Hôm nay,  

Trump và sự hiểu lầm về tràng vỗ tay trong Elbphiharmonie

08/07/201713:58:00(Xem: 10165)
Trump và sự hiểu lầm về tràng vỗ tay trong Elbphiharmonie

Lời phi lộ:

Sáng nay trong bản tin của MSN có một bài viết về buổi hoà nhạc tại Elbphilharmonie với một chi tiết về Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc . Đồng thời vì đây  là một buổi sinh hoạt khép kín cho giới chức , chỉ nhờ những con mắt nhạy bén chuyên nghiệp của các nhà báo Đức  chúng ta mới có một cái nhìn sắc sảo vào thái độ riêng  của mỗi con người nổi tiếng trên thế giới . Tôi cố gắng dịch nhanh bản tin này để quý vị cùng đọc .

Riêng về Việt Nam thì  tại  Philharmonie là nơi  âm thanh rất bén nhạy , thế mà " ngài Phúc niểng" ve vẩy xoành xoạch cái tập chương trình sau cổ bà Merkel như đi nghe nhạc hội đình làng như thế này thì thật là quá xấu hổ . Càng bước chân hội nhập vào thế giới họ càng lộ rõ bản chất  quê mùa  từ nền chính trị  lạc hậu đến phong cách văn hóa làng xã . 

   

Bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven được chọn làm quà cho các lãnh tụ các nước tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh G20 tại Hamburg. Trump gật gù theo điệu nhạc.

Khi Donald Trump xuất hiện , mọi người trong Elbphilhamonie vỗ tay . Ông Tổng Thống giật mình  , nhìn quanh ngạc nhiên . Ông rải bứơc tiếp , vẫy tay tươi cười và cùng vỗ tay . Đó là một phút chốc thân thiện . Tuy nhiên có người cho la tràng vỗ tay không dành cho Trump mà là cho Emmanuel Macron , Tổng Thống Pháp , người cùng Trump bước vào đại sảnh . Nhưng Trump không bận tâm về điều đó.

Chiều thứ Sáu tại Hamburg . Chương trình văn hóa cho Hội Nghị Thượng Đỉnh G20. Angela Merkel hướng dẫn khách đến một Biểu Tượng mới của thành phố hải cảng . Giàn nhạc giao hưởng sẽ trình bày bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven dưới sự điều khiển của vị Nhạc trưởng Kent Nagano. Tổng Thống , Chủ Tịch các quốc gia ngồi kề bên nhau , bên cạnh là hàng ghế cánh gà có 15 vị Bộ Trưởng Ngoại Giao tạo nên một khối quyền lực .

Vì lý do an ninh nên chỉ có một số dân chúng kiên nhẫn trụ lại trong Viện Âm Nhạc nổi tiếng này .  Nhiều người dân tiêu biểu của Hamburg cũng  có mặt tại đó. Những nhà Xuất Bản Sách đàm đạo với các Tổng Biên Tập , Đại Diện nhà Thờ và  Quân Đội Liên Bang cũng hiện diện. Từ Ban Công bao bọc toàn Nhạc Viện  người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh Hamburg. Trên các mái nhà bên cạnh loáng thoáng hình bóng các Cảnh Sát với những áo giáp có lằn chiếu quang lấp lánh đang canh gác toàn khu tổ chức sự kiện. Trên mặt nước những cảm tử Greenpeace di chuyển với những chiếc tàu con trên dòng sông Elbe  biểu tình phản đối chính sách khí hậu . Và với 7 Euro cộng với 3Euro thế chân người ta có thể cầm trong tay ly rượu pha Aperol để thưởng thức và có thể nhìn về hướng Landungsbrücken , nơi những vòi rồng xịt nước đang xua đuổi đoàn biểu tình.  Tiếng máy bay trực thăng ồn ào trên nóc Elbphilharmonie là sự bắt đầu cho bản Giao Hưởng số 9 của Beethoven. Một cách nói khác : G20 có nhiều khuôn mặt. Và bây giờ họ ngồi đây , một ngày làm việc với nhiều đối thoại , đàm thoại bàn tròn đã trôi qua  khi Nagano nâng cao đũa điều khiển nhạc và các kèn đồng chỉnh tiếng. Merkel đến cùng phu quân Joachim Sauer, Macron và Justin Trudeau cùng phu nhân, ông Tổng Tập cũng thế, và Trump với cả nửa bầu doàn thê tử. Vì ngoài phu nhân Melaniangôi cạnh Trump còn có cô tiểu thư Ivanka và phu quân  Jared Kushner ngồi tại cánh bên của Đại Sảnh .  Gần suốt trong phần một  chương trình Ivanka đặt tay mình lên cánh tay của phu quân , Melania không làm như vậy.

