Bánh Mì Từ Thiện

23/02/201600:00:00(Xem: 6196)

Thoạt tiên là Sài Gòn, nơi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động từ thiện làm ấm lòng người... Rồi tới Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định... những thùng bánh mì từ thiện được kê nơi vỉa hè, cho những người dân nghèo bụng đói thò tay vào lấy tuụ nhiên để ăn qua ngày.

Báo Thế Giới Trẻ ghi nhận hôm 22-2-2016:

“Sau Sài Gòn, Hà Nội, Thành phố Huế cũng đã xuất hiện thùng bánh mì từ thiện cho người nghèo. Và không chỉ bánh mì, trên chiếc thùng còn để kèm xúc xích.

Mới đây, cộng đồng mạng đã liên tục chia sẻ rất nhiều hình ảnh về các thùng bánh mì từ thiện tại Thành phố Huế. Từ nội dung bức ảnh, có thể thấy thùng bánh mì được đặt tại 2 địa điểm: trên đường Phan Chu Trinh, bên cạnh cầu Phủ Cam (đối diện nhà thờ Phủ Cam); và góc đường Nguyễn Trường Tộ, nằm giữa trường THPT Quốc học và THPT Hai Bà Trưng....”

Rồi tới Đà Nẵng, theo báo Dân Trí:

“Sau khi nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều người, mới đây, tủ bánh mì từ thiện “1 người 1 ổ” dành cho những người lao động nghèo cũng đã lan tỏa đến TP. Đà Nẵng...

...Đà Nẵng vốn nổi tiếng với hình ảnh thành phố đáng sống cùng nhiều câu chuyện tử tế, vì thế “mô hình nhỏ - ý nghĩa lớn” này cũng nhanh chóng được người dân nơi đây học hỏi và phát huy.

Tủ bánh mì được đặt ở địa chỉ 322 Hoàng Diệu ( quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng), đây được xem là tủ bánh mì đầu tiên và duy nhất ở Đà Nẵng vào thời điểm này. Được biết, mỗi sáng có khoảng 50 chiếc bánh được cho vào tủ, phục vụ miễn phí cho người dân lao động nghèo....”

Rời tới Phan Thiết, theo báo Xã Luận:

“Ngày 25-1, bà Phù Thị Thu Nga, chủ Doanh nghiệp tư nhân vận tải hành khách Trung Nga (Phan Thiết), cho biết khoảng gần hai tuần nay bà đã cho đặt một xe bánh mì từ thiện ở số 73, đường Nguyễn Hội TP Phan Thiết, trước cửa doanh nghiệp nhằm giúp cho những người nghèo lót lòng

Theo bà Nga, lúc đầu nhiều người còn e ngại, tuy nhiên sau đó anh chị em làm nghề bán vé số, thu mua ve chai, lao động nghèo đã đến xe bánh mì từ thiện và tự tay lấy.

Theo quy định và dòng chữ trên xe "mỗi người một ổ" nhưng theo bà Nga, người lao động nghèo cũng có thể lấy phần của mình và lấy cho con cái ở nhà lót lòng trước khi đi học, đi làm. “Lúc đầu mỗi ngày có khoảng 150 ổ bánh mì được xếp vào xe bánh mì từ thiện nhưng vài hôm gần đây đã tăng lên khoảng 200 ổ và doanh nghiệp chúng tôi cam kết sẽ đặt xe bánh mì ở đây thường xuyên để giúp bà con nghèo” bà Nga cho biết.


Rồi tới Nha Trang, theo báo Khánh Hòa:

“Những ngày cuối năm, nhiều người bất ngờ với tủ bánh mì nhỏ bé lọt thỏm giữa dòng người hối hả qua lại trên đường Lê Thành Phương (TP. Nha Trang). Trên tủ dán tờ giấy ghi dòng chữ: “Bánh mì từ thiện. 1 người 1 ổ”. Những người nghèo đến nhận bánh cũng không biết chủ nhân là ai bởi cô bé 9x chỉ ngồi ở một góc xa lẳng lặng quan sát. Và niềm vui dâng trào trong cô khi tủ bánh mì hết nhanh chóng sau vài giờ.

Một anh bảo vệ Ngân hàng liên doanh Việt Nga chi nhánh Nha Trang cho biết, chủ nhân tủ bánh mì là một nhân viên của ngân hàng này. Hàng ngày, cô dậy sớm hơn mọi người, đi mua bánh mì rồi nhờ bảo vệ cơ quan mang tủ bánh ra trước ngân hàng để. Cứ như vậy, mọi việc diễn ra lặng lẽ. Những người nhận cũng không biết bánh mì của ai...”

Rồi tới Quy Nhơn, một ngôi chùa đặt thùng bánh mì từ thiện trên đường Hai Bà Trưng, theo Báo Bình Định:

“Cách đây mấy hôm, tôi tình cờ bắt gặp hình ảnh một phụ nữ đi bộ bán vé số dừng chân trước cổng chùa Tường Quang (43-45 Hai Bà Trưng, Quy Nhơn) nhận một ổ bánh mì do một phật tử đưa cho. Bà bảo: “Trong tháng Chạp tôi đã đến đây nhận bánh mì mấy lần rồi do mấy bà bạn bán vé số chỉ. Ăn một ổ bánh mì không, không đủ no cả buổi sáng nhưng nếu ăn kèm với tô bánh canh, hay tô bún thì no đến tận trưa. Thành ra, cứ vài bữa một bận tôi ghé nhận bánh mì. Với người không có tiền thì buổi sáng lót dạ bằng ổ bánh mì không cũng quý lắm rồi, còn hơn nhịn đói”.

Đại đức Thích Quảng Thái, trụ trì chùa Tường Quang, cho biết, ngoài chương trình cơm chùa giá rẻ 2.000 đồng/suất bán vào chủ nhật hàng tuần và phát miễn phí vào các ngày rằm, mùng 1 mà chùa và các phật tử tự góp kinh phí thực hiện từ tháng 8.2015 đến nay, bắt đầu từ giữa tháng 1.2016, chùa làm thêm chương trình phát bánh mì miễn phí hàng ngày. Từ 6 giờ sáng trở đi, nhà chùa đặt một thùng bánh mì trước cổng, cấp miễn phí cho người có nhu cầu. Bình quân, mỗi buổi sáng nhà chùa cấp khoảng 120-150 ổ, thậm chí có ngày nhiều hơn...”

Chỉ còn một thắc mắc: tại sao chỉ có người dân mới nghĩ tới nhau, mơi làm từ thiện cho nhau?

Có phải, nếu các cơ quan chính quyền làm bánh mì từ thiện như thế, sẽ bị cán bộ rút ruột công trình liền?

Ý kiến bạn đọc
24/02/201606:09:01
Khách
Việt Cọng chỉ biết lấy tiền của dân thôi, chứ làm gì guip dân
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.