Hôm nay,  

Thơ Trịnh Y Thư

16/03/201900:05:00(Xem: 3626)
LosG1
Trịnh Y Thư



Em Hãy Cùng Tôi


Bởi tôi không thể dừng lại nơi đây
để đợi chờ Thượng đế
như ba lão già ngớ ngẩn ấy.

Nên tôi muốn nắm tay em
bước qua những thân gỗ mục
đi về hướng mặt trời.

Từ bỏ những con người thế gian
từ bỏ công viên với những giọt
sương mai ướt lạnh
từ bỏ con phố có bầy sẻ ngủ yên.

Để về đây viếng lại
ngôi cổ mộ u hiển điêu linh
nơi người sống và người chết
cùng nắm tay nhau ca hát.

Áo đêm em tôi khoác lên làn sa mỏng
trăng sao dạo chơi bên
dòng sông nước xuôi trầm tích.

Tôi không thể đợi chờ cái chết
bởi tôi phải đưa em về chốn đó
nơi ngôi nhà không mái
nằm ủ kín rừng mai.

Mặt đất đùn lên thành gò đống
bao thế hệ rồi mà như
giấc mộng mới đêm qua.

Em phải theo tôi về chốn đó
ấm mặt ấm trần gian
dù trong quan tài
côn trùng đang nỉ non than thở.

Đợi chờ gì
khoảnh khắc ấy
sẽ không
bao giờ trở lại.

Hãy phó thác linh hồn
vào những đốm lửa vô âm
để biết mình vẫn sống.

*****



Có Chốn Nào Cho Ta?

Khi cơn bão đầu mùa ập tới
xao động mặt biển xám
tao tác bầy hải âu
những cặp tình nhân níu nhau
trong mưa tìm lối về.

Có chốn nào cho ta?


****

Gió Tê Lòng Viễn Xứ

Tôi vẫn nhớ khúc quành thế kỉ
ba mươi năm
mà như một thoáng phù vân.

Gió tê lòng viễn xứ


gây gây nỗi nhớ
và những điều không hiểu.

Chỉ còn mớ kí ức thảm thương
làm hành trang cho những
chuyến hành hương tuyệt vọng.

Nào biết có một bến bờ
bên kia vùng đất khô gió lạnh.

Trong giấc mơ những năm tháng lưu đày
tôi nhận ra nỗi đau tủi nhục
của kẻ sống trọn kiếp trong bóng đêm.

lacloai tho trinh y thu



Đêm Yên

Đêm yên tôi nghe tiếng
cựa mình của cỏ
trăng yên tan chảy
chan chứa trên ngực yên
hiền minh cảm giác.

Tôi khẽ bảo cỏ đừng lay động
cho tôi nghe
tiếng thở nỗi niềm yên
cho tôi nhập
vào dòng chảy thịt da
bên giấc ngủ hiền hoà
mơ hồ như bến bờ nguyệt lạnh.

Tay gối yên tóc hương nguyệt quế
mùa nâu cũ
bóng thùy dương
bỗng rất quen như đã
ngủ yên từ tiền kiếp.

Đêm yên mắt khép đợi chiêm bao
và tôi chờ đợi một âm hao lan tỏa
phủ lấp trần gian phủ lấp chỗ nằm.

Rưng rưng sợi tóc quấn ngăn tim
hoang bóng cơn mưa mùa trái đắng
sâu hút trên cồn đá màu sương
vẫn mênh mang một chốn về
giao kết với thời gian biển lận.

Làm sao tôi hiểu nổi
giấc ngủ của đêm yên
khi niềm yên căng dây bật đứt
bay tán khắp phương
chẳng còn một mảnh vụn
dù chỉ là cái bóng mù tăm.

Tôi muốn mặc cả với đêm yên
hãy cho tôi đầu thai
làm hòn cuội
nằm yên dưới lòng suối này
đến thiên thu.

Trịnh Y Thư (2018)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hình ý quyền là gì? Là một trong ba hệ thống nội gia quyền có nguồn gốc Thiếu Lâm của võ học Trung Hoa: Thái Cực, Bái Quái và Hình Ý Quyền.
Từ lâu rồi, tôi vẫn ước mơ được đi du lịch Bhutan, hay “Thiên Đường Hạ Giới Cuối Cùng” (The Last Shangri-la), thăm viếng một nơi chốn được mệnh danh là “Xứ Sở Hạnh Phúc” vì sự phát triển của đất nước này được đo bằng hạnh phúc toàn diện của người dân chứ không dựa trên tổng sản phẩm trong nước.
Có thể nói rằng may mắn của tôi cũng như một số anh em văn nghệ cùng thế hệ tôi là được ngồi uống trà, trò chuyện với Trần Vàng Sao trong một bối cảnh hết sức đặc biệt.
Ở đây thăm thẳm hiên đời Mù sương quyện đất với trời dưới chân
chàng là ai, ai định nghĩa được chàng chàng là trăng là sao là mênh mang
Trong đầu hắn vẽ ra cảnh một người đàn ông trần truồng rơi vào giữa khoảng trống của hai bức tường, bị bức tường kẹp dính lại ở giữa, lưng ở bức tường phía sau, ngực ở bức tường phía trước, phía sau màu trắng, phía trước màu đen
Nhưng gần hai thế kỷ trước, Phật Giáo đã có ảnh hưởng lớn trong nền văn học Mỹ qua phong trào triết lý và văn học American Transcendentalism (Phong Trào Siêu Việt Mỹ), với các văn thi sĩ lừng danh như Ralph Waldo Emerson (1803-1882), Henry David Thoreau (1817-1862), Walt Whitman (1819-1892).
Xin chào nhau giữa con đường Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp, sống trong thân thiện, tình cảm cộng đồng, lễ nghĩa với tổ tiên ông bà, thụ hưởng cuộc hội hè, ăn chơi trong và sau tết, bà con gọi chung thời gian này là Ăn Tết; Tết Ta.
Những lễ hội đem thêm màu sắc cho ngày Xuân, và làm cho hương vị mùa Xuân thêm mặn mà. Có lẽ dân chúng kinh đô thời ấy cũng trông cho tới ngày được thấy cảnh rước thần đầy màu sắc của lễ Tấn Xuân hay cái nghi vệ huy hoàng của lễ Du Xuân, mong được nghe trăm phát súng lệnh tống cựu nghinh tân đầy náo nức lòng người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.