Đó là sức trẻ của Việt Nam, của Cần Thơ, nơi quê hương sông nước Miền Tây đã giúp rèn luyện cô gái 19 tuổi này.
Báo Tiền Phong kể rằng trong SEA Games vào ngày 10/6/2015: Ánh Viên phá kỷ lục SEA Games thứ 8.
Bản tin viết:
“Ở nội dung bơi 400m hỗn hợp nữ vào tối nay (10/6), kình ngư Ánh Viên tiếp tục phá kỷ lục SEA Games và giành HCV với thời gian 4 phút 08 giây 66. Đây là kỷ lục thứ 8 của "cô gái thép" ở kỳ SEA Games năm nay.”
Một điểm ghi nhận, không chỉ là sản phẩm Cần Thơ, cô Ánh Viên cũng là học trò của kỹ thuật bơi Hoa Kỳ, khi các vị thầy làng bơi Việt Nam gửi cô sang Mỹ luyện kỹ thuật.
Bản tin từ Trí Thức Trẻ ghi nhận rằng cô Ánh Viên “Nói tiếng Anh như gió, Ánh Viên thách thức Tao Li”... Tại sao nói tiếng Anh giỏi? Chỉ vì nhờ thầy cô người Mỹ.
Tao Li là cự phách của làng bơi Singapore.
Bản tin này viết:
“Không chỉ khiến nhiều người thán phục về khả năng nói tiếng Anh trôi chảy, tự nhiên, Ánh Viên còn làm chủ nhà Singapore e ngại khi thẳng thắn khiêu chiến Tao Li.
Tối qua sau khi giành thêm 2 HCV, Ánh Viên tiếp tục là tiêu điểm với truyền thông khu vực. Rất nhiều câu hỏi tiếng Anh đã được đặt ra cho cô gái Cần Thơ. Ánh Viên đều bình tĩnh trả lời hết rất trôi chảy.
Khi bị phóng viên Singapore hỏi móc có muốn trực tiếp thi đấu và đánh bại Tao Li (VĐV bơi lội huyền thoại của chủ nhà) hay không, Ánh Viên bình tĩnh đối đáp: "Tôi muốn đánh bại cô ấy và sẽ làm điều đó ở cự ly 100m bơi bướm".
Chuyện Ánh Viên nói tiếng Anh giỏi là khá dễ hiểu vì cô đã được đưa sang Mỹ tập huấn một thời gian dài. Tại đây, Ánh Viên thường xuyên tiếp xúc với 2 ông thầy ngoại, cũng như rất nhiều đồng môn nói tiếng Anh khác trong CLB bơi lội của Hoa kỳ.”
Trong khi đó, bản tin từ Thể thao Việt Nam cho biết cô sẽ rèn luyện tiếp ở Mỹ:
“Sau SEA Games, Ánh Viên sẽ tiếp tục sang Mỹ tập luyện để hướng đến những giải đấu quan trọng, trong đó có giải Vô địch thế giới diễn ra vào cuối tháng Bảy tại Kazan, Nga.”
Những tin về kỷ lục như thế, thực sự là đáng trân trọng.
Trong khi đó, các quan chức Việt Nam chỉ nghĩ tới tìm kiếm kỷ lục ở những kiêu không giông ai.
Thậm chí, cái đầu một sô đại biêu Quốc hội hình như tin rằng cần cho dân chúng đặt tên thật dài đê có kỷ lục thế giơi.
Bản tin VnExpress hôm 9/6/2015 ghi rằng:
“Đặt tên quá 25 chữ cái không ảnh hưởng đến đạo đức xã hội
Không tán thành quy định hạn chế việc đặt tên quá dài, Ủy ban Pháp luật đề nghị Ban soạn thảo làm rõ nội dung này vì việc đặt tên như trên không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay đạo đức xã hội.
Báo cáo thẩm tra dự án Bộ Luật dân sự (sửa đổi) sáng 9/6, Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay, Ủy ban tán thành với quy định hạn chế việc đặt tên gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, vì quy định như vậy là phù hợp với Hiến pháp.
Tuy nhiên, với quy định "Tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên của một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái", Ủy ban pháp luật không tán thành và cho rằng quy định hạn chế về cách đặt tên, độ dài của tên là không cần thiết...”(hết trích)
Hãy hình dung, tên ông Hồ dài 40 mẫu tự... tên ông Nguyễn Phú Trọng dài 50 mẫu tự... tên ông Nguyễn Tấn Dũng dài 60 mẫu tự.
Phải chăng đó là những kỷ lục? Và phù hợp Hiến pháp? Có thật nhà nước tôn trọng hiến pháp? Các quyền tự do như tự do báo chí, tự do tôn giáo, có phải là những mẫu tự dài hơn 25 mẫu tự, cho nên bị cho vào chỗ viết tắt?
Hãy nhớ rằng tên gọi quôc gia “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” dài tới 27 mẫu tự, cũng là một kỷ lục dị thường, có phải không?
Gửi ý kiến của bạn