Hôm nay,  

Đồng Minh Với Mỹ Không An Toàn Lắm

4/14/201500:00:00(View: 9040)

...al-Qaeda chết, để lại một bầy con hung tàn và tài giỏi gấp bội...

Cách đây nửa thế kỷ, một chính khách Á Châu than phiền “Làm kẻ thù của Mỹ an toàn hơn làm bạn với Mỹ”. Câu nhận xét đáng buồn này có lẽ chưa khi nào đúng như ngày nay khi Đại Cường Cờ Hoa được TT Obama lãnh đạo.

Ở đây, có hai câu chuyện đáng bàn để thử nghiệm nhận xét trên.

CUỘC CHIẾN CHỐNG AL QAEDA

Năm xưa, al Qaeda trực tiếp đánh Mỹ tại ngay lãnh thổ Mỹ vào ngày 9-11. Cả thế giới bàng hoàng và xúc động, tỏ thiện cảm với Mỹ. Báo Le Monde của Pháp, một tờ báo thiên tả chưa khi nào có cảm tình với Mỹ, ra tựa đề lớn: “Ngày hôm nay, tất cả chúng ta đều là Mỹ”. Tổ Chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đưa ra tuyên ngôn “Đánh Mỹ tức là đánh cả Liên Minh”.

TT Bush ra lệnh đánh Taliban của Afghanistan để lùng bắt Osama Bin Laden. Cả trăm nước trên thế giới yểm trợ bằng cách gửi quân, giúp tiếp vận, mở không phận và lãnh hải, phi trường, quân cảng, và căn cứ quân sự giúp quân Mỹ vào Afghanistan. Ông Uganda cũng gửi… một tiểu đội lính qua!

TT Bush cũng ra tuyên bố đây là cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố cực đoan. Cả thế giới từ Á Châu tới Trung Đông và Phi Châu ủng hộ, tham gia, giúp truy lùng quân khủng bố, thu thập tin tức, kiểm soát chặt chẽ luồng tiền của các ngân hàng quốc tế để ngăn chặn nguồn tài chánh của khủng bố.

Đúng là một cuộc chiến trên toàn cầu với sự tham gia của cả trăm quốc gia dưới sự lãnh đạo của Mỹ.

Ngày nay, cuộc diện thay đổi hoàn toàn, dù cuộc chiến chống khủng bố vẫn là cuộc chiến toàn cầu, với sự tham gia của cả trăm quốc gia. Điểm khác biệt lớn nhất là vai trò của Đại Cường Cờ Hoa. Không còn là tiên phong nữa mà là “lãnh đạo từ sau lưng”.

Đó là do TT Obama năm 2009 thay đổi hoàn toàn chiến lược chống khủng bố. Ông bác bỏ cuộc chiến quân sự của TT Bush, và tung ra cuộc chiến “hòa bình”. Mở chiến dịch vuốt ve và xin lỗi Hồi Giáo và khối Ả Rập về tất cả những tội lỗi của Mỹ và Tây Phương, kể cả những tội lỗi từ thời Thập Tự Chinh cách đây hơn 500 năm. Mau mau lo rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, bất chấp khủng bố càng ngày mạnh tại hai xứ này. Rồi nhất mực khẳng định không có “khủng bố Hồi giáo” gì hết. Chỉ là khủng bố... vô danh?!

Rồi ông ra trước Đại Hội Đảng Dân Chủ năm 2012 khoe công al Qaeda đang vắt chân lên cổ tháo chạy và không còn là một đe dọa gì nữa.

Kể ra cũng không sai hẳn. Đúng là al Qaeda đã chết, nhất là sau cái chết của Bin Laden. Nhưng điều TT Obama không chịu nhìn nhận là cha chết thì các con thừa kế.

Đúng vậy ông bố al Qaeda chết, để lại một bày con hung tàn và tài giỏi gấp bội. Ta hãy thử nhìn vào tình hình “chiến sự chống khủng bố” hiện nay.

- Tại Iraq, thằng con ISIS lớn như diều gặp bão, một sớm một chiều chiếm một nửa Iraq và một nửa Syria, đe dọa chiếm luôn cả thủ đô Baghdad của Iraq. Mỹ hoảng sợ đành phải cho ít lính trở lại, trong khi ném bom ào ạt để ngăn chận cơn sóng thần ISIS. Quân khủng bố thay đổi chiến lược, chiếm các thành phố, chui vào nhà dân cố thủ. Mỹ bó tay nhìn vì không còn lính tác chiến ở Iraq nữa. Bom Mỹ bị vô hiệu hoá vì dĩ nhiên không thể thả bom vào khu dân cư. Nhưng cũng vẫn ngày ngày mang bom đi thả xuống sa mạc, gọi là cho có. Bạc triệu vứt xuống cát.

