Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Ám Ảnh Sợ Xã Hội

6/4/200400:00:00(View: 6995)
Đây chẳng phải là cái "bẽn lẽn" của người thiếu nữ "Vô tình để gió hôn lên má", rồi sợ tình lang biết được sẽ "Nghi ngờ tới cái tiết trinh em" (1).
Cũng chẳng phải cái rụtï rè của cậu con trai mới lớn:
"Thò tay mà ngắt ngọn ngò;
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ"
Hoặc cái
"Buồn tình chẳng muốn nói ra;
Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời"
của ông già không vai vế trong làng xã...
Mà là sự vu vơ sợ hãi, cảm thấy bất an đối diện với xã hội rồi thu mình trước một hoàn cảnh, nhân sự.
Từ năm lên mười tuổi, tính tình Minh đột nhiên thay đổi.
Đang là một chú bé lém lỉnh, hoạt bát, thích giao du bạn bè, Minh trở thành thu mình, không muốn chơi với ai và rất ngần ngại đi đâu đó với cha mẹ. Minh thấy không còn hăng hái đi học như trước. Đến trường, câu không ra sân nô đùa. Cậu vẫn có ý thích nhưng ngài ngại làm sao ấy. Ngoài ra, mỗi lần thầy cô gọi trả bài là Minh sợ hết hồn, tim đập thình thình, miệng ấp úng mặc dù rất thuộc bài.
Tình trạng kéo dài cho tới khi Minh trưởng thành, đi làm và lập gia đình.
Tuy có công việc, nhưng Minh không thành công lắm vì luôn luôn nghĩ mình thua kém người khác. Mọi sự trong gia đình cũng như các giao tế, liên lạc bạn bè, Minh đều trông cậy ở người vợ. Minh cũng muốn làm nhưng cứ sợ là mình vụng về, thiếu sót, không chu đáo và sẽ bị coi thường.
Minh không phải là người duy nhất có tâm trạng này. Mà có cả triệu người khác, nam cũng như nữ ở trong cùng cảnh ngộ như Minh.
Họ có những e ngại pha chút sợ hãi khi phải làm một việc gì trước công chúng Như ca hát ngâm thơ thì cứ sợ bị chê là dở; phát biểu cảm tưởng thì ngại thiên hạ cho là nói lạc đề, vô nghĩa; gặp gỡ người này người khác thì sợï ăn nói vụng về, xúc phạm. Có người không dám ăn uống nơi thị tứ vì sợ người ta bảo mình " ăn quà như mỏ khoét" . Thậm chí đi vệ sinh nơi công cộng họ cũng không làm được, dù rất mót, vì cảm thấy như có người đang nhòm ngó mình. Và họ cụt hứng giữa chừng.
Có người ở tình trạng trầm kha hơn, ảnh hưởng tới tất cả các sinh hoạt thường ngày. Lúc nào cũng e ngại, luôn luôn nghĩ là không ai thích mình. Họ ngần ngại phát biểu vì sợ nói vô duyên; không dám ï đặt câu hỏi vì " rõ ngớ ngẩn, thế mà cũng hỏi" và không biết mở đầu câu chuyện ra làm sao. Ngay cả ngỏ lời với tình yêu cũng dễ dàng đỏ mặt, nhiều lần lỡ cơ hội.
Họ tìm cách tránh các hoàn cảnh có thể gây ra không an toàn, giới hạn sinh hoạt. Học vấn khó khăn hơn, việc làm trở ngại và rơi vào cô đơn.
Nói chung là họ cứ "sợ", một cái sợ kéo dài, vô căn cứ. Có người sợ sống một mình hoặc xuất hiện nơi công cộng, giữa đám đông; có người sợ khi lên cao độ hoặc sợ một vật nào đó. Còn ám ảnh sợ xã hội thì cứ ngại là bị mất nhân phẩm, bối rối trước công chúng. Rồi vì sợ nên họ tìm đủ mọi cách để tránh cái làm họ sợ, đôi khi biết rằng không đúng sự thực và quá lố.
Có nhà tâm lý học gọi họ là những người "tự giam mình trong ngục tù tâm lý" vì sợ hãi dân chúng. Một thi sĩ thì cho đây là một nỗi đau khổ có sẵn, giống như là ta có hai lớp da mà lớp dưới bướng bỉnh co lại, xa lánh ánh sáng, không khí.
Rối loạn thường bắt đầu ở lứa tuổi 12-13, rất hiếm sau tuổi 25. Nó không phân biệt nam, nữ, giai tầng xã hội và có thể kéo dài suốt đời người.

Hiệp Hội Tâm Thần Hoa kỳ đã đưa ra một số tiêu chuẩn để xác định ám ảnh sợ xã hội này như một bệnh:


