Hôm nay,  

Hà Tĩnh Đau Thương

22/09/201600:00:00(Xem: 2740)
Hà Tĩnh không ngưng đau đớn... Sự cố môi trường không phải sự cố môi trường. Đây thiệt sự là đầu độc cư dân, là xua đuổi ngư dân, là bứng gốc những người còn tin vào tình người, là giết chậm nhiều thế hệ...

Cán bộ cầm tiên Formosa, cho nhập lậu 160 tấn bùn bô xít, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cầm tượng vàng Hồ Chí Minh nặng 50 kilô nên cho ém tội công ty Formosa, rồi hải sản độc cất giấu chờ tiêu thụ may mà bị lộ...

Bản tin BBC ghi rằng Bộ Công Thương Việt Nam tối 19/9 phát đi thông cáo nói bộ này không cấp phép cho Công ty TNHH Gang Thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh nhập khẩu 160 tấn bùn bô xít.

Bộ Công Thương tuyên bố họ đã thành lập tổ công tác để “xác định chính xác chủng loại, tính chất... của lô hàng trên” và sẽ thông báo thêm.

Trước đó chiều 15/9, có tin một tàu chở các thiết bị, linh kiện kèm theo bùn thải bô xít từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) cập cảng Sơn Dương thuộc Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh - Hà Tĩnh).

Đây là lần đầu tiên loại bùn thải này được nhập vào dự án Formosa Hà Tĩnh, theo truyền thông Việt Nam.

Theo báo Dân Trí, Công an và Hải quan Hà Tĩnh đã tạm giữ số hàng, và bước đầu xác định đây là bùn chịu nhiệt dùng để trét mạch lò cao, được phép nhập vào Việt Nam.

Tuy vậy, vì có lo ngại trong số hàng có bùn bô xít, một chất thải độc hại, nên chính quyền địa phương đã tiến hành lấy mẫu kiểm định.

BBC ghi thêm rằng trong ngày 20/9, Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Đình Bình - chi cục phó chi cục hải quan Vũng Áng thuộc Hải quan Hà Tĩnh, nói Formosa về nhập mặt hàng bùn bôxit NJ-42 và bùn nhôm cacbon HM-SC3 không thuộc danh mục hàng cấm.

Ông Bình nói 168 tấn bùn này không phải xin phép bộ ngành nào.

“Formosa nhập mặt hàng này không phải xin phép bộ ngành nào cả nên chắc chắn Bộ Công thương cũng không phải cấp phép làm gì,” ông Bình nói.

Trong khi đó, báo Lao Động cho biết UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định phê duyệt giá trị các lô hải sản bị nhiễm cadimi vượt ngưỡng phải tiêu hủy có tổng trị giá gần 400 triệu đồng.

Bản tin LĐ nói, ngay sau sự cố môi trường biển tháng 4-2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Sở Y tế, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh và cơ quan liên quan tiến hành lấy mẫu hải sản tại các kho đông lạnh trên địa bàn gửi ra Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia xét nghiệm, xác định mức độ độc hại.

Trong khi đó, báo Nông Nghiệp VN kê chuyện một thôn Hà Tĩnh lãnh búa vì “sự cố môi trường”...

Bản tin NNVN cho biết 43 cái sổ đỏ của thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang bị ngân hàng nắm giữ vì cả thôn “ôm nợ 22 tỷ đồng, nhà nhà cắm sổ đỏ chờ... xiết nợ”...

Họ bỏ đồng ngao, ly hương kiếm sống, số còn lại thì đóng cửa đi chơi chờ ngày... ngân hàng đến xiết nợ.

Bản tin ghi lời Trưởng thôn Lê Xuân Hùng vừa là Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy sản và dịch vụ vệ sinh môi trường Hùng Thuận, vừa là chủ đầm ngao 15ha cho hay, gần 1 năm nay (từ tháng 11/2015 đến nay) đợt rét đậm rét hại gần Tết quét qua khu vực khiến các đầm ngao chết như ngả rạ, sau rét bà con tiếp tục vay mượn thả nuôi lứa mới thì gặp phải sự cố nước biển bị ô nhiễm do Formosa xả thải, ngao chết dần chết mòn, số sống được thì bán không ai mua. Hai trận “bão” đổ dồn trong một năm khiến 100% hộ nuôi ngao Mai Lâm kiệt quệ.

Lời ông trưởng thôn, xin nhắc lại: “...gặp phải sự cố nước biển bị ô nhiễm do Formosa xả thải, ngao chết dần chết mòn...”

Báo Nông Nghiệp VN kể tiếp lời ông Hùng, cũng bi đát vì sự cố môi trường:

“...tháng 3/2016 ông vay mượn thêm anh em, bạn bè gần 1 tỷ đồng nữa mua ngao về thả, vừa nuôi được một thời gian thì xảy ra sự cố môi trường biển, một phần diện tích chết dần chết mòn, số ngao còn lại bán không ai mua, nản quá bây giờ ông tặc lưỡi đóng cửa đi chơi.”

Chuyện ông Lê Đình Thành cũng bi thảm. Bản tin kể rằng cách nhà ông Hùng không xa, ngôi nhà khá khang trang của ông Lê Đình Thành từng tấp nập kẻ bán người mua, công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm nay tịnh không một bóng người,,,

“...ông tiếp tục vay ngân hàng gần 1,4 tỷ đồng mua giống thả nuôi những mong bù đắp thiệt hại đợt rét, không ngờ môi trường biển bị đầu độc, thương lái thu mua ngao chê ỏng chê eo, thậm chí hạ giá đến 10.000 - 11.000 đ/kg cũng không ma nào ngó, cuối cùng toàn bộ vốn liếng của gia đình ông “đội nón ra đi”. Hiện tại số nợ bất di bất dịch 1,4 tỷ đồng của ngân hàng ông chỉ còn cách chờ chính sách hỗ trợ, đền bù của Nhà nước.”

Không nghe chuyện chính phủ hỗ trợ gì cả.

Trong khi đó, các vùng nuôi cá đặc sản cũng chết.

Bản tin NNVN kể rằng:

“Chưa đến mức “chết” hẳn như vùng nuôi ngao Mai Lâm nhưng 32 hộ nuôi cá đặc sản lồng bè xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà cũng đang cầm cự chờ... chết.”

Làm sao bây giờ? Hà Tĩnh quê hương Nguyễn Du... đầy nước mắt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.