- Tại Yemen, chính quyền đồng minh bị thằng con khác của al Qaeda, Houthi, đánh ào ạt. Tổng thống và chính phủ nhẩy xuống thuyền, chạy qua Ả Rập Saudi cầu cứu. Ả Rập Saudi mau mắn thành lập ngay một Liên Minh với 10 nước Ả Rập và Hồi giáo, từ Pakistan qua tới Maroc, để đánh Houthi. Phản ứng của TT Obama? Ra lệnh tòa đại sứ Mỹ đóng cửa tháo chạy về nước ngay, tuy chưa đến độ phải trực thăng vận từ nóc tòa đại sứ, nhưng chạy nhanh quá bỏ ít nhất 40 Mỹ kiều lại, bây giờ bị gia đình họ thưa ra tòa, đòi Nhà Nước phải qua cứu họ về.

- Tại Kenya, nơi ông bố al Qaeda khai chiến với Mỹ năm 1998 khi chúng đặt bom đánh xập tòa đại sứ Mỹ tại Nairobi, thằng con khác nữa của al Qaeda, al Shabaab đang tung hoành tại xứ láng giềng Somalia, cho quân cảm tử qua đánh một trường đại học tại thành phố Garissa. Chúng thanh lọc những sinh viên Hồi và không Hồi. Rồi xả súng bắn chết 148 sinh viên không theo đạo Hồi. Phản ứng của Mỹ? Cho dù khủng bố thanh lọc và giết sinh viên không phải đạo Hồi, Nhà Nước Obama vẫn khẳng định đây không phải là khủng bố Hồi giáo.

- Tại Libya, một thằng con nữa của al Qaeda, Ansar al Sharia, là tổ chức khủng bố đánh toà lãnh sự Mỹ tại Benghazi, giết chết đại sứ Mỹ và bốn nhân viên CIA Mỹ, đang tung hoành đánh nhau túi bụi với chính quyền Libya được thành lập sau khi Mỹ và Anh-Pháp lật đổ nhà độc tài Khaddafi. Phản ứng của Mỹ? Ra lệnh cho tòa đại sứ đóng cửa, toàn thể nhân viên từ đại sứ trở xuống nhẩy lên xe SUV, chạy khẩn cấp qua Tunisia, để lấy tàu bay về Mỹ hết. Libya rơi vào tình trạng Somalia, đại loạn, chẳng ai biết ai là ai, chỉ thấy đánh nhau loạn xà ngầu. Đây có lẽ là hành động tắc trách nhất của chính quyền Obama. Một là để yên cho Khaddafi nắm quyền với lý do đây là chuyện nội bộ, Mỹ không can thiệp được. Hai là đã can thiệp vì lý do nhân đạo, hạ Khaddafi để cứu dân Libya thì phải lo cho trót. Không thể nhẩy vào, quậy cho đại loạn rồi hấp tấp phủi tay tháo chạy, với thái độ sống chết mặc bay.

- Tại Nigeria, Boko Haram, một thằng con rơi của ISIS, hùng cứ tại vùng bắc. Đánh hết làng này đến làng nọ, bắt cóc hàng trăm trẻ em nam nữ, nam làm lính, nữ làm... “hộ lý”, giết hàng ngàn dân vô tội. Cả thế giới rúng động về sự tàn ác man rợ của Boko Haram. Chính quyền và quân lực Nigeria hoàn toàn bất lực. Phản ứng của Mỹ? Cũng cực lực lên án như ai, rồi... hết.

Nói cách khác, khi Mỹ bị khủng bố đánh, cả trăm quốc gia nhẩy vào cứu hay đúng hơn, tham gia cùng đánh khủng bố với Mỹ. Đang đánh thì Mỹ đổi tổng thống. Tổng thống mới lo... tháo chạy, đổi chiến lược qua “dĩ hoà vi quý”. Khủng bố được thể, lộng hành đánh đồng minh của Mỹ. Mỹ ngó lơ! Có phải đó là cái giá phải trả khi làm đồng minh của Mỹ không? Ngày hôm nay Mỹ có chính sách này thì ta là đồng minh, ngày mai Mỹ đổi chính sách thì ta... hụt cẳng, đưa lưng ra chịu đòn một mình. Những ai muốn làm đồng minh với Mỹ nên suy tính cho kỹ trước khi... thí mạng cùi. Mọi liên minh với Mỹ chỉ có giá trị 4 hay tối đa 8 năm. Sau đó có trời biết.

