Hôm nay,  

Vì sao người Việt, đành biệt quê hương?!

01/09/201608:11:00(Xem: 7990)
Vì sao người Việt, đành biệt quê hương?!

Nguyễn Lộc Yên   
   
     Đồng bào ta có câu: “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà cũng hơn” đã thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương của mình. Thế nhưng, kể từ năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, nhân dân cũng tưởng thoát được sự cai trị đọa đày của thực dân Pháp. Nào ngờ, Việt Minh cai trị không đọa đày như thực dân Pháp mà đày đọa Đồng bào nghiệt ngã, tàn bạo hơn?! 
  
     Thực vậy, ngày 4-12-1953, Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc Việt Nam ký sắc lệnh và ban hành luật “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ). Bà Nguyễn Thị Năm, còn gọi là bà Cát Thanh Long đã giúp đỡ Việt Minh và cho ăn ở tại nhà, như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt... Bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương, tương đương 700 lượng vàng lúc bấy giờ, và trong thời kỳ gọi là “Tuần lễ vàng” của cái chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bà đã cho chúng 100 lượng vàng. Thế mà, chúng quy tội bà là địa chủ, cường hào gian ác, đem xử án tử hình. Ủy ban CCRĐ trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã xét duyệt và bộ chính trị trong đấy có Hồ Chí Minh đã lạnh lùng chuẩn y án tử hình này. Phát súng đầu tiên về CCRĐ đã bắn vào đầu một người phụ nữ 47 tuổi vào ngày 9-7-1953 (29-5 âm lịch)! Phát súng đó báo hiệu tâm địa của những lãnh tụ Cộng sản sẽ là một tai họa khủng khiếp cho nhân dân. Việc CCRĐ này, có khoảng 172.000 người bị quy chụp là thành phần địa chủ và phú nông, họ bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” bị hạ sát tại chỗ hoặc bị án tù để chết dần trong ngục. 
  
     Thế nên, sau khi ký Hiệp định Genève năm 1954, dân chúng bỏ chạy vào Nam cả triệu người. Lúc ấy, Đồng bào ta “Chọn lựa giữa Quốc gia và Cộng Sản bởi lá phiếu bằng chân”, bằng cách rời miền Bắc di cư vào miền Nam để tránh Cộng sản Việt Nam (CSVN). Dù sao, Đồng bào vẫn còn sống trong nước của mình. Kể từ ngày 30-4-1975, người Việt không ngại hiểm nguy tìm mọi cách rời khỏi quê hương! Những ai đành biệt quê hương và nguyên nhân ấy từ đâu?! 
  
     - Vượt biên: Kể từ sau ngày 30-4-1975, CSVN đã gây điêu đứng người dân bằng cách: Đưa hàng trăm ngàn “Quân Cán Chính” miền Nam vào "Trại tù cải tạo". Đổi tiền mấy lần, còn giới hạn số tiền được đổi để biến tiền bạc của người dân thành giấy loại. Lập hợp tác xã để quốc hữu hóa đất đai, mục đích cướp trắng ruộng đất của người dân. Khi “Chiến tranh biên giới vào đầu năm 1979”, nhà cầm quyền lại chủ trương đề phòng và cách ly Hoa kiều tại Việt Nam. Ngoài ra, chế độ bao cấp đã gây cho người dân bị khó khăn, ngặt nghèo... Do đấy, người Việt (có cả người Hoa) tại Việt Nam đã vượt biên bằng đường biển, cao điểm vào các năm 1978 đến khoảng giữa thập niên 1980, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đã thống kê số người Việt ra đi tỵ nạn khoảng một triệu người. Những người này gọi là “Boat people” (Thuyền nhân), thuật ngữ này xuất hiện kể từ thời điểm ấy, một số người Việt lại chấp nhận gian nguy vượt rừng núi rậm rạp đến tỵ nạn tại Thái Lan. Trong số khoảng một triệu người ra đi tỵ nạn thì có khoảng gần nửa số người ra đi đã bị thiệt mạng trên đường vượt biên! Đến cuối thập niên 1980 và thời gian sau đấy, số người rời nước ra đi thưa dần vì lẽ các trại bị tỵ nạn: Hồng Kông, Thái Lan, Galang, Malaysia... Cao ủy Tỵ nạn đã hợp tác với các nước này để giúp thuyền nhân người Việt, sau 21 năm lại quyết định lần lượt đóng cửa các trại Tỵ nạn. Người Việt lại ra di bằng cách:
            
