Hôm nay,  

Trạch Gầm “Bên Lề Cuộc Chiến”

29/09/201500:00:00(Xem: 13816)

Sau bốn mươi năm Trạch Gầm vẫn còn đi lượm những kỷ niệm rời viết lên trang sách để lại cho thế hệ mai sau. Từ sau năm 1975 một số người đã viết những tập hồi ký, bút ký nhưng họ đã quên hết, những mẩu chuyện nhỏ nhớ đời. Nhưng Trạch Gầm thì không, anh có trí nhớ hơn người, những gì dù lớn hay nhỏ đã qua đời anh là còn nguyên trong tâm trí anh để bây giờ anh lần lược kể lại, nhắc nhở cho những đồng đội may mắn còn sống sót cùng nhau hồi tưởng về một qúa khứ đau thương!

Trạch Gầm:

“Người đi lượm kỷ niệm rời,
Viết lên trang sách để đời mai sau
Một thời sống chết bên nhau.
Chút tình huynh đệ trước sau một lòng.”

Bên Lề Cuộc Chiến là những gì mà người ta cố tình không biết đến, hoặc cố quên đi. Sau bốn mươi năm biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, những ông quan lớn viết hồi ký cuộc đời binh nghiệp nhưng phần đông họ chỉ viết nhiều về họ, ít có ai để ý đến những kỷ niệm nhỏ nhoi nhưng tính về sự hy sinh thì thật là lớn lao, cao cả. Ít có người nghĩ về những mất mát, nhọc nhằn, khổ cực trong chiến tranh, những hy sinh xương máu đó của những người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa.

blank
Nhà thơ Trạch Gầm.

Trong thơ trong văn Trạch Gầm là nỗi thao thức của một người lúc nào cũng yêu thương và nghĩ về đồng đội về quê hương, về những u uẩn, mất mát…

Trong những năm gần đây, Trạch Gầm không phải là người xa la đối với chúng tạ, qua những sáng tác của anh trong 3 tập thơ: “Vụn Vặt”(2007), “Ráng Chịu” (2009) và “Dấu Giày Chinh Chíến” (2013) đã được rất nhiều người đón nhận. Thơ của anh có kích thướt, vì đã chuyên chở và phơi bày được sự thật của một người lính chiến, trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất của quê hương, chiến tranh đã khiến cho hàng hàng lớp lớp người trai lên đường đi giữ nước và không biết bao nhiêu người đã ra đi mà không hẹn ngày về! Chính vì vậy, mà thơ văn anh đã nói lên được cái tình yêu thương đồng đội, nhiều bài thơ, hay chuyện kể đã chứng minh điều đó.

Trạch Gầm, Anh viết lại những gì xảy ra trên quê hương thân yêu, anh viết cho những đồng đội thương mến và cho những kỷ niệm rời sau những năm tháng tù đày của cộng sản.

Trạch Gầm sinh quán tại Sài Gòn nhưng anh rất gắn liền với nơi chánh quán của anh đó là Quảng Ngãi, nơi có Núi Ấn ngàn năm sừng sững theo với thời gian, với giòng Sông Trà miên man nước chảy, chính nơi đó thời tuổi thơ đã cho anh chất liệu để có nguồn thơ nặng tình với bè bạn với quê hương.

Anh cùng bao nhiêu người khác “cùng một lứa bên trời lận đận” để rồi làm kẻ lữ hành trong cuộc đời bất định. Những địa danh một thời anh đã đặt chân tới nay là kỷ niệm khó quên vì vậy, trong văn, thơ anh, nó đã trở thành tri kỷ trong ký ức đời lính của anh, từ những khốn khó đó nên anh luôn nâng niu quá khứ của mình.

Tấm lòng của Trạch Gầm đã trải rộng cho bạn bè, cho đồng đội, cho những bạn tù sau cơn nghiệt ngã của quê hương. Tất cả những điều đó đã nói lên trong 3 tập thơ và tập truyện “Bên Lề Cuộc Chiến”.