Không ai đòi hỏi Mỹ phải làm cảnh sát của thế giới, phải mang thủy quân lục chiến Mỹ đi giữ an ninh cho cả thế giới. Nhưng khi Mỹ có biến và các nước khác sát cánh, thì dù sao, Mỹ cũng phải có đủ tinh thần trách nhiệm để “làm một cái gì” cho người đồng minh khi người đồng minh này gặp nạn, ít ra cũng gọi là báo đáp. Hễ thấy động là lo đóng cửa tòa đại sứ tháo chạy cho nhanh thì không có gì có thể gọi là bạn hay đồng minh được hết.

Nhưng làm kẻ thù với Mỹ thì khác. Được vuốt ve thăm hỏi, xin lỗi đủ điều. Hỏi mấy ông lãnh tụ Taliban từng bị nhốt tại Guantanamo xem. Chính quyền Obama tìm đủ cách đóng cửa nhà tù, thả hết tù khủng bố. Quý độc giả không tin có thể nhìn lại cuộc “trao đổi tù”, đổi năm lãnh tụ cao cấp nhất của Taliban, trong đó có bộ trưởng và tướng lãnh, lấy một tên lính đào ngũ. Cũng may là chỉ có một tên lính đào ngũ thôi, chứ có vài chục tên thì Nhà Nước Obama đã có đủ lý do thả hết tù, đóng cửa Guantanamo từ lâu rồi.

Một chuyện đáng nói nữa. Tất cả các tổ chức khủng bố nêu trên đều ra đời và lớn mạnh sau khi TT Obama chấp chánh. Từ 2001 đến cuối 2008, dưới thời TT Bush, không ai nói đến ISIS Houthi, Ansar al Sharia, al Shabaab, Boko Haram, … gì hết. TT Obama là người đã rất mau mắn đứng ra khoe công đã giết Bin Laden vì chuyện xẩy ra dưới triều đại của ông (under his watch), nhưng chưa ai nghe ông đứng ra nhận trách nhiệm về việc các tổ chức khủng bố lớn mạnh như thổi cũng dưới triều đại của ông, và cả Trung Đông và Phi Châu đang lửa cháy tứ tung. Gia tài của ông tổng thống Nobel Hoà Bình.


ĐIỀU ĐÌNH IRAN

Một bằng chứng cụ thể hơn về chuyện bạn và thù với Mỹ là cuộc điều đình với Iran. Iran là nước đã từng nhục mạ Mỹ khi chiếm tòa đại sứ Mỹ, bắt hết nhân viên mang đi nhốt trong hơn một năm trời, mà chính quyền Dân Chủ của TT Carter hoàn toàn bó tay. Sau này, tất cả các giáo chủ lãnh đạo Iran đều tiếp tục chính sách coi Mỹ là tử thù, và đặt mục tiêu tối hậu là xoá Do Thái trên bản đồ thế giới. Gần đây hơn, các giáo chủ bành trướng giấc mộng muốn làm bá chủ Trung Đông, khuynh đảo cả thế giới với việc khai triển nghiên cứu về nguyên tử năng.

Thế giới lo sợ nên ban hành chính sách cấm vận không cho Iran có khả năng làm bom nguyên tử.

TT Obama ngay từ ngày còn ra tranh cử năm 2008, đã đặt mục tiêu “nói chuyện” với Iran, với hy vọng Iran sẽ chấm dứt kế thoạch làm bom nguyên tử, đổi lại việc giải tỏa cấm vận. Hơn sáu năm sau, TT Obama lớn tiếng reo hò, khoe công đã đạt được mục tiêu qua cuộc thương thảo mới đây tại Lausanne, bên Thụy Sỹ. Đã có thoả thuận với chính quyền Iran để kiểm soát các nghiên cứu nguyên tử năng của Iran để không cho phép Iran chế tạo được bom, đổi lại, sẽ giải tỏa cấm vận.

