Hôm nay,  

28 tháng Tư ở Đại học Berkeley

5/2/201800:14:00(View: 6561)
28 tháng Tư ở Đại học Berkeley
 
Bùi Văn Phú

 

Sân trường sáng nay vắng hơn những thứ Bảy khác vì hôm qua là ngày cuối cùng sinh viên có lớp. Sau đó là “dead week” – một tuần lễ không còn lớp học để sinh viên dành thời gian riêng ôn bài trước kỳ thi cuối khoá.

 

Trước thư viện chính, bên cổng phía tây với hàng đào Nhật vẫn còn trổ bông và trước Sather Gate, vài nhóm sinh viên trong mũ áo tốt nghiệp đang cùng nhau chụp hình lưu niệm.

 

Sáng nay tôi vào trường để tiếp tục nghe hội thảo về di dân ở Đông Nam Á do Đại học UC Berkeley, UC Los Angeles và Đại học Toronto phối hợp tổ chức. Hội thảo đã bắt đầu từ hôm qua, với 20 bài nghiên cứu về di dân, xuất khẩu lao động.

blank

H01: Chương trình văn nghệ lần thứ 39 của sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 
blank

H02: Múa nón quai thao (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

 

Liên quan đến Việt Nam là bài của Timothy Karis từ Western Oregon University về việc mở rộng thủ đô Hà Nội [Urban Footprints: Migration, Place-making, and the Politics of Presence in Hanoi, Vietnam] và bài của Christina Schwenkel từ UC Riverside với đề tài về người Việt ở Đông Đức trước đây [The Things They Carried (and Kept): Socialist Mobilities and Vietnamese Remittances from East Germany]

 

Cũng có diễn giả gốc Việt trình bày nghiên cứu tại hội thảo. Oanh K. Nguyễn là nghiên cứu sinh ban tiến sĩ chính trị học từ University of Minnesota, với đề tài về chính sách di dân của Malaysia [Development and Nation: The Evolution of Malaysian Immigration Laws]

 

Tôi chú ý nhiều đến bài tham luận của Angie Ngọc Trần từ California State University, Monterey về tiến trình đưa người H-Rê đi lao động ở Malaysia [The Ethnic H-Rê Experiences: Labor Migration from Vietnam to Malaysia and Return]

 

Hiện nay có nửa triệu người Việt đi lao động nước ngoài, tôi thường nghĩ họ là người kinh ở vùng quê nghèo, nhưng khi xem nội dung chương trình thấy đề tài của giáo sư Trần nên tôi quan tâm. Không nhẽ người dân tộc ở trên miền núi của Việt Nam giờ đây cũng đã phải chấp nhận đi làm công nơi xứ người, vì trước nay họ được biết đến là có truyền thống sống chết với quê cha đất tổ, không ai muốn bỏ buôn làng ra đi.

 

Bài nghiên cứu cho thấy việc thay canh tác lúa để trồng cây sao trong một số huyện ở tỉnh Quảng Ngãi đã không đưa kinh tế khu vực lên, khiến nhiều người H-Rê đã phải tìm đường đi lao động nước ngoài để gửi tiền về giúp gia đình cải thiện cuộc sống và trong quá trình làm thủ tục đã có khó khăn, hối lộ và tham nhũng.

 

Sau gần 5 năm tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận định rằng mục tiêu xoá đói giảm nghèo qua nghị định 71/CP của nhà nước đến nay không đem lại cải tiến bền vững cho cuộc sống của hàng vạn người dân H-Rê ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Nghĩa Hành. Qua những tìm hiểu và liên hệ với cơ quan môi giới, đặt vấn đề giúp đỡ cho họ nên một số người đi lao động nước ngoài đã được dãn nợ, khoanh nợ hoặc xoá nợ.

 

Trong khi giáo sư Angie Ngọc Trần đưa ra hình ảnh đời sống kinh tế khó khăn của người H-Rê qua nghiên cứu học thuật, từ một góc nhìn khác cũng liên quan đến Việt Nam đương đại là chương trình văn nghệ – Culture Show – chủ đề “Hai ngã dòng đời [Streams of Life] của sinh viên đã gợi lên những suy nghĩ về một vấn đề đang gây nhiều quan ngại trong xã hội, đó là sự kiện Formosa.

 

Buổi diễn đã mở màn lúc 2 giờ chiều tại Zellerbach Hall trong khuôn viên trường với 1200 khán giả tham dự.

 

Từ ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley vào tháng 1/1979, đây là Culture Show lần thứ 39, kể từ chương trình văn nghệ “Đêm Việt Nam” đầu tiên vào tháng 4/1980.

 

Vở ca vũ nhạc kịch chủ đề “Hai ngã dòng đời” cũng có bối cảnh ở miền Trung Việt Nam, tại tỉnh Hà Tĩnh, nơi công ty sắt thép Formosa đã xả chất độc làm hủy hoại môi trường, giết chết sinh vật biển trên chiều dài hơn 200 km. Cá chết, nước nhiễm độc khiến cư dân không còn thể tiếp tục hành nghề. Nhiều người phải bỏ làng ra đi tìm kế mưu sinh ở nơi khác.

