Hôm nay,  

Nhớ Trà Vinh!

01/06/201908:29:00(Xem: 5701)

Nhớ Trà Vinh!

 

Đoàn Xuân Thu

 

Trà Vinh, thời mình gọi là Vĩnh Bình, nằm bên bờ sông Tiền, cách Sài Gòn khoảng 202 km và cách Cần Thơ khoảng 100 km, cách Biển Đông khoảng 40 km. Đất Trà Vinh chia cắt bởi sông rạch chằng chịt. Trên đất liền là gò, là giồng, lan ra tới cửa biển. Có nơi độ cao, so với mực nước biển, chưa tới một mét, nên năm mười hai tháng, Trà Vinh ngập mặn tới nửa mét trong vòng từ ba tới năm tháng. Nước mặn tràn vào sông thành nước lợ. Nước ngọt thiếu, dân muốn xài, phải đào giếng! 

 

Và ‘Gánh nước đêm trăng’ của Viễn Châu do Út Trà Ôn ca ra đời như vậy đó!

 

***

 

Hồi xưa đất Kampuchia gồm Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, (tức cái đồng bằng sông Cửu Long mình bây giờ). Và truyền thuyết ra đời rằng: Préah Trapéan (tiếng Khmer), Trà Vinh (âm tiếng Việt), có nghĩa tìm được tượng Phật đá trong ao mùa nước lụt năm đó, dân rước tượng Phật về Chùa thờ phượng! Sau nầy cứ mỗi lần ông nầy lên ông kia xuống, thay tên đổi họ vùng đất nầy hoài, nhưng người dân vẫn gọi đất Trà Vinh.

 

Đất Trà Vinh là một đất đa sắc tộc. Cứ mười người là có bảy người Việt, hai người Khmer và một người Tàu. Rồi yêu nhau ‘sa cạ’! (Khoái là yêu hè! Không phân biệt chủng tộc gì hết ráo) Rồi sanh con đẻ cái, nên Trà Vinh có đầu gà đít vị, Tiều lai Miên (!), hoặc Miên lai Việt nên con lai, nhứt là con gái, thừa hưởng của Tía mình một chút, của Má mình một chút,. tổng hợp toàn tinh hoa, nên em nó đẹp não nùng. Đẹp đến nỗi mấy anh xứ Nẫu quê mình, tuốt tự Quảng Nam, phiêu bạt vào, dẫu còn nhớ con ‘ghệ’ mình ở quê xưa, mà vẫn thấy con tim mình tan nát!

 

Chẳng hạn như nhạc của Đinh Trầm Ca, qua giọng hát Thái Châu: “Sông quê nước chảy đôi bờ! Để anh chín dại mười khờ thương em! Chiều nay bỗng nhớ cây mù u. Dòng sông in bóng em chiều thu! Về đây mới biết bên sông không còn mái nhà ngày xưa” Té ra em đi lấy Đài Loan mất rồi! 

 

***

 

Đất Trà Vinh nầy cũng tự mình sản sinh ra rất nhiều người nổi tiếng như nhạc sĩ Trúc Phương, tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sanh năm 1932, tại Mỹ Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh. 

 

Đằng sau đôi mắt kiếng cận thị dày cui, nặng độ, Trúc Phương rất tài hoa với điệu Bolero và tui khoái nhứt là bài ‘Thói đời’ mà mỗi lần ngà ngà say, tui thường rên ư ử, đến nỗi em yêu tui phải tán thưởng nhiệt liệt.

 

Rồi sau 75, kiếp con tằm không được phép nhả tơ, buồn quá, tâm bệnh rồi lâm bệnh nên đời Trúc Phương khá ngắn ngủi! Trúc Phương đã đi chuyến đò chiều cuối cùng vào miền vĩnh quyết, đêm 20, Tháng Chín, năm 1995.

 

***

 

Đó là tân nhạc, bên cổ nhạc, đất Trà Vinh cũng sản sinh ra một nhân vật kiệt xuất là nhạc sĩ Bảy Bá tức soạn giả Viễn Châu, người đã từ trần vào trưa mùng Một, tháng Hai, năm 2016, tại Sài Gòn, hưởng thọ 92 tuổi.

 

Viễn Châu tên thật là Huỳnh Trí Bá, sanh năm 1924, tại Đôn Châu, Trà Cú, Trà Vinh. Con thứ Bảy nên thường được gọi là Bảy Bá. 19 tuổi, ông vác cây đờn tranh lên Sài Gòn lập nghiệp, xa mãi Đôn Châu nên lấy bút hiệu là Viễn Châu.

