Hôm nay,  

Tạ ơn nơi này

11/24/201500:01:00(View: 9098)
Tạ ơn nơi này

blank
Sean Bảo
Ngày tháng đong đưa lặng lẽ vậy mà thảng thốt giật mình khi nhìn thấy mùa lễ hội lớn trở về, ngày lễ Tạ Ơn. Hầu như mỗi tháng, mỗi mùa cuộc đời cho ta những ngày lễ; như ai đó hát rằng: Em về đó cho đời bày cuộc vui. Hết lễ Tình nhân tháng Hai là đến lễ Thánh Patrick, Phục Sinh tháng Tư, lễ Mẹ tháng Năm, lễ Cha tháng sáu, Ngày Độc lập tháng Bảy, lễ Lao Động tháng Chín rồi đến Halloween tháng Mười. Và nay tháng Mười Một. Thanksgiving, ngày lễ ấm cúng và âm vang ân sủng cho lòng người. Nhất là cho những người di dân. Những cánh chim Lạc xa xứ chọn mảnh đất bao dung này làm bến đỗ an hiền.
.
Nhớ câu nói của một nhà hiền triết nào đó: mang ơn ai thì khắc trên đá, làm ơn cho ai thì ghi trên cát. Những lần làm ơn cho ai, thấy họ vui, làm lòng mình cũng vui nên hãy để ơn đó trên cát, gió thổi chảy trôi mát cả hồn thênh thang, cần chi mà nhớ. Nhưng ân sủng nhận lấy từ tay người thì thật đáng khắc cốt ghi tâm, bởi cuộc đời không nhiều độ lượng từ tâm, cái thiện lại hiếm hoi, nên ghi ơn sâu vào đá là vậy. Nhất là khi những ân sủng đó làm thay đổi một mệnh đời. Một mệnh đời không chỉ vật chất ấm no, mà chính là an vui trong cuộc sống tự do dân chủ.
.
Ngày tôi đến mảnh đất bao dung này cũng vào cuối tháng Mười Một. Hầu như tay trắng, chân trần nhưng đầy mộng ước và trái tim tràn ngập niềm vui. Gió rét căm căm trên phi đạo sáng rực ánh đèn. Chiếc áo choàng mỏng mang theo từ quê cũ không làm ấm nỗi một lời cảm ơn run lập cập của tôi đến nhân viên hải quan người Mỹ đen, ánh mắt thân thiện khi trao trả giấy tờ và nói: Welcome to America.... Những mộng ước trong trí tưởng của chàng trai nhà quê va chạm vào đời sống thực tế của xứ sở hiện đại, làm lắm lần hụt hẩng và ngã lòng. Như cánh chim non, tôi tập tểnh đôi cánh để sống còn và để bay trên vùng trời mới. Lành thay, biết bao nhiêu là sự giúp đở âm thầm đầy từ tâm của những người bản xứ. Cũng vào tháng ngày này, năm ấy, trên những trang sách học tiếng ESL ở lớp học Anh Văn dành cho người lớn mở ban đêm tại một nhà thờ, tôi đã được nghe kể về chuyến tàu Mayflower và những người Anh hành hương đến vùng đất mới:
.
Ngày 16 tháng 9, 1620, chiếc tàu mang tên Mayflower (như một bông hoa tháng Năm) mang theo 102 người hành hương cùng 26 thành viên từ Plymouth, Anh Quốc đi về miền "tân thế giới" Hoa Kỳ. Đoàn di cư gồm 51 đàn ông, 21 bé trai, 20 phụ nữ, 10 bé gái. Tuổi trung bình của đoàn là 32, người lớn tuổi nhất là 64 và nhỏ nhất là 1 em bé sanh trên thuyền, bé mang tên Oceanus (đại dương). Ban đầu chiếc thuyền dự định ghé sông Hudson, New York như dự tính, nhưng nhiều cơn bão liên tiếp đã làm thuyền chệch hướng và thả neo ở Cape Cod, Massachusettes vào 11 tháng 11. Như vậy con thuyền mayflower đã mất 66 ngày để vượt qua 2750 dặm đến Mỹ. Trung bình thuyền đi 2 dặm một giờ. Đó là mùa đông khắc nghiệt trên thuyền đầu tiên của đoàn hành hương. Sau cùng họ đến cảng Plymouth. Chỉ có 53 hành khách và nửa số thuyền viên sống sót mùa đông giá rét ấy. 
.
Những tháng ngày sau đó, những người da đỏ thuộc bộ lạc Wampanoag, cùng Squanto một cựu nô lệ người da đỏ từng sống bên Anh quốc làm thông dịch, họ đã giúp những người mới đến định cư trên miền đất xa lạ này cách trồng bắp, bắt lươn bắt cá, dùng cá để làm phân bón...Những người da đỏ bản xứ đã cung cấp thức ăn trong những tháng ngày đầu thiếu thốn và gian khó ấy. Mùa thu năm sau, năm 1621 là một mùa bội thu tốt lành. Bắp trái nặng hạt, mưa thuận gió hòa. Những người hành hương ở Plymouth đã tổ chức lễ tạ ơn đầu tiên. Bốn người trong nhóm hành hương được phái đi săn gà rừng, họ săn được nhiều lắm; từ vịt, ngổng, tôm hùm đến hàu biển. Trên cánh đồng thì bí đỏ và bắp sai trái. Thức ăn dư giả có thể dành ăn trong cả tuần. Người da đỏ lại mang đến 5 con nai và thế là tất cả quần quây bên bàn tiệc ngoài trời trong một ngày đầu đông. Bửa tiệc vui kéo dài đến 3 ngày. 53 người hành hương và 90 người bản xứ. Ấm lòng thay tình người trong những tháng ngày lịch sử này. Những kiến thức khoa học hiện đại và niềm tin tôn giáo cùng khát vọng tự do của những người mới đến đã quyện trong tấm lòng nhân hậu hiếu khách của người dân bản xứ, bên thức ăn dồi dào, bên hơi thuốc lá say nồng, bên tiếng đàn điệu múa, tất cả đã vui chơi và cám ơn nhau, cám ơn đất trời, cám ơn thượng đế đã ban phước lành để có được một đời sống bắt đầu như vậy. Thiên thời - địa lợi mà nhân lại hòa. 
.
Điểm thú vị là trong bửa tiệc ấy không có gà tây (Turkey). Mặc dù trong nhật ký của Bradfort, người thống đốc đầu tiên của cộng đồng dân cư Plymouth đã có viết về những cuộc đi săn gà Tây. Nhiều giải thích khả tín là vì gà tây rất to, thịt nhiều, một con gà có thể đủ cho một bàn ăn gia đình đông người; những con người mới đến trên vùng đất còn xa lạ ngở ngàng và đầy rủi may mùa màng cùng hiểm họa của đói nghèo. Nên gà tây là món ăn thực dụng đầy dinh dưởng và từ đó gà Tây trở nên phổ biến trong thực đơn của các buổi tiệc.  
.