 

Phượng là một cô gái bướng bỉnh, bị áp lực gia đình phải sống theo khuôn phép nhưng cô không chấp nhận. Gia đình Phượng bị ảnh hưởng bởi Formosa, không nhận được tiền bồi thường, không thể tiếp tục sinh sống nơi ven biển nên mẹ cô phải vào Sài Gòn làm osin cho một đại gia sống trong khu nhà sang trọng ở Quận 7.

 

Phượng nhận ra mình không thể ngồi yên trước bất công, trước những lên tiếng của người dân Hà Tĩnh đòi môi trường sạch nên cô đã thực hiện chuyến đi xuyên Việt bằng xe máy từ Sài Gòn về quê miền Trung. Cô gia nhập đoàn người biểu tình phản đối nhà nước, giương cao khẩu hiệu: “Tôi chọn cá” và bị công an đánh đập, bắt giam.

 

Hoạt cảnh đan xen trong tiếng đồng ca của những giọng hát sinh viên, qua lời nhạc của Việt Khang:

 

Xin hỏi anh là ai / Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai / Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai / Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này
/ Dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!

 

Sinh viên Đỗ Việt Quang Minh viết kịch bản và đã đưa vào chương trình nhiều nét đẹp của văn hoá Việt qua múa nón lá, nón quai thao, múa lụa, múa quạt, múa lân, qua những ca khúc đượm tình quê hương: “Thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Thương về miền Trung”, hay phản ánh ý chí chống ngoại xâm của dân Việt: “Anh là ai”, “Việt Nam ơi”.

 

Văn hóa Mỹ biểu hiện qua các màn vũ của nhóm Sriracha trong các ca khúc “A Million Dreams”, “Wherever You Will Go”, “I Miss You” hay những đoản khúc: “Let You Down”, “Everything Black”.

 

 blank

H03: Những giọng hát sinh viên (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H04: Gia đình Phượng đón Long từ Mỹ về thăm quê hương (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H05: Phượng cùng người dân tham gia biểu tình đòi môi trường sạch và bị bắt giam tù (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

 

Khác biệt văn hóa trong vở kịch biểu hiện qua cách ứng xử giữa Phượng và người anh họ là Long sinh ra tại Mỹ từ San Jose về quê nghỉ hè, cũng như qua mối tương giao giữa mẹ của Phượng với cô.

 

Giao tiếp giữa Long với hai mẹ con gốc Hội An cũng phản ánh những nét của xã hội Việt Nam ngày nay, khi mà bà mẹ tần tảo buôn bán ở chợ chỉ muốn cô con gái theo Long để có cơ hội cưới được Việt kiều.

 

Đạo diễn chương trình là Julie Lum và Brian Nguyễn. Toán phụ trách thực hiện có Austin Lê, Hoài-Thu Trần, Khôi Võ, Thiên Kim Hồ và Châu Phạm.

 

Các vai chính trong vở kịch gồm: Phượng (Linh-Chi Trần), Long (Darian Tạ), Nhi (Sophia Quách), Huyền (Như Nguyễn), Dũng (Hiển Nguyễn), Kim (Natalie Phạm), Diệu (Jas Lee), Hảo (Vincent Trần) và Bi (Simon Zhen).

 

Chủ tịch hiện thời của Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley là Hiển Nguyễn, sinh viên năm thứ tư khoa sử, đến Mỹ định cư bảy năm trước.

 

Góp phần làm nên chương trình văn nghệ là công sức của hơn 100 sinh viên, dù miệt mài với sách vở nhưng đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức luyện tập để chương trình thành công một cách tốt đẹp, được khán giả nhiệt tình khen.

 

Ngoài văn nghệ thường niên của hội sinh viên, trong lớp văn học Việt Nam khóa mùa Xuân này, do cô Nguyễn Nguyệt Cầm phụ trách, sinh viên Berkeley đã có cơ hội đọc những tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Cung Tích Biền, Thảo Trường, Y Uyên, Võ Phiến, Nguyễn Bắc Sơn, Kim Tuấn, Nguyên Sa, Hà Thúc Sinh, Phan Nhật Nam. Được nghe nhạc “Chuyện hai người lính,” “Kỷ vật cho em” của Phạm Duy, “Gia tài của mẹ” và “Tôi sẽ đi thăm” của Trịnh Công Sơn.

 

Hôm 26/4 cô Nguyệt Cầm có viết trên FB về ngày cuối của lớp học đã được kết thúc bằng mấy câu thơ của Tô Thùy Yên: “ta về như lá rơi về cội/ bếp lửa nhân quần ấm tối nay/ chén rượu hồng đây xin rưới xuống/ giải oan cho cuộc biển dâu này.”

 

Mỗi tháng Tư đến, sinh viên Berkeley lại làm văn nghệ để nhớ về cội nguồn Việt Nam, nhớ đến “Tháng Tư Đen” trong sử Việt, như lời sinh viên Châu Phạm phát biểu trong mở đầu chương trình.

 

Qua 39 chương trình văn nghệ của sinh viên Berkeley, văn hoá Việt và đặc biệt là những nét đẹp của một thời Việt Nam Cộng hoà vẫn được bảo tồn và phát huy ở hải ngoại, dù còn bị trù dập, cấm phổ biến nơi quê nhà.

 

Mấy thập niên qua, dù sống xa quê hương cội nguồn, từ khuôn viên trường này sinh viên vẫn tiếp tục ươm trồng những hạt mầm văn hoá Việt cho thế hệ mai sau.

 

© 2018 Buivanphu

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.