 

Xa quê Đôn Châu, Viễn Châu nhớ nhà quá xá… Nhớ em yêu nên xúc cảm nhiều, bài ‘Gánh nước đêm trăng’ của ông thiệt là hết ý! “Gìn lòng hai chữ ngỡi nhân, yêu ai yêu chỉ một lần mà thôi. Em cười em bảo với tôi, thề có đất trời em không phụ anh đâu…”

 

***

 

Về Trà Vinh, vùng đất thương mến thương, đêm nay nhớ quê, nhớ cửa Cổ Chiên, ngày xưa, ngày vượt biển! Nhớ Trúc Phương, nhớ thời giày sô áo trận, nhớ ông thầy đờn Bảy Bá với ‘Gánh nước đêm trăng’. Nhớ đủ thứ, những hồi ức êm đềm của ngày tháng cũ.

 

Cải lương trong nước giờ đang giãy giãy… chết! Nhưng ‘Gánh nước đêm trăng’ vẫn còn là đêm trăng đi gánh nước ở Đôn Châu, Trà Cú, Trà Vinh.

 

Vì gánh nước là phụ; mà hẹn hò với anh là chính! Trao cho anh chiếc khăn tay; rồi tiện chưn quất anh một đá! Đau quá xá! Hỡi người con gái Trà Vinh!

 

***

 

Footscray có một cái tiệm hủ tiếu mì Trà Vinh. Té ra ông chủ quán là người dân miệt Trà Vinh đây mà! Xa quê, và nhớ quê nên ông mới đặt tên quán như vậy chớ. Mà nói tới Trà Vinh, cha, tui cũng có nhiều kỷ niệm lắm nha bà con.

 

Nhớ gần Tết năm 1989, khi các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương hăm he sẽ đóng cửa Trại tị nạn vào Tháng Tư, theo lời xúi biểu của thằng em đang ở Adelaide, tui vội vã xuống thuyền giong ra biển mà không kịp ăn Tết với vợ con. 

 

Chiều 28 Âm lịch nè, đúng 30 năm về trước, bãi đáp ở Lò đường, Kinh Ngang, Mỏ Cày, Bến Tre, cái máy Ray 6 ù ù ra biển. Tài công sợ chạy gần bờ, du kích bắn sảng, nên cứ giữa dòng mà bường tới. Nước ròng, sát cửa biển có cái cồn cát, lé đé mặt nước. Trời tối hù ai thấy, thuyền lủi vô cái ịch, mắc kẹt sình, hết nhúc nhích, phải chờ nước lớn. Tui ló cái bản mặt của mình lên khoang, vừa nhìn mấy đứa nhỏ dân địa phương, trần truồng, mặt mày lấm lem bùn đất, đi bắt sò, bắt hến trên cồn, vừa hút thuốc nhìn trời hiu quạnh…Chắc xuân nầy anh hông về! Thôi phần số tới đâu hay tới đó! Cá chui vô rọ, chỉ biết chờ chiếc vỏ lãi của công an biên phòng ra xúc về, nhốt Khám Lớn Vĩnh Bình. 

 

Nhưng may thay cha con nó mắc lo ăn Tết, bận nhậu nên hổng có đứa nào rảnh mà đi ruồng bắt đám vượt biên. Mười hai tiếng sau, chiều tàn, đêm bủa lưới, bóng tối lan tỏa mặt sông đầy, nước lên, thuyền ra hàng đáy ngoài cửa biển, trái giờ, ngược gió. Sóng nó đánh đùng đùng. Thôi chạy trở vô!

 

Chín giờ đêm, tui nhảy cái tùm xuống bến sông, xã Mỹ Long, Cầu Ngang bì bõm, nước ngang cần cổ, chòi chòi leo lên bờ, rượt theo một em vợ xuân thì của thằng tài công về nhà em là quán cà phê trong xã trốn. Quần áo ướt nhẹp, em giấu tui trong cái mùng của em, sao mà ấm quá trời! Be he!

 

Rạng sáng sớm hôm sau, em đưa tui bằng xe Honda ôm ra bờ rẫy, đất giồng, cách bến xe chừng hai, ba cây số, để tui đón xe về Sài Gòn. Sau khi gom cả trăm ngàn đồng tiền dằn túi, tui đền ơn em. Em cười hí hí, mà rằng: “Đi chuyến sau… Xuống tìm em… để em lo…! Đừng có thối chí nhe anh hai! Có người đi tới chục lần mới được. Anh hai mới có năm, ba lần mà nhằm nhò gì… Lần tới lại đi với em nhe! Em chờ!”

 

30 năm! Giờ người xưa của tui chắc đã thành bà Ngoại! Xin hẹn Ngoại Trà Vinh kiếp sau ta tìm thấy nhau nhe!

 

Đoàn Xuân Thu 

Melbourne

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.