Chỉ có Erdogan vắng mặt trong  Giao Hưởng 9 ,  Sigma Gabriel cũng có mặt trong Quốc Nhạc của Cộng  Đồng Chung Âu Châu ( ghi chú : một cách nói , vì bài quốc nhạc  EU lấy từ đoạn cuối  Ode an die Freude của bản Giao Hưởng số 9  ) . Tối thiểu là đến đoạn  hai , Otto Vivace. Vì bỗng nhiên hàng ngũ phía các Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao xao động , có lẽ là có người tìm ra được lý do để rời  buổi hòa nhạc . Chỉ riêng bà Ngoại Giao Canada Cynthia Freeland không để bị xáo đông . Bà ta còn để chân gác lên tay dựa của hàng ghế trống phía trước và thưởng thức nhạc trong tư thế thoải mái.

Trump nghe nhạc chăm chú . Thỉnh thoảng ông ta lướt tia nhìn về phía khán giả , nhưng không hề có vẻ nhàm chán. Người ta hy vọng bà Thủ Tướng không khó chịu  ở vùng cổ , vì ông Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc , người ngồi ngay sau bà Merkel , cứ phe phẩy  quạt bằng cuốn tập chương trình .

Thị Trưởng Hamburg Olaf Scholz ngồi phía tay phải của ông Thủ Tướng Việt , đầu cúi thấp như ông đang ngủ gật , nhưng thực sự ông ta đang kiểm tin trên chiếc điện thoại di động . Vào khoảng đoạn ba, đoạn Adiagio molto e cantabile , ông Thị Trưởng nhận tin rằng ngoài kia một viên Cảnh Sát vì cảm thấy bị đoàn người biểu tình đe dọa nên đã nổ sung cảnh cáo . Và bây giờ là đoạn Ode an die Freude .

Dòng nhạc lúc đầu êm nhẹ từ những cây đàn Celli. Rồi mạnh dần lên cho đến khi đoàn xướng ca bắt đầu cất tiếng hát . Từ đó trở đi suốt đoạn bốn là cả một khúc nhạc mạnh mẽ hùng tráng tạo ấn tượng mạnh cho  hàng ngũ lãnh đạo thế giới .

Merkel ngồi thẩng thắn và tươi cười . Trudeau , Macron  và Jean-Chaude Juncker vui với nhạc , các ngón tay của Thủ Tướng Ấn Độ không nằm yên , cứ như là ông ta muốn  điều khiển nhạc như nhạc trưởng . Trump cũng gật gù theo theo điệu nhạc . Chỉ thiếu Recep Tayyip Erdogan, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ . Rất có thể ông ta không muốn làm tổn hại đến điệu nhạc đã được công nhận từ 1972 là Quốc Nhạc cho Cộng Đồng Chung Âu Châu ..

Cuối buổi nhạc Phu Nhân của Thủ Tướng Canada là người đầu tiên đứng lên vỗ tay tán thưởng , ông Thủ Tướng tiếp theo . Tràng vỗ tay kéo dài và sự tán thưởng tràn ngập Đại Sảnh .  Melania Trump nói điều gì vui vẻ với phu quân và cười tươi , đó là điều ít khi được quan sát . Trump cười  trả lễ và vẫy tay với một nữ khán giả , người này đang dùng điện thoại di động chụp hình và ngiêng mình nói nhỏ với ông chồng : Trump đã  vẫy tay tôi . Ludwig van Beethoven đã minh chứng được tác dụng của mình trong buổi chiều nay . Tối thiểu là cho vài phút .

 Berlin 08.07.2017

BS Hoàng Thị Mỹ Lâm

_________________

Trump und der falsch verstandene Beifall in der Elbphilharmonie

blank
© Bereitgestellt von Tagesanzeiger Trump und der falsch verstandene Beifall in der Elbphilharmonie

Beethovens Neunte gab es für die Staats- und Regierungschefs des G-20-Gipfels in Hamburg. Donald Trump nickt im Takt.

Als Donald Trump zu sehen ist, klatschen die Menschen in der Elbphilharmonie. Der Präsident stutzt kurz, schaut erkennbar überrascht. Dann geht er weiter, winkt, lächelt und klatscht dann selbst ein wenig in die Hände. Es ist eigentlich ein sympathischer Moment. Es ist allerdings sehr stark anzunehmen, dass die Klatschenden gar nicht ihn gemeint haben, sondern Emmanuel Macron, den französischen Präsidenten, der zusammen mit Trump die mittlere Galerie betreten hat. Aber Trump stört das nicht.

Freitagabend in Hamburg. Kulturprogramm zum G-20-Gipfel. Angela Merkel führt ihre Gäste in das neue Wahrzeichen der Hansestadt. Das Philharmonische Orchester wird gleich Beethovens neunte Symphonie spielen, Dirigent Kent Nagano. Präsidenten, Regierungschefs, Sitz an Sitz, dazu im Seitenflügel nochmal 15 Aussenminister - geballte Macht.

Wegen der Sicherheitsvorkehrungen harrt das übrige Publikum schon seit Stunden in dem spektakulären Gebäude mitten in der Hafen-City aus. Viel Hamburger Bürgertum war da. Verlegerinnen plauschen mit Chefredakteuren, Kirchenvertreter sind da und die Bundeswehr.

