Hôm nay,  

Tướng Giữ Thành

26/04/201900:10:00(Xem: 7920)

 

Tướng Giữ Thành

 

Hồ Thanh Nhã

 

Nhắc đến biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì hầu hết người Việt sống ở hải ngoại đều bùi ngùi thương cảm khi nhắc đến cái chết oai hùng của 5 vị tướng đã tự tử  trong thời gian kể trên. Nay tôi xin góp nhặt tin tức được kể lại từ nhiều người thân cận tướng Nguyễn Khoa Nam về cuộc sống đời thường của ông. Đầu tiên là anh Ngoan hồi trước là Trung úy tùy viên của tướng Nam kể lại trong những lần họp mặt anh em trong các cử cà phê sáng. Là tướng Nam thường hút thuốc lá Bastos đen nặng, mà lại hút nhiều mỗi khi chiến sự gia tăng. Chiếc gạt tàn bằng sành đến sáng là đầy ắp, anh Ngoan phải mang đi đổ.

 

Tướng Nam là người sùng đạo Phật, tối nào trước khi đi ngủ, ông đều tụng kinh. Trong phòng ngủ của ông có cuốn kinh và cái chuông nhỏ để gần đầu giường. Hằng năm anh Ngoan đều có mời tôi đến dự đám giỗ hai tướng Nam và Hai  tại tư gia của anh. Trong nhà anh Ngoan có bàn thờ hai ông tướng, hàng ngày anh chị đều đốt nhang. Đám giỗ thường tổ chức trước sau ngày 30 tháng 4 vào ngày cuối tuần để anh em đến dự được. Anh chị Ngoan tự bỏ tiền ra mua thức ăn và cũng tự nấu nướng có khi cũng được sự trợ giúp của vài chị ở gần nhà. Khách mời toàn là những người đồng đội cũ thuộc Sư đoàn 7 bộ binh và các đơn vị trực thuộc. Chừng đâu được vài ba chục người. Ai đến đều mang theo ít thức ăn hay bia rượu, đi tay không cũng không sao, miễn hàng năm anh em gặp nhau một lần cũng đủ lắm rồi.

 

Cách đây chừng 15 năm thì cũng khá đông, chừng bốn năm chục người. Nay thì khá lắm là ba chục, chết từ từ hết rồi, hoặc đau bịnh không đến được.Cũng làm lễ chào cờ, mặc niệm, anh Ngoan chủ nhà đứng lên nhắc vài kỹ niêm với hai ông tướng mà mọi người trìu mến gọi là 601, tức danh hiệu truyền tin của Tư lịnh Sư đoàn 7 bộ binh hồi trước. Cúng xong xúm nhau dọn xuống ăn, nhắc vài kỹ niệm cũ, tên vài địa  danh mà hồi còn trẻ họ đã chiến đấu, dưới quyền hai ông thầy cũ. Kỹ niệm cũ trùng trùng nhắc sao cho xiết , mà người còn ngồi tại đây mỗi ngày một già yếu ốm đau. Còn lại chăng là âm hưởng xa vời của tình huynh đệ chi binh còn đọng trong lòng nhiều nỗi xót xa của tuổi già bóng xế. Trên bàn thờ hai ông Tướng năm nào cũng cúng con cua luộc và ổ bánh mì thịt. Hỏi anh Ngoan thì được biết tướng Nam rất thích ăn cua luộc. Còn tướng Hai thì sáng nào cũng sai tài xế chạy ra mé ngoài cổng trại Đồng Tâm là bản doanh của Bộ Tư lịnh sư đoàn 7  bộ binh mua cho ông một ổ bánh mì thịt. Vì bận rộn biến cố 30 tháng 4 xảy ra dồn dập nên tướng Hai quên ăn. Sau khi Dương Văn Minh đầu hàng, mãi tới khuya thấy cửa phòng tướng Hai vẫn đóng kín, mọi người phá cửa mới hay ông đã tự tử chết bằng thuốc độc, khúc bánh mì mua buổi sáng vẫn còn trên bàn. Do đó mỗi năm đám giỗ thì trên bàn thờ hai ông Tướng lúc nào cũng có con cua luộc và ổ bánh mì.

