Bạn,
Theo SGGP, ngày xưa, tại cả Nam kỳ lục tỉnh chỉ có cha con nhà Hội đồng Trạch là ông Trần Trinh Trạch và Trần Trinh Huy cậu Ba Huy, Công tử Bạc Liêu, là có quyền kháp (nấu) rượu đế. Còn như tá điền kháp rượu lậu mà địa chủ biết thì chỉ còn nước đập lò bỏ xứ tha hương. Bây giờ, cư dân của 1 xã ở Bến Tre đang dốc lòng khôi phục lại rượu Phú Lễ (Ba Tri) truyền thống nức tiếng bấy lâu. Báo SGGP viết như sau.
Tại xã Phú Lễ, hiện đã có 100 gia đình nông dân kháp rượu đế nếp chuyên nghiệp ba bốn đời, mỗi ngày cho ra thị trường khoảng 2,000 lít rượu, đó là chưa kể hàng trăm gia đình cư dân khác cũng tham gia thị trường mấy năm trở lại đây, khi đế Phú Lễ phục hồi danh tiếng. Chính vì vậy, "bài" hồ men rượu ("bài" hồ men: tiếng địa phương chỉ một hợp chất riêng do người dân tự pha chế làm men kháp rượu) tạo hương vị đặc trưng của Phú Lễ có thời điểm bị mai một do khuynh hướng hạ giá thành, nếp đôi khi còn bị thay bằng gạo...
Lo lắng trước nguy cơ "nước mắt quê hương" mình bị mất phẩm chất, kỹ sư Trương Minh Nhựt và các kỹ sư khác ở Bến Tre đã thực hiện đề tài nghiên cứu "Dự án khôi phục và nâng cao chất lượng rượu Phú Lễ", trong đó chú trọng việc sưu tầm, chọn lọc và khôi phục kỹ thuật lên men để từ đó chuẩn hóa chất lượng rượu. Sau 18 tháng nghiên cứu với kinh phí 77 triệu đồng, "bài" hồ men "chuẩn" được định hình như sau: gạo lức xay thành bột, phối trộn với nhiều vị thuốc như trần bì, quế khâu, đinh hương, đại hồi, quế chi... cộng thêm các loại lá rau răm, nhãn lồng, tai vị, tiêu sọ, muồng, trầu lương... theo liều lượng thích hợp. Các vị thuốc trên được xay nhuyễn, trộn bột gạo lức, nhồi chung với cám, vo thành viên hồ men. Công đoạn ủ men cũng được chuẩn hóa trong 3 ngày, phủ trấu lên bề mặt nguyên liệu, đậy chiếu cói rồi phơi khô trong bóng râm. Từ "bài" hồ men "dự án" này, người ta trộn theo tỷ lệ với 18 lít nếp mùa Ba Tri chánh hiệu, khi đưa vào lò kháp sẽ cho ra đúng 9 lít đế nếp nguyên chất từ 40 độ đến 62 độ.
Bạn,
Cũng theo SGGP, tại xã Phú Lễ, giờ đây con đường làng rợp bóng dừa dẫn đến nhà ông lão Ba Vân (ấp Phú Thạnh) lúc nào cũng sực nức men rượu. Năm nay tròm trèm 80 nhưng trông lão vẫn còn khỏe mạnh lắm. Chính nhờ "bài" hồ men truyền thống của gia đình mà mấy thế hệ con cháu của lão Ba vẫn giữ được chất lượng rượu nếp thơm ngon.. Nhớ chuyện xưa, lão nông Ba Vân tâm sự: "Chuyện ở Phú Lễ quê tui, nếu Công tử Bạc Liêu có sống dậy, ổng cũng phải nghiêng mình mà bái phục."
Theo SGGP, ngày xưa, tại cả Nam kỳ lục tỉnh chỉ có cha con nhà Hội đồng Trạch là ông Trần Trinh Trạch và Trần Trinh Huy cậu Ba Huy, Công tử Bạc Liêu, là có quyền kháp (nấu) rượu đế. Còn như tá điền kháp rượu lậu mà địa chủ biết thì chỉ còn nước đập lò bỏ xứ tha hương. Bây giờ, cư dân của 1 xã ở Bến Tre đang dốc lòng khôi phục lại rượu Phú Lễ (Ba Tri) truyền thống nức tiếng bấy lâu. Báo SGGP viết như sau.
Tại xã Phú Lễ, hiện đã có 100 gia đình nông dân kháp rượu đế nếp chuyên nghiệp ba bốn đời, mỗi ngày cho ra thị trường khoảng 2,000 lít rượu, đó là chưa kể hàng trăm gia đình cư dân khác cũng tham gia thị trường mấy năm trở lại đây, khi đế Phú Lễ phục hồi danh tiếng. Chính vì vậy, "bài" hồ men rượu ("bài" hồ men: tiếng địa phương chỉ một hợp chất riêng do người dân tự pha chế làm men kháp rượu) tạo hương vị đặc trưng của Phú Lễ có thời điểm bị mai một do khuynh hướng hạ giá thành, nếp đôi khi còn bị thay bằng gạo...
Lo lắng trước nguy cơ "nước mắt quê hương" mình bị mất phẩm chất, kỹ sư Trương Minh Nhựt và các kỹ sư khác ở Bến Tre đã thực hiện đề tài nghiên cứu "Dự án khôi phục và nâng cao chất lượng rượu Phú Lễ", trong đó chú trọng việc sưu tầm, chọn lọc và khôi phục kỹ thuật lên men để từ đó chuẩn hóa chất lượng rượu. Sau 18 tháng nghiên cứu với kinh phí 77 triệu đồng, "bài" hồ men "chuẩn" được định hình như sau: gạo lức xay thành bột, phối trộn với nhiều vị thuốc như trần bì, quế khâu, đinh hương, đại hồi, quế chi... cộng thêm các loại lá rau răm, nhãn lồng, tai vị, tiêu sọ, muồng, trầu lương... theo liều lượng thích hợp. Các vị thuốc trên được xay nhuyễn, trộn bột gạo lức, nhồi chung với cám, vo thành viên hồ men. Công đoạn ủ men cũng được chuẩn hóa trong 3 ngày, phủ trấu lên bề mặt nguyên liệu, đậy chiếu cói rồi phơi khô trong bóng râm. Từ "bài" hồ men "dự án" này, người ta trộn theo tỷ lệ với 18 lít nếp mùa Ba Tri chánh hiệu, khi đưa vào lò kháp sẽ cho ra đúng 9 lít đế nếp nguyên chất từ 40 độ đến 62 độ.
Bạn,
Cũng theo SGGP, tại xã Phú Lễ, giờ đây con đường làng rợp bóng dừa dẫn đến nhà ông lão Ba Vân (ấp Phú Thạnh) lúc nào cũng sực nức men rượu. Năm nay tròm trèm 80 nhưng trông lão vẫn còn khỏe mạnh lắm. Chính nhờ "bài" hồ men truyền thống của gia đình mà mấy thế hệ con cháu của lão Ba vẫn giữ được chất lượng rượu nếp thơm ngon.. Nhớ chuyện xưa, lão nông Ba Vân tâm sự: "Chuyện ở Phú Lễ quê tui, nếu Công tử Bạc Liêu có sống dậy, ổng cũng phải nghiêng mình mà bái phục."
Gửi ý kiến của bạn