“Bên Lề Cuộc Chiến” trang 174 với bài thơ “Đêm Giao Thừa Của Lính”

Bày ra mầy… một vài chai rượu đế
Giữa núi rừng còn hương vị nào hơn
Đón giao thừa cạn tháng ngày chinh chiến
Mai hòa bình rồi… mỗi đứa một phương
Đã là lính… được như vầy đã sướng
Còn nói, còn cười còn gánh điêu linh
Buồn mẹ gì… lỡ ngày mai nằm xuống
Rất tầm thường chuyện cơm bữa nhà binh…
Chừa vài chén cho những thằng nằm xuống
Gọi nó về cùng ngồi uống cho vui
Chừng nào rảnh mình về thăm bọn nó
Giặc cộng còn, mình còn lắm ngược xuôi.

blank
Bìa sách.

Ngồi uống rượu mà Trạch Gầm vẫn không quên những đồng đội nữa chừng bỏ cuộc.

Bên Lề Cuộc Chiến, có vui có buồn nhưng cái có đáng trân qúy nhất của Trạch Gầm là tình đồng đội, tình bạn bè, “tình huynh đệ chi binh”

Trạch Gầm là người chí tình với những kỷ niệm, anh không kể cho riêng mình mà tất cả cho bạn bè, cho những người đã nằm xuống trong âm thầm khi quê hương tan tát…

Trong bài thơ “Tao Viết Bài Thơ Gởi Mầy Nỗi Nhớ” tặng NT. Nguyễn Thanh Huy anh đã nói thật cảm động khi nhớ về từng địa danh, từng kỷ niệm một thời vào sanh ra tử, cảm ơn Trạch Gầm đã khơi dậy những kỷ niệm mà bàng bạt trong văn, thơ anh hầu như người đọc đều thấy có phần mình trong đó.

“Đoạn đường mầy đi là tao lại đến
Mỗi một địa danh… đánh tới đánh lui
Mỗi một địa danh vài thằng bạn chết
Cho quê hương bớt đi nỗi ngậm ngùi …
Năm được mấy lần đụng đầu giữa phố
Ha hả cười rồi chửi mẹ vài câu
Mầy còn sống - Ừ tao cũng còn sống
Nốc cạn nhớ thương… nốc cạn dãi dầu
Thằng vào Long Nguyên thằng qua Thị Tính
Thằng xuống Chánh Lưu thằng tạt Phó Bình
Rừng thức giữa đêm hít toàn thuốc súng
Cây cối gục đầu chào đón bình minh
Giờ… thì sao… hai thằng chung con phố
Con phố tha phương-lặng lẽ-u sầu
Tao viết bài thơ gợi mầy nổi nhớ
Đã hòa bình mà… đất nước vẫn thương đau.”

Trạch Gầm viết cho kẻ sống và kẻ chết. Sự thua thiệt của những người bất hạnh vẫn là nỗi đau khổ ám ảnh anh suốt chiều dài sau biến cố tháng tư.

Trong tác phẩm “Bên Lề Cuộc Chiến” của anh do Việt Tide ấn hành vào cuối Hè 2015. Anh đã lột trần được những ước mơ của người lính Việt Nam Cộng Hòa, những người lính thật sự cầm súng bảo vệ Quê Hương mà đành xuôi tay đánh mất Quê Hương.

Ba mươi chuyện kể, mỗi chuyện chắc là... nó dính chặt với thời gian mà nó hiện diện. Vì là chuyện kể, mỗi chuyện được khởi hứng từ bất chợt. Tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến dày 234 trang, ngoài ba mươi mẩu chuyện được xen kẽ với mười chín bài thơ.

Qua mỗi mẩu chuyện với lối hành văn bình dị, chân chất gói ghém sự chân thật, khi đọc hình dung được nhân vật và sự kiện xảy ra như lời chuyện trò của người trong cuộc.

Khởi đầu với mẩu chuyện Chết Điếng, tác giả cho biết: "Mười năm lính, phục vụ dưới quyền điều động của Phòng 2, Quân Đoàn 3, tôi có mặt gần như hết khi thì âm thầm, khi thì rực lửa trong các địa danh nằm trong lãnh thổ Quân Đoàn III Vùng 3 Chiến Thuật.