Nhà Nước Obama công bố một loạt chi tiết kỹ thuật trong hiệp ước, mục đích để chứng minh Mỹ đã toàn thắng, khóa tay các giáo chủ không cho họ có cơ hội hay khả năng làm bom nguyên tử. Đối với tuyệt đại đa số thiên hạ, những chi tiết kỹ thuật đó chỉ là... mây mù mang ra hù doạ thiên hạ chứ chẳng ai hiểu rõ nó hiệu quả như thế nào, kể cả mấy anh nhà báo cấp tiến đang hý hửng tung hô thành quả của TT Obama. Chỉ biết là theo TT Obama, nếu Iran tôn trọng hiệp ước thì Iran sẽ không thể chế tạo bom nguyên tử được, đổi lại việc giải toả cấm vận và... ai biết được điều kiện ngầm nào nữa.

Nghe thì rất phấn khởi, còn gì tốt đẹp hơn? Nhưng “sự đời coi dzậy chứ chưa chắc đã như dzậy.”

Trong khi TT Obama đấm ngực khoe hiệp ước, thì Giáo Chủ Tối Cao Ali Khameini công khai chỉ trích hiệp ước, tố TT Obama “nói láo”, và tuyên bố cấm vận phải bị tháo gỡ toàn bộ ngay khi hiệp ước được ký chứ không phải từng phần tùy Iran chấp hành những cam kết của họ như TT Obama khẳng định. Khiến thiên hạ chưng hửng, không biết có hiệp ước hay không. Ông giáo chủ này có tiếng nói quyết định cuối cùng.

Rồi thủ tướng Do Thái Netanyahu cũng bác bỏ hiệp ước, cho rằng những giới hạn trong hiệp ước chẳng nghiã lý gì hết. Ngay từ những ngày đầu của cuộc thương thảo với Iran, Do Thái đã lo sót vó sẽ bị bán đứng. Chủ trương “dĩ hoà vi quý” của TT Obama với kẻ thù Iran sẽ có nguy cơ đe dọa đến sự sinh tồn của anh đồng minh Do Thái.

Ngày xưa, Mỹ ký Hiệp Ước Paris, với đủ loại “bảo đảm” là Nam VN sẽ không bị mất vào tay CSBV. Hết TT Nixon đến Cố Vấn An Ninh Kissinger, và cả các tướng lãnh Mỹ, thay phiên nhau khẳng định sẽ không có chuyện dung túng cho CSBV xâm lăng Nam VN. Hiệp Ước Paris còn được hơn một tá quốc gia khác họp lại, có cả Nga và Trung Cộng, ký cam kết bảo đảm sẽ “giám sát” việc tôn trọng và thi hành đúng đắn hiệp ước. Một Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế cũng đã được thành lập.

Kết quả, gần hai triệu người dân miền Nam hiện đang làm dân tỵ nạn trên khắp thế giới sau khi CSBV coi hiệp ước như giấy lộn và bảo đảm của hơn một tá quốc gia, cũng như Ủy Ban Giám Sát, như là chậu kiểng, trưng bày cho đẹp mắt.

Nói cách khác, hiệp ước nào cũng vậy thôi, tất cả tùy thuộc sức mạnh thực sự của các phe ký kết. Họ yếu thì sẽ phải tôn trọng, cho đến khi nào đủ mạnh hay vì nhu cầu cụ thể thì hiệp ước sẽ thành giấy lộn.

TT Obama có quyền ra đủ loại tuyên cáo về giá trị của hiệp ước ký với các giáo chủ Iran. Cùng lắm Iran xé bỏ hiệp ước và phớt lờ mọi kiểm soát của bất cứ ủy ban kiểm soát nào, chế ra được bom nguyên tử, thì khi đó TT Obama cũng đang bận phơi nắng trên bãi biển Hạ Uy Di, sẽ ra tuyên cáo lên án Iran đã vi phạm hiệp ước. Hết chuyện. Trong khi đó thì anh đồng minh Do Thái sẽ thấp thỏm chưa biết khi nào bom nguyên tử sẽ bị ném lên đầu. Thủ tướng Netanyahu, đúng với trách nhiệm lãnh đạo cả nước, không thể chấp nhận cái rủi ro vĩ đại là mất cả nước, nhắm mắt tin vào chữ ký của các giáo chủ Iran, cũng như thế giới đã từng tin vào chữ ký của Lê Đức Thọ.

Đây không phải là hiệp ước đầu tiên trói tay Iran không cho làm bom nguyên tử. Tháng 10, 2003, một hiệp ước tương tự đã được ký kết, thọ không tới 2 năm thì bị Iran đơn phương xé bỏ, đưa đến biện pháp cấm vận.

