Hôm nay,  

Cuộc Hội Ngộ Của Những Người Lính Muôn Năm Cũ Thuộc 3 Sư Đoàn Bộ Binh Vùng Giới Tuyến

26/08/201600:00:00(Xem: 5248)

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 9 năm 2016, tại quận Cam miền Nam Cali, đông đảo cựu quân nhân của 3 Sư đoàn Bộ Binh: 1, 2 và 3 của Vùng giới tuyến (Quân khu 1) đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, sẽ có dịp hội ngộ sau hơn 41 năm xa cách. Cuộc hội ngộ hiếm hoi này đã được ban tổ chức gồm hơn 10 cựu sĩ quan của 3 sư đoàn do cựu Đại tá Lê Bá Khiếu, từng giữ chức các chức vụ quan trọng như: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4/Sư đoàn 2 Bộ binh, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Ngãi, làm trưởng ban, đã chuẩn bị chu đáo từ hơn 4 tháng trước. Với những nỗ lực ở mức cao nhất của các thành viên trong ban tổ chức, từ sự tự nguyện ủng hộ hiện kim để có tiền chi phí cho những công việc cần thiết, cho đến việc sắp xếp thời gian vận động trên các hệ thống truyền thông, cũng như liên lạc với các chiến hữu qua điện thoại và điện thư, đến ngày 25 tháng 8/2016, đã có hàng trăm cựu quân nhân của ba sư đoàn ghi tên tham dự, trong đó có nhiều cựu quân nhân từ các tiểu bang xa về, được ban tổ chức trù liệu sắp xếp xe đưa đón tại phi trường và bố trí nơi ở trong thời gian tham dự cuộc hội ngộ. Một số người với lý do gia dình và sức khỏe, tuy không có mặt trong ngày hội ngộ, nhưng đã gửi hiện kim ủng hộ việc tổ chức.

Cũng cần ghi nhận rằng trong cuộc hội ngộ của những người lính muôn năm cũ từng phục vụ tại 3 sư đoàn 3 Bộ binh của Vùng giới tuyến, cấp bậc từ thiếu úy, trung úy đến trung tá, đại tá, thì những cựu quân nhân nhỏ tuổi nhất cũng đã trên 60, và cựu quân nhân cao niên cũng đã trên 80, tuổi trung bình khoảng từ 70-75. Rất nhiều cựu quân nhân dự cuộc hội ngộ này đã từng phục vụ tại 2 trong 3 sư đoàn, có một số người đã có vinh dự được chiến đấu tại cả 3 sư đoàn theo trình tự: ngày rời quân trường, được phân phối về Sư đoàn 2 Bộ Binh; sau đó thuyên chuyển về Sư đoàn 1 Bộ Binh, và khi Sư đoàn 3 Bộ Binh được thành lập vào tháng 10 năm 1971, lại được tuyển chọn bổ sung cho các tiểu đoàn, trung đoàn của Sư đoàn này. Ngược lại, cũng có những cựu quân nhân đã khởi đầu đời quân ngũ tại Sư đoàn 1 Bộ binh, sau đó,thuyên chuyển về Sư đoàn 2 Bộ binh và cuối cùng là Sư đoàn 3 Bộ Binh với những cuộc hành quân dọc chiều dài của vùng đất miền Trung từ Quảng Ngãi, Quảng Tín, rồi qua Quảng Nam, vượt đèo Hải Vân, ra đến Thừa Thiên, rồi Quảng Trị.

Tại các quân đoàn-quân khu khác, do đặc điểm về địa lý và tình hình về lực lượng địch quân, vùng hoạt động của các sư đoàn Bộ binh được phân nhiệm tại nhiều tỉnh (từ 3-4 đến 5-6 tỉnh), nên nỗ lực chính của các sư đoàn này tập trung tại vài tỉnh trọng yếu, những tỉnh còn lại hầu như ủy thác cho lực lượng diện địa và các liên đoàn Biệt động quân của Quân khu. Thêm vào đó, một số sư đoàn, do tình hình chiến sự và sự điều động của Bộ Tổng Tham Mưu, đã thay đổi vùng hoạt động qua từng thời kỳ, nên sự gắn bó giữa sư đoàn và địa phương không có sự lâu bền. Trong khi đó, Sư đoàn 1, 2 Bộ Binh đã có những gắn bó “thủy chung” với các địa phương ngay từ khi thành lập vào năm 1955, riêng với Sư đoàn 3 Bộ Binh tuy thành lập sau cùng vào tháng 10/1971, và sau cuộc triệt thoái khỏi Quảng Trị, từ giữa năm 1972, đã xem khu vực Quảng Nam- Đà Nẵng như là “quê hương thời binh lữa”. Ngoài ra, giữa 3 sư đoàn đã có những gắn bó thân thiết qua những lần tăng phái, yểm trợ cho nhau, nhiều và nhiều lắm, xin ghi lại vài sự kiện xảy ra trong năm 1972 và 1974.