 

Trung tá Ngô Đức Lâm Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 6 Ky binh thường kể cho chúng tôi nghe là năm 1974 lúc Thiết đoàn hành quân ở Long khốt gần biên giới Việt Miên thì tướng Nam thình lình xuống thăm. Mâm cơm trưa chưa kịp ăn, Trung tá Lâm đành mời ông tướng cho phải phép. Nào ngờ tướng Nam sà vào ngồi ăn luôn, lót mũ sắt ngồi ăn bữa cơm dã chiến của thiết giáp. Món ăn chỉ có tô cá rô kho khô, rau muống đồng luộc và chén cà pháo mấm nêm thôi. Thế mà tướng Nam khen rối rít, còn dặn lần sau tới nhớ cho ông ăn món cà pháo mắm nêm độc dáo của Thiết đoàn 6 Kỵ binh đãi tướng Tư lịnh Sư đoàn. Âu cũng là những giai thoại khó quên của vị anh hùng  Vị quốc vong thân Nguyễn Khoa Nam mà con cháu đời sau của dân tộc Việt Nam sẽ luôn nhắc đến.

  

..

  

                               Tướng giữ thành

 

                 Tưởng niệm anh linh Tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết ngày 30 -4 -1975.

                  Đồng tôn kính anh linh 4 Tướng: Nguyễn Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ.

 

Đài Sài Gòn loan bản tin buổi sáng

Quân lịnh cuối cùng : Ngưng chiến – Bàn giao

Thế nước biến cả sơn hà xao xuyến

Lòng quân dân cuồn cuộn nổi ba đào

 

Tướng Tư lịnh buông bút chì xanh đỏ

Trung tâm hành quân chi chít bản đồ

Nhìn dãy giang sơn đồng bằng châu thổ

Còn dằng co theo thế trận răng cưa

 

Điếu Bastos trong gạt tàn đầy ắp

Dòng khói xanh còn lan tỏa triền miên

Tư lịnh nhíu mày lòng đau như cắt

Dấu chân chim hằn khuôn mặt chữ điền

 

Gió sông Hậu thổi qua giòng Bassac

Mang niềm đau về cửa biển sông Tiền

Tin chiến bại khiến lòng quân ngơ ngác

Lan xa dần qua biên giới Việt-Miên

 

Tướng Tư lịnh xuống bậc thềm tam cấp

Nhìn đăm đăm cờ tổ quốc đang bay

Gió lay động lá tướng kỳ dưới thấp

Nghĩa keo sơn ràng buộc nước non nầy

 

Thế trận biến lấy chi đền nợ nước

Tình non sông còn nặng chĩu bên lòng

“Đất nước còn, không còn anh cũng được

Đất nước không, anh có cũng là không “

 

Tư lịnh ghé thăm từng giường bịnh viện

Những thương binh vừa mới mổ chiều qua

Anh lính cụt chân nói không thành tiếng :

Đừng bỏ em ! trong nước mắt chan hòa

 

Tư lịnh vỗ vai thương binh sọ nảo

Băng trắng tinh còn quấn nửa bên đầu

Tiếng nói nghẹn ngào niềm đau thăm thẳm :

Không ! chẳng bao giờ anh bỏ em đâu

 

Một lời nói như khắc sâu vào đá

Nặng ngàn cân bia sử mãi lưu danh

Người ở lại với miền Nam châu thổ

Chín nhánh sông dài bát ngát đồng xanh

 

Người nằm xuống cùng hồn thiêng sông núi

Chết hiên ngang linh khí kết thành thần

Ân nghĩa nặng nề quê hương bờ cõi

Tiếng còn lưu : danh tướng chết theo thành

 

