Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Ám Ảnh Sợ Xã Hội

04/06/200400:00:00(Xem: 6326)
Đây chẳng phải là cái "bẽn lẽn" của người thiếu nữ "Vô tình để gió hôn lên má", rồi sợ tình lang biết được sẽ "Nghi ngờ tới cái tiết trinh em" (1).
Cũng chẳng phải cái rụtï rè của cậu con trai mới lớn:
"Thò tay mà ngắt ngọn ngò;
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ"
Hoặc cái
"Buồn tình chẳng muốn nói ra;
Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời"
của ông già không vai vế trong làng xã...
Mà là sự vu vơ sợ hãi, cảm thấy bất an đối diện với xã hội rồi thu mình trước một hoàn cảnh, nhân sự.
Từ năm lên mười tuổi, tính tình Minh đột nhiên thay đổi.
Đang là một chú bé lém lỉnh, hoạt bát, thích giao du bạn bè, Minh trở thành thu mình, không muốn chơi với ai và rất ngần ngại đi đâu đó với cha mẹ. Minh thấy không còn hăng hái đi học như trước. Đến trường, câu không ra sân nô đùa. Cậu vẫn có ý thích nhưng ngài ngại làm sao ấy. Ngoài ra, mỗi lần thầy cô gọi trả bài là Minh sợ hết hồn, tim đập thình thình, miệng ấp úng mặc dù rất thuộc bài.
Tình trạng kéo dài cho tới khi Minh trưởng thành, đi làm và lập gia đình.
Tuy có công việc, nhưng Minh không thành công lắm vì luôn luôn nghĩ mình thua kém người khác. Mọi sự trong gia đình cũng như các giao tế, liên lạc bạn bè, Minh đều trông cậy ở người vợ. Minh cũng muốn làm nhưng cứ sợ là mình vụng về, thiếu sót, không chu đáo và sẽ bị coi thường.
Minh không phải là người duy nhất có tâm trạng này. Mà có cả triệu người khác, nam cũng như nữ ở trong cùng cảnh ngộ như Minh.
Họ có những e ngại pha chút sợ hãi khi phải làm một việc gì trước công chúng Như ca hát ngâm thơ thì cứ sợ bị chê là dở; phát biểu cảm tưởng thì ngại thiên hạ cho là nói lạc đề, vô nghĩa; gặp gỡ người này người khác thì sợï ăn nói vụng về, xúc phạm. Có người không dám ăn uống nơi thị tứ vì sợ người ta bảo mình " ăn quà như mỏ khoét" . Thậm chí đi vệ sinh nơi công cộng họ cũng không làm được, dù rất mót, vì cảm thấy như có người đang nhòm ngó mình. Và họ cụt hứng giữa chừng.
Có người ở tình trạng trầm kha hơn, ảnh hưởng tới tất cả các sinh hoạt thường ngày. Lúc nào cũng e ngại, luôn luôn nghĩ là không ai thích mình. Họ ngần ngại phát biểu vì sợ nói vô duyên; không dám ï đặt câu hỏi vì " rõ ngớ ngẩn, thế mà cũng hỏi" và không biết mở đầu câu chuyện ra làm sao. Ngay cả ngỏ lời với tình yêu cũng dễ dàng đỏ mặt, nhiều lần lỡ cơ hội.
Họ tìm cách tránh các hoàn cảnh có thể gây ra không an toàn, giới hạn sinh hoạt. Học vấn khó khăn hơn, việc làm trở ngại và rơi vào cô đơn.
Nói chung là họ cứ "sợ", một cái sợ kéo dài, vô căn cứ. Có người sợ sống một mình hoặc xuất hiện nơi công cộng, giữa đám đông; có người sợ khi lên cao độ hoặc sợ một vật nào đó. Còn ám ảnh sợ xã hội thì cứ ngại là bị mất nhân phẩm, bối rối trước công chúng. Rồi vì sợ nên họ tìm đủ mọi cách để tránh cái làm họ sợ, đôi khi biết rằng không đúng sự thực và quá lố.
Có nhà tâm lý học gọi họ là những người "tự giam mình trong ngục tù tâm lý" vì sợ hãi dân chúng. Một thi sĩ thì cho đây là một nỗi đau khổ có sẵn, giống như là ta có hai lớp da mà lớp dưới bướng bỉnh co lại, xa lánh ánh sáng, không khí.
Rối loạn thường bắt đầu ở lứa tuổi 12-13, rất hiếm sau tuổi 25. Nó không phân biệt nam, nữ, giai tầng xã hội và có thể kéo dài suốt đời người.