     - HO: Humanitarian Organization (Tổ chức nhân đạo), người viết nhớ lại một người bạn tù binh nơi "Trại tù cải tạo" của CSVN, nhân lúc chúng tôi ngồi riêng nghỉ dưới gốc cây sau mấy giờ hì hục đào gốc phá rừng, anh lại thổ lộ tâm tình: “Tôi là sĩ quan Hải quân, khi Sài Gòn sắp mất nếu tôi quyết tâm rời quê hương ra đi thì cả gia đình tôi đã đi khỏi Việt Nam lúc ấy, ngày nay đâu còn bị đọa đày ở đây!” Tôi hỏi: “Vì sao anh không đi?”Anh đăm chiêu, giọng u uất: “Tôi nghe nhiều người đã nói rằng, CSVN cũng là người Việt, là người cùng nòi giống không lẽ họ sát hại hay đày đọa mình. Tôi lầm! Lầm gì có thể sửa sai. Chứ lầm cộng sản cuộc đời gian nguy! Có lẽ các anh em tù binh đã thấy và thấm thía câu nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói”, nên khi ra tù nghe được chương trình HO, dù lòng lưu luyến quê hương cũng phải tìm mọi cách đưa gia đình rời khỏi Việt Nam?!
  
     - ODP: Orderly Departure Program (Chương trình ra đi có trật tự): ODP là một chương trình của Hoa Kỳ, cho phép người nước ngoài định cư tại Hoa Kỳ được bảo lãnh thân nhân nhập cư vào Hoa Kỳ. Khi người Việt được định cư ở các nước tự do, người thân của mình còn sống tại Việt Nam, thì tình cảm thôi thúc cũng như cảnh sống tại Việt Nam bị tối tăm bởi chế độ Cộng sản, vì "CSVN đã biến nước Việt thành nhà tù lớn", nên họ phải đôn đáo cứu (bảo lãnh) người thân ra khỏi quê hương mến yêu! 
   
     - Du học sinh Việt Nam không muốn về nước: Do đâu khiến các “Du học sinh” không muốn về nước, đấy là các “Du học sinh” khi được ở học nơi các nước tự do đã được hít thở không khí cởi mở ở đấy, khi về nước lại phải đối mặt với những thủ tục chạy chọt xin việc, phải có “bôi trơn” (lo lót tiền) mới xin được việc làm tốt. Khi làm việc phải lo lắng gầy dựng các mối quan hệ với cấp trên, họ còn bị nạn con ông cháu cha tại các cơ quan chèn ép, khiến tài năng cũng như ước mơ của họ khi về nước bị khó khăn. Ngoài ra, họ không phát huy được sở trường của mình đã được học nơi các nước văn minh vì các trang thiết bị, các dữ liệu để tham khảo trong nước thiếu thốn hoặc không có... 
  
     - Quan chức CSVN lại "Tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản”: Các quan chức CSVN lại "tháo chạy" ra nước ngoài, trở thành một phong trào không sao kể hết. Tiêu biểu, như “Nữ đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường” đã chiếm đoạt trên 2.000 hecta đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người dân lại có quốc tịch ở Cộng hòa Malta, Malta là một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của nước Ý khoảng 93 km về phía Nam; nơi đây được coi là “Thiên đường trốn thuế”. Vì sao có các hiện tượng này, bởi “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” điển hình như đương kim TT (Thủ tướng, hay Thái thú) Nguyễn Xuân Phúc hô hào rất to “Mọi tài sản tham nhũng phải được thu hồi” và “Mang thương hiệu mà ta hay gọi là “Ma dzê in Việt Nam”. Thế mà, ngài TT Phúc đã toan tính sẵn sàng “Tháo chạy”, ngày 3-6-2005, mua căn biệt thự tại số 636 South Halliday street, Anaheim, CA 92804, với giá 790 nghìn USD và ngày 18-10-2010, mua căn biệt thự thứ hai tại số 7556 East Calle Durango Street, Anaheim, CA 92808, với giá 575 nghìn USD. 
  