Người chết lâu rồi, người còn ở lại

Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng

Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi

Của những anh hồn hữu thủy hữu chung

 

                       Hồ Thanh Nhã

 

 

              Biển Đông

 

Người đi ra biển Đông

Trùng dương muôn lớp sóng

Chiếc thuyền sao bé bỏng

Chở bao niềm ước mong

 

Người vừa thoát cửa sông

Tàu biên phòng rượt đuổi

Tràng liên thanh đỏ chói

Chấm dứt đời long đong

 

Người đi về thiên thu

Tháng Ba mùa lặng gió

Biển dù không bão tố

Bỗng chốc dậy mây mù

 

Vừa thoát ách ngưu đầu

Gặp ngay loài mã diện

Chiếc thuyền con trên biển

Trăm oan hồn về đâu ?

 

Con tàu lạ đâm ngang

Chơi vơi bờ sinh tử

Bên kia bầy thú dữ

Rực đỏ mắt hung tàn

 

Người chết trên mạn thuyền

Máu loang vùng biển tối

Trẻ thơ chưa biết nói

Vật vờ làn nước đen

 

Những bào thai hải tặc

Chín tháng trời cưu mang

Chén cơm chan nước mắt

Não nề miệng thế gian

 

Con thuyền trong đêm tối

Sóng lớn dậy trùng dương

Điên cuồng cơn bão tới

Rước người về thủy cung

 

Lời đồng dao đây đó

Câu sấm truyền lan xa

Bao giờ Minh chúa hiện ?

Mười phần chết còn ba

 

Đêm nhìn sao Bắc đẩu

Đối chiếu hướng hải đồ

La bàn kim bất động

Mặt kính mờ nước mưa

 

Con thuyền không bánh lái

Sóng nước đùa nhấp nhô

Mười ngày đêm chịu đói

Thủy táng mồ trẻ thơ

 

Oan hồn từ muôn phương

Kết tụ vầng mây xám

Bao cuộc đời ảm đạm

Nằm dưới đáy trùng dương

 

Mênh mông bờ vô định

Nghiệp báo chín tầng sâu

Giống nòi còn nhận lãnh

Quả báo đến khi nào ?

 

Người đi về biển Đông

Thấy chết từ trên bến

Ba phần trôi trên biển

Bảy phần cõi mông lung…

 

Trong tận cùng tuyệt vọng

Niệm hồng danh Quan âm

Ánh mắt mờ trông ngóng

Lời cầu kinh  âm thầm

 

Con thuyền vô khẳm nước

Tàu kéo về Bidong..

Thuyền nhân oà tiếng khóc

Thấy mái nhà Galang

 

Oan hồn trôi lênh đênh

Nhấp nhô đầu ngọn sóng

Nghĩa địa buồn không tên

Bờ quạnh hiu quên lãng…

 

Một hôm đoàn người về

Nén nhang bờ hải đảo

Lời cầu kinh siêu độ

Về thế giới bên kia

 

Hồn về từ chân mây

Hồn nương theo ngọn sóng

Hồn bay theo gió lộng

Về chứng giám hôm nay…

 

Lời cầu kinh giải oan

Lan xa đầu ngọn gió

Hồn nương ánh sương tan

Ngàn thu miền tịnh độ…

 

               Hồ Thanh Nhã

 

 

         Tàu đêm

 

Một con đường sắt dài vô tận

Nối lại tình thương ở cuối trời

Tôi ngẩn ngơ nhìn ga xép lạnh

Muôn đời…chỉ đứng một mình thôi

 

Tàu sang chở hết buồn xa xứ

Còn lại trăm năm mấy nhịp cầu

Ai thấy tình ai rơi rớt lại

Bên đường và mãi đến ngàn sau ?

