Làm thơ từ những ngày còn đi học bậc trung học, Hồ Thanh Nhã vẫn thiết tha với nghệ thuật thi ca -- đó là mối tình đầu và cũng sẽ là mối tình cuôi cùng của ông với dòng sữa ngôn ngữ Việt đã, đang và sẽ chảy xuyên suốt tâm hồn ông.
Bây giờ đã trải qua mấy năm vào lứa tuổi thất thập cổ lai hy, thơ của Hồ Thanh Nhã vẫn thiết tha, vẫn dịu dàng, vẫn trân trọng với cuộc đời... bất kể rất nhiều gian nan trong đời đã trải qua -- những ngày tham dự cuộc nội chiến Bắc-Nam trong cương vị sĩ quan thiết giáp Quân lực VNCH, rồi những ngày trong các trại tù, tới ngày định cư vào Mỹ theo diện H.O. năm 1993...
Thế hệ của nhà thơ Hồ Thanh Nhã đã có rất nhiều người vắng mặt -- những người bạn tử trận, những bạn tù chết trong trại, và rồi khi snag Hoa kỳ với những người bạn không ra thoát nổi bệnh viện.
Với quá nhiều đau đớn và hạnh phúc đã trải qau trong cuộc đời, Hồ Thanh Nhã đã viết từng dòng thơ rất cẩn mật.
Khi đọc thơ Hồ Thanh Nhã, chúng ta có cảm giác như các dòng chữ này là một phần xương da máu thịt của nhà thơ -- trân trọng, dịu dàng.
Nhà thơ Hồ Thanh Nhã và 2 thi tập mới.
Hãy hình dung một thi sĩ vào tuổi cổ lai hy tới bên một bến vắng... Đó là bài thơ “Bến Xưa” trang 56-58 trong thi tập Giọt Nắng Thiên Thu của Hồ Thanh Nhã, trích:
“...Người đi đã từ lâu Sờn vai bao lớp áo Mây im trời hết bão Qua một thời biển dâu
Anh từ mỏi chân đi Quay lưng cùng phố thị Tìm mùi hương dạ lý Mất từ buổi chia ly
Bến xưa chiều gió lên Người về không kịp hẹn Con đò ngang ghé bến Chở một người khách quen
Bến xưa cú kêu sương Sao rơi trời đã muộn Tuổi đời nay đã luống Tìm lại thời nhớ thương...”
Đó là nhìn về một thời quá khứ... và rồi, khi hội ngộ, khi gặp lại những bạn một thời tác chiến, và cả những bạn một thời ngồi chung trong một góc trại tù.
Trong bài “Hội Ngộ” nơi trang 32-35, trong thi tập Giọt Nắng Thiên Thu của Hồ Thanh Nhã, trích:
“...Năm nao đi chiến dịch Lửa đỏ trời Trị Thiên Năm nao ngàn vết xích Cắt nát vùng Tây Nguyên?
Ánh hỏa châu rực rỡ Xé rách màn đêm đen Mùa nước về châu thổ Ngang dọc khắp bưng biền
Đêm nao rời đất giặc? Lấp lánh trời sao đêm Sương rơi trên pháo tháp Lạnh buốt đôi vai mềm
Người về từ An Lộc Người đến từ Chu Pao Đánh lớn vùng Tam giác Vết thương chiều Xuân nào...”
Bạn chiến đấu một thời, rồi bạn xưa hội ngộ... Vậy còn, những hình bóng giai nhân một thời tuổi trẻ nơi đâu?
Trong bài thơ “Người con gái sông Đà” trang 24-27 trong thi tập Giọt Nắng Thiên Thu của Hồ Thanh Nhã, trích:
“...Bây giờ nơi xứ lạ Mòn mỏi cánh chim bay Rừng phong khô xác lá Trải thảm lối đi dày
Bây giờ em ở đâu? Mây chập chùng bản vắng Bây giờ thương nhớ nhau Chỉ còn là nổi đau…”
Và rồi, nhà thơ nhớ tới những bạn tù đã nằm xuống xuống viễn. Hồ Thanh Nhã đã giúp tìm mộ bạn tù...
Đó là cơ duyên cho bài thơ “Tìm Mộ” nơi trang 40-41 trong thi tập Hương Thơ Đầu Gió, trích:
...Anh nằm giữa đỉnh đồi hoang vắng Mát rượi tàn cây dưới bóng sao Con suối vòng cung qua mấy trại Nhảy tung bọt sóng tháng mưa rào...
...Anh đến Sơn La rồi ở lại Bạn bè sau đó cũng về Nam Chiều nay trở lại tìm anh đó Chớp mắt qua rồi mấy chục năm . Cây sao cổ thụ rồi đâu mất Còn chỉ mênh mông sắn phủ đồi Cách ngã ba này trăm rưỡi thước Mồ hoang viễn xứ lạnh mưa rơi...
...Tôi dắt con anh trở lại đây Mênh mông nghĩa tận khói hương dầy Về Nam hương hỏa mồ yên tịnh Chắc cũng còn hơn thổ trạch này.
Đặc biệt, bài thơ “Tìm Mộ” đã được nhạc sĩ Hào Quốc phổ nhạc.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Hôm thứ Sáu 13/1/2023 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp Thủ tướng Kishida Fumio của Nhật Bản tại phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. Chương trình nghị sự của hai nguyên thủ quốc gia hẳn phải đề cập đến hiểm họa an ninh từ Trung quốc, mà cả hai quốc gia trong thời gian những năm gần đây đều đặt lên trọng tâm hàng đầu
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
✱ Lê Đức Thọ: Bây giờ về phần thỏa thuận chúng tôi đã đồng ý, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào? ✱ Kissinger: Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đánh máy lại từ tiếng Anh của chúng tôi và ông có một bản sao của bản văn. Chúng tôi sẽ nỗ lực tận tâm nhất để đảm bảo rằng mọi thứ chúng ta đã đồng ý đều được hợp nhất. ✱ TT Thiệu: Nếu chúng tôi không thể ký thỏa hiệp này trước cuộc bầu cử, thời liệu Hoa Kỳ có cần phải công bố cho người dân biết rằng họ vẫn có ý định ký kết thỏa hiệp này không? ✱ TT Nixon: Tôi phải có câu trả lời của ông (TT Thiệu) trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973...
Sau 13 năm, cuối cùng thì Bác sĩ David Sinclair và các đồng nghiệp đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì thúc đẩy quá trình lão hóa? Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, Sinclair, giáo sư di truyền học và đồng giám đốc của Paul F. Glenn Center for Biology of Aging Research tại Trường Y Harvard (Harvard Medical School), đã phác họa ra một chiếc đồng hồ lão hóa, khi ta vặn chiều kim là có thể đẩy nhanh hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của các tế bào.
Lời báo động muộn màng này cũng đã giúp tôi hiểu ra lý do mà sư Minh Trí – sau khi xuất gia, từ bỏ mọi hoạt động chính trị, đã hết lòng tận tụy chăm lo cho những lớp học Việt Ngữ, ở Kampuchea, cho đến… hơi thở cuối!
Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger đã cảnh báo về một cuộc thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn...
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.