Trong cuộc chiến Mùa Hè 1972, sau khi Sư đoàn 3 Bộ Binh triệt thoái khỏi phòng tuyến Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 với tân tư lệnh là Trung tướng Ngô Quang Trưởng, từ Quân đoàn 4, trở lại miền Trung, đã điều động Trung đoàn 4 Bộ Binh của Sư đoàn 2 Bộ Binh tăng cường cho chiến trường Thừa Thiên, phụ trách phòng thủ Tây Bắc Huế, nằm giữa khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 1 Bộ Binh và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Rồi từ giữa năm 1972, khi Sư đoàn 3 Bộ binh tái phối trí hoạt động tại Quảng Nam, có một khoảng thời gian, theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1, một trung đoàn của Sư đoàn 2 Bộ Binh được tăng phái cho Sư đoàn 3 Bộ binh hành quân tại vùng cao sơn tỉnh Quảng Nam.

Trong mùa thu 1974, khi chiến trường Quảng Đà sôi động, Trung đoàn 54 Bộ binh của Sư đoàn 1 Bộ binh đã được tăng phái cho Sư đoàn 3 Bộ binh hơn một tháng.

Thêm một điều đặc biệt nữa là cả 3 sư đoàn Bộ Binh đã chia nhau trách nhiệm phòng thủ dọc chiều dài của 5 tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam Cộng Hòa, và - các đơn vị của 3 sư đoàn này là hình ảnh của sự bảo bọc, che chở người dân địa phương.

Gặp lại nhau sau hơn 41 năm giã từ quân ngũ, những người lính “muôn năm cũ” có không biết bao nhiều điều để kể cho nhau nghe. Chuyện về những đồng đội kẻ còn, người mất; chuyện về những trận đánh đã đi vào chiến sử mà tuổi trẻ của họ đã gắn liền với từng ngọn đồi, khe suối, dòng sông của các tỉnh thuộc Vùng 1 giới tuyến.

Hồi ức của những cựu binh này nhớ lại ngày tháng cũ: Khi tổ quốc gọi tên, họ đã trả lời có mặt, và đã hiến dâng cho đất nước cả tuổi thanh xuân hào hùng. Đến khi tóc xanh đã đổi màu, họ lại có dịp gặp nhau trong buổi hội ngộ đầy tình nghĩa huynh đệ chi binh.

Trong dòng cảm xúc, bồi hồi, họ hẹn nhau cùng về quận Cam trong ngày hội ngộ, mà theo chương trình, ban tổ chức chọn ngày 4 tháng 9, 2016 làm ngày hội ngộ đầu tiên tại nhà hàng Mon Cheri, 12821 Harbor Blvd, Suite H-1B, thành phố Garden Grove, CA 92840, thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.Trước đó, vào lúc 9 giờ sáng, các cựu quân nhân của 3 sư đoàn sẽ tập trung tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ để đặt vòng hoa tưởng niệm. Mọi liên lạc ghi danh tham dự xin gọi cho các vị sau đây:

SĐ 1: Nguyễn An ((714) 589-4749, Nguyễn Văn Hóa (714) 654-5643, Nguyễn Ngật (714) 829-5798, Hoàng Mão (909) 264-5811, Nguyễn Mỹ (714) 910-4467, Nguyễn Văn Tảo (714) 618-1746.

Sư Đoàn 2: Lê bá Khiếu (714) 352-9969, Nguyễn Đình Minh Hùng (714) 478-9542, Trần Bảo (714) 558-7879.

Sư Đoàn 3: Nguyễn Phước Ái Đỉnh (714) 350-8909, Nguyễn Tâm Tỷ (714) 261-8130…

Và từ sự liên lạc trên, những người lính cũ của 3 sư đoàn Bộ binh Vùng Giới tuyến hẹn gặp nhau trong ngày hội ngộ, để thấy sáng ngời cả một trời kỷ niệm của chiến trường xưa...

Cali 25 tháng Tám 2016

Vương Hồng Anh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.