(Bạn ắt lấy làm ngạc nhiên khi biết về nguồn gốc tên gọi con gà tây vì nó trùng hợp với tên gọi đất nước Thổ Nhỉ Kỳ - Turkey. Theo các nhà khảo cổ thì người ta đã tìm thấy dấu tích hóa thạch của gà tây từ thời xa xưa ở châu Mỹ, trải dài từ Virginia đến California. Những người Mễ Tây Cơ đã biết ăn gà tây từ lâu. Thế nhưng khi người châu Âu nhìn thấy một giống gà to nhập từ châu Phi [một loại gà phi - Guinea fowl] thì họ nhầm gọi là gà xứ Turkey [Turkey Cock] dần dà người ta gọi vắn tắt là Turkey. Người Mỹ cũng suýt chọn gà tây thay cho con ó làm con chim biểu tượng cho nước Mỹ, cũng vì đặc tính can đảm, thông mình giống chó và phổ biến trong bửa ăn hàng ngày những năm tháng đầu tiên lập quốc.)
.
Vậy là trong vòng 70 năm sau đó từ một nhóm ít hơn 100 người, dân số của cộng đồng hành hương này lên đến 3,000 và đến ngày hôm nay hơn 35 triệu người trên nước Mỹ có liên hệ máu mủ trực tiếp, được xem là hậu duệ từ những người hành hương đầu tiên này. Bao gồm những nhân vật danh tiếng như tổng thống thứ nhì của Hoa Kỳ John Adams, tổng thống 3 nhiệm kỳ oanh liệt trong thế chiến thứ II Franklin D. Roosevelt, ngôi sao tuyệt mỹ huyền thoại Marilyn Monroe và diễn viên đạo diễn gạo cội Clint Eastwood...
Trải qua bao biến động lịch sử nội chiến và đổi thay, nước Mỹ đã chọn một ngày thứ Năm cuối cùng trong tháng Mười Một để làm Lễ Tạ Ơn. Nhân viên nghỉ làm, học sinh nghỉ học, công sở đóng cửa. Mọi người bất kể tôn giáo, sắc tộc, văn hóa, cùng nhau sum họp gia đình vào bửa ăn trưa, một bữa tiệc lớn với các món ăn truyền thống như gà tây nướng với món nhồi là bánh mì khô, khoai tây nghiền, bắp , nước sốt cranberry, salad, bánh nhân bí rợ...
.
Tôi và các bạn cũng trải qua bao năm tháng thăng trầm từ những ngày đặt chân xuống mảnh đất bao dung này. Chúng ta đã có một ngày lễ để quây quần bên nhau, bên cốc rượu vang, bên con gà tây nướng vàng ươm thơm lựng. Mọi người tay cầm tay cùng nhau khấn nguyện, và cám ơn cuộc đời này những ân sủng rạng ngời. Trận tranh giải banh bầu dục chuyên nghiệp NFL vào chiều ngày lễ sẽ làm tăng lên hào hứng cho cuộc vui. Sau đêm tạ ơn ấm cúng no say tràn trề, buổi sáng ngày Thanksgiving lại có lễ hội diễn hành Macy lộng lẫy ở New York truyền thống hàng năm kể từ năm 1924. Với hơn 3,5 triệu người đến xem và khoảng 50 chục triệu người theo dõi qua màn hình TV.  Nhưng rộn ràng nhất đối với mọi giới có lẽ là truyền thống mua sắm cho ngày Black Friday. Một ngày mua sắm đại hạ giá nhất trong năm cuốn hút biết bao khách hàng đang háo hức đón mua những món quà cho Giáng Sinh sắp đến. Còn nhớ những con số thống kê ngày Black Friday năm 2011: 260 triệu người mua sắm, họ đã tiêu đến 52 tỉ đô la. Trung bình mỗi người xài 400 đô, hơn 25% người mua sắm có mặt xếp hàng vào lúc nửa khuya ngày lễ. Khắp các cửa hàng và đường xá phố phường đều đông kín người. Cảnh sát ngày ấy phải tối tăm mặt mũi để giải quyết tai nạn và an toàn, nên báo chí gọi là "thứ Sáu đen". 
