buổi họp có đãi tiệc.
Putin đã cho biết, chủ tịch tối cao Kim Jong II đã tỏ vẻ ưng ý kiến của Putin trong lúc Putin viếng thăm Bình Nhưỡng hồi năm ngoái.
Bắc và Nam Hàn đã đồng ý để cho nối lại đường hỏa xa giữa Hán Thành và Bình Nhưỡng băng qua biên giới đã từng đào hào và đắp lũy chống nhau sau cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng sáu của năm ngoái. Theo kế hoạch hiện nay, đường hỏa xa giữa Hán Thành và Bình Nhưỡng được nối lại lần đầu tiên sau chiến tranh Cao ly năm 1950-53 và chạy sang tới tô giới Trung quốc. Nga lại muốn có một đường hoả xa nối dài dọc theo duyên hải phía đông tới biên giới Nga.