     Tại Hoa Kỳ, nếu có tiền đầu tư theo diện EB-5 với mức đầu tư từ 500 nghìn USD tới 1 triệu USD và chứng minh là hợp pháp có thể được cấp thẻ xanh, không phân biệt là tiền đầu tư của cá nhân hay nhà nước. Từ đấy, có nhiều quan chức Việt Nam và Trung cộng tận dụng tiền đầu tư của công ty nhà nước để tháo chạy sang Mỹ. Thế mà, nhà cầm quyền CSVN hô hào với các “đồng chí” thuộc cấp (công an, quân đội) rằng “Còn đảng còn mình” là sao?! Nhìn những sự thật tráo trở này, có đủ thức tỉnh công an, quân đội sáng mắt để cùng nhân dân phế bỏ chế độ buôn dân bán nước này chăng?!
  
     - Lấy chồng nước ngoài để ra khỏi Việt Nam?!: Cuối cùng, thành phần dân nghèo không có điều kiện để "Tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản” như các tham quan Việt Nam, muốn có tiền giúp đỡ gia đình đang nghèo ngặt và “Đổi đời chính mình” mà nôm na gọi là “Cô dâu Việt”, các cô gái Việt Nam xinh đẹp đành đoạn hiến thân (làm vợ) cho các đàn ông Đài Loan hay Đại Hàn, mà có thể các đàn ông này đã già nua hoặc bị tàn tật. Hoàn cảnh đau thương này, tôi đã vô cùng ngậm ngùi:
  
        Thảm thiết, trời ơi não nuột lòng!
Việt Nam thiếu nữ mặn mà trông!
Khó khăn kinh tế, nên đành đoạn
Gớm ghiếc, bán thân cũng lấy chồng! 
  
     Và thành phần: Xuất khẩu lao động hay đi làm Ô sin nước ngoài, dẫu nghèo cũng cố gắng chạy chọt “bôi trơn” để được đi làm “Lao nô hay Ô sin” ở xứ người, với hy vọng được nhận đồng tiền nhục nhằn ở đấy để giúp gia đình và nếu có dịp cũng liều lĩnh trốn ở lại nước ngoài?!
  
     Hiện nay (2016), có khoảng 4,5 triệu người Việt sinh sống ở hải ngoại ở trên 100 quốc gia khác nhau, đông nhất là ở Hoa Kỳ. Riêng “Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại” luôn đấu tranh để giữ gìn vẹn toàn đất nước và đấu tranh cho tự do, nhân quyền cho Đồng bào trong nước đã/đang bị CSVN đàn áp. Thế nên, vào ngày 18-05-2014 “Paris biểu tình chống Trung cộng xâm lược VN và lên án CSVN bán nước”. Sáng ngày 27-8-2016 “Người Việt biểu tình trước Lãnh Sự Quán CSVN ở San Francisco”...
  
     Những người Việt "Tháo chạy khỏi thiên đường Cộng sản”, trong đấy có một số “Trí thức và doanh nhân giỏi” mà nhà cầm quyền gọi là “chảy máu chất xám”?! Ngần ngại hơn, có một số tham quan CSVN đã tẩu tán “Tài sản quốc gia” kếch sù, gây cho quê hương kiệt quệ! Nỗi băn khoăn ấy, vào ngày 1-4-2016, báo Tuổi Trẻ đã ghi: Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa phát biểu: “Không phải vì đất nước nghèo mà vì họ cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không được đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Điều này ai cũng thấy cũng biết!”. 
  
     Nhìn chung, hiện tượng “Tháo chạy khỏi quê hương” như thế, không phải chỉ ở Việt Nam mà ở Trung cộng cũng vậy. Năm 2011, Viện Khoa học Xã hội Trung cộng công bố bản báo cáo cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2008, có tổng cộng hơn 18.000 quan chức chạy trốn ra nước ngoài, mang theo số tài sản lên tới 800 tỷ tệ (130 tỷ USD). Thế nên muốn chấm dứt việc “Tháo chạy khỏi quê hương” chỉ còn biện pháp giải thể chế độ Cộng sản, nếu không thì “Cái cột đèn có chân mà đi được nó cũng đi”.    
Ngày 01-9-2016 
Nguyễn Lộc Yên   


.
.

Ý kiến bạn đọc
01/09/201623:26:31
Khách
Bởi vì người dân (và luôn cả các cán bộ và con cái của họ nữa) không muốn ở lại huởng thiên đàng ở các nước CS, mà chỉ muốn đến ở các nước tư bản đang giẫy chết mà thôi.
01/09/201617:34:32
Khách
Tưởng Hồ là thánh là tiên
Không ngờ Hồ là người điên giết người
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.