a-Sợ bị soi mói tỷ mỉ trong mọi hành động, đưa tới xấu hổ vì bị hạ phẩm cách;
b-Sợ hãi quá đáng, không hợp lý, đưa tới lo lắng, khiếp đảm;
c-Những khó khăn do sợ hãi thường gây sáo trộn cho đời sống hàng ngày cũng như việc làm, giao tế xã hội;
d- Sợ hãi này không là hậu quả, tác dụng của dược phẩm hoặc vấn đề sức khỏe.
Người bệnh thường có một số phản ứng khi đối diện với sự việc:
Họ nghĩ là nếu làm việc đó thì sẽ gây trò cười cho người khác;
rồi cảm thấy bồn chồn, lo ngại;
có dấu hiệu thể xác với tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, hơi thở dồn dập, đổ mồ hôi lạnh, cồn cào ruột gan, đôi khi sỉu;
cuối cùng là có hành vi tránh né sự việc hoặc cá nhân.
Sự e sợ người khác kèm theo ý nghĩ bị từ bỏ có thể đưa tới thu mình, không tham gia mọi sinh hoạt, trở nên cô đơn. Không có tình người nóng ấm sẽ đưa tới trầm cảm, thờ ơ, suy loạn tâm thần, đôi khi ngay cả tự kết liễu đời mình.
Do đó, không nên coi tâm trạng này như một khủng hoảng thoảng qua. Vì ám ảnh này cũng hay đi kèm với một số khó khăn tâm thần khác như trầm cảm, hoảng loạn, lo sợ mọi thứ . Có người dùng các chất kích thích để lấy lại can đảm rồi thành nghiện ngập màvẫn chẳng khá hơn.
Cần phân biệt sợ hãi xã hội và nhút nhát.
Cả hai đều có những dấu hiệu giống nhau, ngoại trừ nhút nhát thì ít có thay đổi thể chất như nhịp tim nhanh, hụt hơi thở, đổ mồ hôi hột ..
Trước một đối tượng, người nhút nhát thường hơi thụ động, lựa phương thức an toàn. Như là "Gặp mặt em anh chẳng dám chào; Sợ ba má hỏi: thằng nào biết con"" chứ không liều mạng.
Nhút nhát cũng có thể do thiếu tự tin, cứ sợ là mình thua kém người khác nên không dám hành động, tranh đua.
Nhút nhát thường thấy nhiều ở các xã hội khuyến khích sự tự trọng, sự kiêu hãnh cá nhân, coi thất bại là điều đáng xấu.
Nhút nhát có thể vượt qua và hậu quả của nó cũng không trầm kha lắm.
Có người cho anh chàng kia nhút nhát là dễ thương nhưng anh ta không thấy vậy, vì anh thấy mình như không còn tự do để hành động, để nói.
Nhút nhát cũng làm ta hay quên và ước muốn tình dục cũng giảm.
Nhút nhát có thể qua khỏi nhờ những khích lệ, chăm sóc, chia xẻ, ít chỉ trích, ít cạnh tranh và dễ dàng chấp nhận. Một lá thư tình âu yếm của nàng thì mười chuôm nhà Hồ, trăm phá Tam Giang anh cũng vô như không.
Aùm ảnh ngại ngùng giao tế xã hội thì phức tạp hơn. Đây là một tâm bệnh. Tuy nhiên, cũng như các bệnh khác của cơ thể, có nhiều phương pháp giúp giải quyết.
Để có thể vượt qua, người có vấn đề cần được sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia tâm lý, tâm thần. Một vài hướng dẫn thực tế:
a-Ý thức được là mình có vấn đề chứ không do tưởng tượng, "hâm" hoặc "mát dây".
b-Đặt lại vấn đề kém tự tin, thiếu khả năng.
c-Làm quen dần dần với các hoàn cảnh đưa tới nỗi sợ.
d-Thay đổi dần dần những ý nghĩ không đúng, tiêu cực.
e-Gạt bỏ cái vòng e ngại, chốn tránh để tập mạnh dạn hành động.
Ngoài ra, dược phẩm cũng có nhiều hiệu lực và việc điều trị cần nhiều thời gian và kiên nhẫn từ người bệnh cũng như chuyên viện y tế và thân nhân.
Và nhớ rằng, như Friedrich Von Hardenberg Novalis đã phát biểu: "Sợ hãi là một trạng thái do dự, nghi ngờ thường thuộc về cơ thể. Người khỏe mạnh thì luôn luôn bình tĩnh, ngay trong những cảnh huống khó khăn nhất".
Bác Sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 6-2004
(1) Hàn Mặc Tử-Bẽn Lẽn

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng những ly rượu, ly bia mà họ thường uống cùng bạn bè, hoặc để thư giãn trong “giờ nhậu của mẹ” (wine mom moment, một số bà mẹ thích nhâm nhi vài ly rượu hoặc lon bia để thư giãn sau khi bận rộn chăm sóc con cái và gia đình) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy điều này có vẻ không vui, nhưng lại là sự thật: Rượu, bia thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Cảm giác từ việc bẻ các khớp ngón tay cho kêu rôm rốp có thể rất khác nhau tùy theo từng người. Có người thấy rất ‘đã,’ thậm chí là bị ghiền, cũng có người thấy khó chịu hoặc sợ hãi. Dù việc bẻ khớp thường được nhiều người coi là một thói quen không tốt, nhưng nếu có thể hiểu được cơ chế hoạt động đằng sau việc bẻ khớp, ta sẽ hiểu tại sao lại có nhiều người ‘ghiền’ đến vậy.
Cael là một thiếu niên 15 tuổi bình thường – cho đến khi cậu được phát hiện có cột sống bị cong vẹo bất thường. “Em cảm thấy mình giống như Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà vậy đó,” Cael nói với CBC News, nhớ lại quãng thời gian hai năm chờ đợi để được phẫu thuật cột sống, đầy cảm xúc và khốc liệt, và trong thời gian đó, đường cong cột sống của cậu đã phát triển lên tới 108 độ.
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.