 

Còi xé đêm dài buồn nửa đêm

Toa tàu thấm lạnh gió rừng êm

Ngoài kia sương muối rơi nhiều lắm

Lòng cũng mênh mông mấy nỗi niềm

 

Tàu qua Mương Mán qua Sông Phan

Tiễn biệt ngưòi đi biết mấy lần

Ánh lửa rừng đêm ga vắng cháy

Mang buồn muôn dặm. .nặng hành trang

 

          Hồ Thanh Nhã

 

  

           Viễn Tây

 

Muốn đến thăm em phải đi về hướng biển

Về bên kia dãy núi mờ xa

Bỏ lại sau lưng mặt trời vừa mọc

Bông tuyết đầy thành phố Oklahoma

 

Đường ngàn dặm đo tấc lòng viễn khách

Nhớ tiếng mẹ ru từ thuở nằm nôi

Thương sao quá võng trưa Hè kẽo kịt

Đường sao dài như xa lộ 40 ?

 

Bỏ lại sau lưng vầng đông vừa mọc

Đồng cỏ giếng dầu cây phủ tuyết đêm qua

Chiếc Greyhoud mang tâm tình mới lạ

Khách đường xa ngao ngán bước quan hà

 

Amarillo ! Thị trấn còn yên giấc

Ánh đèn đêm mờ nhạt trong màn sương

Người khách Mễ dụi mắt nhìn quanh quất

Còn bao xa tới trạm nghỉ bên đường ?

 

Đồng cỏ ngút ngàn đàn bò đen ngơ ngác

Địa danh gì gợi nhớ thuở hoang sơ ?

Tuccumcari ! nghe như tiếng chim rừng ca hót

Lùi về xa …thuở vó ngựa chinh Tây xây dựng cơ đồ

 

New Mexico trải dài qua cửa kính

Du khách buồn hướng mắt chân trời xa

Người da đỏ lên xe rồi xuống bến

Đồng cỏ dài vẫn nối tiếp đi qua

 

Ôi ! Hiu quạnh rừng thông và tuyết trắng

Arizona mờ mịt màn sương đêm

Ngủ nửa giấc cứ ngỡ về Đà Lạt

Nhớ quê hương sao bàng bạc nỗi niềm ?

 

Đất khách rộng dù trăm sông ngàn suối

Vẫn thương hoài dãy đất hẹp quê hương

Miếng Pizza buồn nhai mà miệng đắng

Nhớ vô cùng tô hủ tiếu Trung Lương

 

Đây Phoenix với thông xanh đường phố

Rừng thông xanh nối tiếp rừng thông xanh

Từng ngọn núi…kéo dài thêm dãy núi

Nhớ quá Trường sơn, xa vắng Ngũ hành

 

Xa lộ 10 tiếp đèo cao núi thẳm

Đường ngược chiều tách đồi trọc chênh vênh

Đất xuống thấp bỏ dãy đèo ở lại

Thung lũng dài núi đá dựng hai bên

 

Muốn đến thăm em phải băng qua sa mạc

Ranh giới Ca Li buồn như thuở sơ khai

Hai giờ xe…cây gai và núi trọc

Có gió hú lưng trời bàng bạc mây trắng bay

 

Lặng trong gió hàng cây Palms rủ lá

Thiếu vắng màu xanh..nhàn nhạt lá vàng Thu

Phố xá Palm Springs phủ cát vàng sa mạc

Đường về nhà em..thăm thẳm sương mù

 

Viễn Tây đó ! bãi cát vàng Long Beach

Thái Bình Dương.. đau tấc dạ tha hương

Phía bên kia, đằng sau muôn lớp sóng

Là quê hương mòn mỏi bóng thiên đường

 

Giờ gặp lại em giữa thủ đô tị nạn

Không có quà gì mang tặng em đâu !

Chỉ có nỗi xót xa hằn lên ánh mắt

Đếm đắng cay…từng sợi bạc trên đầu

 

                    Hồ Thanh Nhã

 

 

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.