Đọc Bên Lề Cuộc Chiến để thấy Trạch Gầm kể lại qua những mẩu chuyện với tựa đề như: Chết Điếng - Chuyện Của Nhơn Trạch - Khó Mà Lường,- Không Hiểu Nổi - Tròng Qua Tréo Lại - Sương Gió Lạnh Lùng - Dây Mơ Rễ Má - Gỗ Mục - Chuyện Đau Đầu - Vòng Xoắn Y Pha Nho - Vòng Tròn Khói Thuốc - Chung Quanh Thanh Tuyền - Gánh Gồng Gian Nan - Đời Có Thiệt - Như Đùa Như Thật - Thằng Em - Thượng Sách - Nỗi Nhớ Trật Chìa - Trớt Quớt - Suối 12 Ống Cống - Nốc Cạn Gió Sương – Nợ - Trở Lại Cò Mi - Một Vòng Nhớ Thương - Gà Tử Mị - Năm Thạch - Ngô Vững - Chuyện Đáng Buồn – Nếu - Xin Lỗi.

Đây là một tập truyện để con cháu chúng ta thấy được tính nhân bản, tình chiến hữu cao quý của thế hệ cha, ông đã sống trong thời binh lửa giửa chốn sa trường.

Trạch Gầm với Bên Lề Cuộc Chiến, anh không viết cho riêng anh mà anh viết cho những người cùng thế hệ với anh, cùng dấn thân trên bước đường gìn giữ quê hương thân yêu sau những năm dài chinh chiến và lao tù cộng sản.

Thơ văn của Trạch Gầm là nỗi thao thức của một người lính Việt Nam Cộng Hòa. Những tác phẩm của anh là một chứng tích sẽ tồn tại lâu dài theo với thời gian.

Xin được giới thiệu Trạch Gầm với “Bên Lề Cuộc Chiến” đến tất cả đồng hương, bạn bè và chiến hữu, đọc Bên Lề Cuộc Chiến để tìm thấy có một phần mình với những kỷ niệm một thời đã qua trong đó có mình.

Ý kiến bạn đọc
24/02/201623:28:12
Khách
Đời lính,tự nó đã quá đũ nhọc nhằn,quá đũ đau thương,đọc Thơ anh nổi đau mất nước lại dâng trào.Buồn!
30/09/201513:38:44
Khách
Sau khi Miền Nam bị "phỏng dế" Trạch Gầm tâm sự cùng đồng đội đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do bằng bài thơ " Lời Trước Nghĩa Trang" Nhạc quyện thơ Trạch Gầm thật tuyệt vời . Mời nghe thơ Trạch Gầm phổ nhạc
https://www.youtube.com/watch?v=R2kIRtvbPJA
Lời trước Nghĩa Trang

Tao sống đến ngày cuối cùng cuộc chiến
Được cái hơn mầy nhìn thấy đau thương
Đành làm người ngu đổ thừa vận nước
Uổng cả tháng ngày gối đá nằm sương

Mầy đã hơn tao vì mầy đã chết
Hưởng chút lễ nghi hưởng chút ân cần
Có được người thân cho lời nuối tiếc
Còn tao bây giờ sống cũng như không

Mầy có tin không, quê hương đã mất
Giữa lúc bọn tao nguyên vẹn hình hài
Đâu thuở quân trường đâu thời huấn nhục
Để nhận lấy ngày khốn nạn hôm nay

Một lũ đàn anh tan hàng cuốn gói
Bỏ mặc bọn tao đứng khóc dưới cờ
Món nợ tang bồng bao giờ trả nổi
Mất cả sơn hà cứ tưởng như mơ

Giờ chẳng dám nhìn ngay vào mắt Mẹ
Cũng chẳng đủ lời tâm sự cùng Cha
Đành đến thăm mầy những thằng đã chết
Ngày… Quê Hương còn lắm nỗi thiết tha.

Trạch Gầm
https://www.youtube.com/watch?v=R2kIRtvbPJA
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.