Hiệp Hội Tâm Thần Hoa kỳ đã đưa ra một số tiêu chuẩn để xác định ám ảnh sợ xã hội này như một bệnh:


a-Sợ bị soi mói tỷ mỉ trong mọi hành động, đưa tới xấu hổ vì bị hạ phẩm cách;
b-Sợ hãi quá đáng, không hợp lý, đưa tới lo lắng, khiếp đảm;
c-Những khó khăn do sợ hãi thường gây sáo trộn cho đời sống hàng ngày cũng như việc làm, giao tế xã hội;
d- Sợ hãi này không là hậu quả, tác dụng của dược phẩm hoặc vấn đề sức khỏe.
Người bệnh thường có một số phản ứng khi đối diện với sự việc:
Họ nghĩ là nếu làm việc đó thì sẽ gây trò cười cho người khác;
rồi cảm thấy bồn chồn, lo ngại;
có dấu hiệu thể xác với tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, hơi thở dồn dập, đổ mồ hôi lạnh, cồn cào ruột gan, đôi khi sỉu;
cuối cùng là có hành vi tránh né sự việc hoặc cá nhân.
Sự e sợ người khác kèm theo ý nghĩ bị từ bỏ có thể đưa tới thu mình, không tham gia mọi sinh hoạt, trở nên cô đơn. Không có tình người nóng ấm sẽ đưa tới trầm cảm, thờ ơ, suy loạn tâm thần, đôi khi ngay cả tự kết liễu đời mình.
Do đó, không nên coi tâm trạng này như một khủng hoảng thoảng qua. Vì ám ảnh này cũng hay đi kèm với một số khó khăn tâm thần khác như trầm cảm, hoảng loạn, lo sợ mọi thứ . Có người dùng các chất kích thích để lấy lại can đảm rồi thành nghiện ngập màvẫn chẳng khá hơn.
Cần phân biệt sợ hãi xã hội và nhút nhát.
Cả hai đều có những dấu hiệu giống nhau, ngoại trừ nhút nhát thì ít có thay đổi thể chất như nhịp tim nhanh, hụt hơi thở, đổ mồ hôi hột ..
Trước một đối tượng, người nhút nhát thường hơi thụ động, lựa phương thức an toàn. Như là "Gặp mặt em anh chẳng dám chào; Sợ ba má hỏi: thằng nào biết con"" chứ không liều mạng.
Nhút nhát cũng có thể do thiếu tự tin, cứ sợ là mình thua kém người khác nên không dám hành động, tranh đua.
Nhút nhát thường thấy nhiều ở các xã hội khuyến khích sự tự trọng, sự kiêu hãnh cá nhân, coi thất bại là điều đáng xấu.
Nhút nhát có thể vượt qua và hậu quả của nó cũng không trầm kha lắm.
Có người cho anh chàng kia nhút nhát là dễ thương nhưng anh ta không thấy vậy, vì anh thấy mình như không còn tự do để hành động, để nói.
Nhút nhát cũng làm ta hay quên và ước muốn tình dục cũng giảm.
Nhút nhát có thể qua khỏi nhờ những khích lệ, chăm sóc, chia xẻ, ít chỉ trích, ít cạnh tranh và dễ dàng chấp nhận. Một lá thư tình âu yếm của nàng thì mười chuôm nhà Hồ, trăm phá Tam Giang anh cũng vô như không.
Aùm ảnh ngại ngùng giao tế xã hội thì phức tạp hơn. Đây là một tâm bệnh. Tuy nhiên, cũng như các bệnh khác của cơ thể, có nhiều phương pháp giúp giải quyết.
Để có thể vượt qua, người có vấn đề cần được sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia tâm lý, tâm thần. Một vài hướng dẫn thực tế:
a-Ý thức được là mình có vấn đề chứ không do tưởng tượng, "hâm" hoặc "mát dây".
b-Đặt lại vấn đề kém tự tin, thiếu khả năng.
c-Làm quen dần dần với các hoàn cảnh đưa tới nỗi sợ.
d-Thay đổi dần dần những ý nghĩ không đúng, tiêu cực.
e-Gạt bỏ cái vòng e ngại, chốn tránh để tập mạnh dạn hành động.
Ngoài ra, dược phẩm cũng có nhiều hiệu lực và việc điều trị cần nhiều thời gian và kiên nhẫn từ người bệnh cũng như chuyên viện y tế và thân nhân.
Và nhớ rằng, như Friedrich Von Hardenberg Novalis đã phát biểu: "Sợ hãi là một trạng thái do dự, nghi ngờ thường thuộc về cơ thể. Người khỏe mạnh thì luôn luôn bình tĩnh, ngay trong những cảnh huống khó khăn nhất".
Bác Sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 6-2004
(1) Hàn Mặc Tử-Bẽn Lẽn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.