Der Balkon, der einmal um das ganze Gebäude führt, bietet einen tollen Blick auf Hamburg. Auf den Dächern nebenan sind Polizeikräfte in leuchtenden Westen, die den Veranstaltungsort im Auge behalten. Auf dem Wasser Greenpeace-Aktivisten, die in kleinen, wendigen Booten auf der Elbe gegen die Klimapolitik demonstrieren. Und gegen die Investition von sieben Euro plus drei Euro Pfand fürs Glas lässt sich mit dem Aperol Spritz in der Hand zuschauen, wie hinten an den Landungsbrücken Wasserwerfer Demonstranten von der Strasse spritzen. Das Knattern der Hubschrauber über der Elbphilharmonie ist die Ouvertüre zu Beethovens Neunter. Anders gesagt: G20 in Hamburg hat viele Facetten.

Und nun sitzen sie da, ein Arbeitstag mit vielen Gesprächen und langen Runden liegt hinter ihnen, als Nagano den Stab erhebt und die Hörner den langen ersten Ton anstimmen. Merkel hat ihren Gatten Joachim Sauer mitgebracht, Macron und Justin Trudeau ihre Frauen, der Chinese Xi auch, und Trump wieder die halbe Familie. Denn ausser Ehefrau Melania neben ihm sitzen auch noch Tochter Ivanka und ihr Gatte Jared Kushner auf einer Seitengalerie. Fast den ganzen ersten Satz über hat Ivanka ihre Hand auf den Arm ihres Mannes gelegt. Melania nicht.

Nur Erdogan fehlt zur Neunten, der Europahymne Sigmar Gabriel ist auch da. Zumindest bis zum zweiten Satz, dem Molto Vivace. Denn sehr lebendig geht es plötzlich auch unter mehreren Aussenministern zu, die offenbar einen Grund gefunden haben, das Konzert zu verlassen. Vermutlich eine neue Krise, keine Zeit für Kunst. Nur die Kanadierin Cynthia Freeland lässt sich nicht aus der Ruhe bringen. Sie hat sogar ihre Füsse mitsamt Schuhen über die Lehne des freien Vordersitzes gelegt und geniesst in dieser lässigen Haltung das Konzert.

Trump hört zu. Gelegentlich schweift sein Blick über das Publikum, aber er sieht nicht gelangweilt aus. Für die Kanzlerin lässt sich nur hoffen, dass sie keinen empfindlichen Nacken hat, denn der vietnamesische Premierminister Nguy?n Xuân Phúc, der direkt hinter Merkel sitzt, wedelt sich mit dem Programmheft fortwährend Luft zu.

Zu seiner Rechten sitzt Olaf Scholz, der Bürgermeister. Er hält den Kopf häufig gesenkt, was aussieht, als sei er eingenickt. Aber er checkt nur die Nachrichten auf seinem Handy. Etwa während des dritten Satzes, dem etwas länglichen Adagio molto e cantabile, erfährt der Bürgermeister, dass draussen ein Polizist, der sich von Demonstranten bedroht fühlte, einen Warnschuss abgegeben hat. Doch nun zur Ode an die Freude.

Sie taucht ja zunächst ganz leise auf, getragen vor allem von den Celli. Dann gewinnt das Motiv an Fahrt und Wucht, bis der Chor das erste Mal einsetzt. Von da an ist fast der ganze vierte Satz ein mächtiges, ein überwältigendes Stück Musik, das auch in den Reihen der Staats- und Regierungschefs Eindruck macht.

Merkel sitzt kerzengerade und lächelt. Trudeau, Macron und Jean-Claude Juncker freuen sich mit, der indische Premierminister hat ganz hibbelige Finger, als würde er am liebsten selbst dirigieren. Auch Trump nickt ein paar Mal im Rhythmus mit dem Kopf. Nur einer fehlt: Recep Tayyip Erdo?an, der türkische Präsident. Gut möglich, dass er sich die Melodie, die seit 1972 die offizielle Europa-Hymne ist, nicht antun wollte.

Nach dem Finale ist die Gattin des kanadischen Premierministers die erste, die es regelrecht vom Sitz reisst. Und ihren Mann gleich mit. Langer Applaus und begeisterter Jubel füllen den Saal. Und Melania Trump sagt - was selten zu sehen ist - irgendetwas Freundliches zu ihrem Mann und lächelt dazu. Er lächelt zurück und winkt einer Zuschauerin, die mit ihrem Handy ein Foto macht und dann ihrem ungläubig dreinblickenden Mann zuflüstert: Trump hat mir zugewinkt. Ludwig van Beethoven hat seine Wirkung an diesem Abend nicht verfehlt. Zumindest für ein paar Minuten.

 
www.msn.com/de-de/nachrichten/donald-trump/trump-und-der-falsch-verstandene-beifall-in-der-elbphilharmonie/ar-BBDYXlD?li=BBqg6Q9&ocid=UP97DHP

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.