Nói một cách cụ thể, đổi lấy việc Iran không chế tạo bom nguyên tử nữa (cứ cho là Iran sẽ tôn trọng thoả hiệp Lausanne), Nhà Nước Obama bỏ cấm vận, coi như đã chấp nhận cho Iran bành trướng ảnh hưởng, làm bá chủ Trung Đông, kể cả Iraq luôn. Trên phương diện điạ chính trị, người ta sẽ thấy một trục liên minh Hồi giáo Shiites kéo dài từ Afghanistan, qua Iran, Iraq và Syria phiá bắc Trung Đông, đối đầu với trục liên minh Hồi giáo Sunnis phiá nam, từ Ả Rập Saudi, các Vương Quốc vùng Vịnh (Arab Emirates), Jordan và Ai Cập. Yemen đang đại chiến giữa chính quyền Sunni được Ả Rập Saudi giúp, chống lại khủng bố Houthi được Iran yểm trợ. Iran mới gửi hai chiến hạm đến cảng Aden để giúp Houthi.

Thiên hạ có quyền nghi ngờ trong bài toán của TT Obama, cái trục Iran hy vọng sẽ kềm hãm, nếu không muốn nói là hạ được ISIS mà Mỹ đã chịu thua không can thiệp hết sức mình vì sợ sa lầy. Nôm na ra, Mỹ bỏ cấm vận để nhờ Iran đánh ISIS dùm. Nghe có vẻ hoang đường, nhưng thực tế là Iran đang trực tiếp giúp Iraq đánh ISIS thật. Trận chiến chiếm lại Tikrit do tướng tư lệnh Qasem Suleimani của Vệ Binh Quốc Gia Iran chỉ huy.

Có điều là TT Obama quên mất Iran nguy hiểm gấp vạn lần ISIS. Iran có thể làm ra bom nguyên tử trong khi ISIS không thể. Iran có thể đe dọa ISIS, thì cũng có thể đe dọa Do Thái luôn. Đó chính là lý do Thủ Tướng Netanyahu lo ngại và quyết liệt phản đối.

Trong câu chuyện Iran này, TT Obama không phải chỉ gặp rắc rối với phe Cộng Hòa và Do Thái, mà ngay cả phe ta Dân Chủ cũng phản đối việc TT Obama tuyên bố ông không cần ý kiến của quốc hội vì có đủ quyền ký hiệp ước với Iran. Phe Cộng Hoà đang chuẩn bị ra luật khẳng định mọi hiệp ước đều cần phải có quốc hội phê duyệt. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, người sắp sửa nhận chức Lãnh Đạo khối thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện, đã công khai tuyên bố ông ủng hộ dự luật của Cộng Hoà.

Người ta còn nhớ mới đây, 47 thượng nghị sĩ CH gửi thư cho các giáo chủ Iran, nhắc nhở họ là theo Hiến Pháp Mỹ, mọi hiệp ước đều phải được phê chuẩn bởi quốc hội. Nhà Nước Obama và truyền thông phe ta ồn ào chỉ trích nhóm này là phá bĩnh, không yêu nước, cản trở chính sách đối ngoại của tổng thống, coi thường tổng thống. Nhưng ngay sau đó, 367 dân biểu, trong đó có trăm dân biểu Dân Chủ, cũng ký một bức thư tương tự. Truyền thông im hơi lặng tiếng, chẳng lẽ quốc hội với 535 vị dân biểu và nghị sĩ, mà lại có tới 414 vị phá bĩnh, không yêu nước, coi thường tổng thống? Ta hãy chờ xem cuộc chiến giữa TT Obama và quốc hội ra sao.

TT Obama sau khi thông báo thành quả của Hội Nghị Lausanne, đã viết thư cho Thủ Tướng Netanyahu, hứa hẹn an ninh và sinh tồn của Do Thái vẫn sẽ được sự bảo đảm của Mỹ. Chỉ làm cho kẻ viết này nhớ lại những bức thư của TT Nixon gửi TT Thiệu năm xưa thôi.

Nhìn chung, Mỹ có một ông bạn là Do Thái và một kẻ thù là Iran. Hiện nay, TT Obama đang hớn hở ôm chầm lấy Iran và đang tẩy chay Do Thái. Đâu là bạn, đâu là thù? Đứng bên nào an toàn hơn? (12-04-15)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.