.
Tôi cũng có lần cùng vài bạn bè đem lều chỏng cắm trại trước cửa hàng siêu thi một đêm như thế. Lạnh thì lạnh mà đông vui lắm, đem theo bộ bài, chuyện trò đấu láo râm ran như Tết...để có một laptop siêu rẻ, một TV màn hình lớn và một buổi sáng ngủ bù mê man. Những năm gần đây lại thấy thích hơn cái không khí ấm cúng và ngà say của đêm trước ngày tạ ơn. Cứ vui say thỏa chí, ngày mai thì vào mạng mua đồ online. Nếu có lỡ dịp mua hàng rẻ hôm ấy thì ngày Thứ Hai kế tiếp gọi là Cyber Monday, cũng còn cơ hội mua sắm đồ rẻ trước màn hình, trong ấm áp bên lò sưởi và gia đình.
.
Tình thật thì càng ngày con người bị cuốn hút vào nhu cầu vật chật và tiện nghi của đời sống khoa học kỹ thuật cao, những món hàng rẻ hạ giá đến 75% luôn đầy cám dỗ. Những cửa hàng vì lợi nhuận cũng mở cửa cho ngày mua sắm độc đáo này vào đêm lễ tạ ơn thay vì vào sáng hôm sau, làm biết bao nhân viên bán hàng và mọi người phải dở dang ngày vui với gia đình để đi làm, đi mua sắm. Hình ảnh một đoàn rồng rắn xếp hàng mua sắm trong đêm khuya rét buốt mang nhiều niềm vui và nỗi buồn. Xu hướng này đã vô tình phá vỡ đi truyền thống tốt đẹp cho ngày lễ. Năm nay một vài cửa hàng và siêu thị đã tuyên bố không mở cửa ngày lễ Tạ ơn để nhân viên hưởng trọn toàn thời gian nghỉ ngơi với gia đình, bao gồm Costco, Sam's Club, Nordstrom, T.J.Max, Petco, Half Price Books, REI... Ơn thay và phúc thay.
.
Riêng gia đình của tôi thì bao nhiêu năm nay đều dắt nhau đi xem phim vào ngày Thanksgiving. Nhất là phải xem phim con chó Snoopy và cậu bé Charlie Brown: The Peanuts Movie năm này. Ôi! cái nhân vật Charlie Brown dễ thương đầy cá tính của cậu bé yếu đuối nhu mì, hay lo lắng và luôn luôn thiếu tự tin. Chú bé thường hay thua thiệt nhưng không hề nãn chí và luôn cố vượt qua nghịch cảnh để vui cùng bè bạn. Chú bé mang lấp lánh hình ảnh của chúng ta khi lạc quan, khi thất vọng, nhưng rồi thiện tâm cũng giúp đời sống thảnh thơi và an lạc. 
.
Chúng ta đã cám ơn "thiên thời", ơn trời cao ban phước lành cho mùa màng thời tiết tốt đẹp. Cám ơn "địa lợi", đất đai trù phú không ngập lụt động đất khô cằn. Và sau rốt cám ơn "nhân hòa", một đất nước bao la tình người, luôn mở rộng vòng tay nhân ái để đón nhận hàng trăm sắc tộc khác trên thế giới, đến miền đất này chọn làm quê hương. Nếu người Mỹ tạ ơn thượng đế và những người tiền nhân tiên phong một, thì người Việt tha phương lại tạ ơn đến mười. Ba ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên năm 1621 cũng giống như 3 ngày Tết vui xuân của người Việt. Để nhớ ơn đất nước, con người xứ sở này. Ơn ông bà cha mẹ và sau cùng: nhớ ơn nhau đã cho chúng ta ngày hôm nay.      
.
Ơn em san ngọt sẻ bùi
Ơn cha mẹ tấm hình hài thiện nhân
Ơn thầy cô một chữ Tâm
Ơn đất nước đẹp bao dung nơi này.     
Sean Bảo

.
.

Reader's Comment
11/26/201523:52:19
Guest
Tuyệt vời, cám ơn tác giả
11/25/201501:07:18
Guest
That là hay
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.