Có phải chàng Kim Trọng thực sự yêu say đắm cô Thúy Kiều?
Những gì trong suy nghĩ của văn hào Nguyễn Du khi viết xuống những dòng thơ về môi tình như tiền định, khi Thúy Kiều than thở:
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Và tại sao Nguyễn Du cho chàng Kim Trọng tương tư Kiều tới quên hết cả thú vui hàng ngày, tìm cách chuyển đến ở gần nhà Kiều... và trao đổi món kỷ vật cho nhau.
Nếu thực sự chàng Kim say đắm cô Kiều, tại sao khi cô kiều gặp bất trắc, chàng Kim sẵn sàng đón cô em là Thuý Vân về làm vợ? Hay bởi vì, chàng say đắm vì chàng tuổi con Dê?
Thử xem lời bàn tuyệt vời dưới ánh mắt đạọ học của học giả Cao Huy Thuần, qua bài viết “Sống Không Nhìn Lui, Sống Không Nhìn Tới...”
Bài nguyên thủy đăng ở Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, và đăng laị ở Thư Viện Hoa Sen (http://thuvienhoasen.org). Nơi đây, chúng ta trích đoạn khảo sát về mối tình chàng Kim Trọng và cô Thúy Kiều.
Trích như sau:
“Sống trọn vẹn, sống hết mình, sống không nhìn lui, sống không nhìn tới, ta với khoảnh khắc là một, ta với vấn đề phải giải quyết là một.
Kim Trọng vừa thề non hẹn biển xong với Thúy Kiều thì được tin cha mất, phải về quê quán để chịu tang cha. Nửa năm sau, chàng trở lại vườn Thúy thì người yêu đã đi mất biệt, gia đình họ Vương tan nát, thềm cũ rêu phong, bóng người trước sau nào thấy. Như một giấc mơ, quá khứ tan biến. Sự sống duy nhất còn lại trong hiện tại là một nụ cười, như một linh hồn đã chứng kiến tình xưa:
Hoa đào năm ngoái? Nửa năm qua rồi, hoa ấy đâu phải là hoa năm ngoái? Xuân này là xuân năm nay, vậy thì hoa ấy phải là hoa năm nay. Luận lý thông thường là như vậy. Nhưng cái thấy của Kim Trọng không phải là cái thấy của người luận lý. Đó là cái thấy của người từ chối không nhận hiện tại, không nhận sự việc xảy ra trước mắt. Với chàng, sự thật là ngày hôm qua. Sự thật ấy, có hoa đào chứng minh. Hoa đang cười, đúng là hoa năm ngoái. Cái cười ấy, từ năm ngoái đến năm nay chưa bao giờ dứt. Không phải hai nụ cười mà là một. Chỉ một nụ cười ấy thôi. Ai không tin chàng, hãy đọc cho kỹ chữ"còn" thần diệu trong câu thơ: không phải hoa đang cười mà là hoa còn cười. Cười từ năm ngoái cho đến năm nay, vẫn là một nụ. Như một linh hồn chung thủy chờ đợi người tái ngộ.
Tôi mượn câu thơ của Nguyễn Du, và mượn chữ "còn" xuất thần trong đó, không phải để bình về tâm trạng của chàng Kim mà để nói chuyện về thời gian. Ta cứ nghĩ thời gian là có thật, vì có hôm qua, hôm nay và ngày mai. Như một mũi tên, thời gian bay thẳng một đường, hôm qua là bắt đầu, ngày mai là điểm cuối. Có thật vậy chăng? Chỉ cần anh Kim Trọng ngơ ngác trước cảnh hoang tàn là trong đầu anh lẫn lộn sau trước, hôm nay đi ngược lại hôm qua, năm nay ngược về năm trước, hiện tại quay ngược mũi tên. Có thật chăng thời gian có sinh có diệt, có điểm khởi đầu, có điểm kết thúc? Hoa đào của chàng Kim có sinh có diệt đâu, cái cười ấy không phân biệt hôm qua và hôm nay, không biết quá khứ khác với hiện tại. Ví thử, như trong một chuyện thần tiên, anh Kim Trọng ngủ một giấc trăm năm, khi trở lại vườn Thúy, vẫn cái cười ấy trăm năm trước chờ đợi anh...” (ngưng trích)
Có vẻ đạo học? Có vẻ khoa học? Có vẻ như Nguyễn Du gửi quá nhiều tâm sự vào Truyện Kiều khi cho cô trải qua quá nhiều gian nan?
Hay phải chăng, cõi này thực sự là bể khổ, và cô Thuý Kiều chỉ là hiện thân của tất cả chúng ta, bị xô vào mó6i tình với chàng Kim Trọng, nhưng bị trận gió đời bứt ra để ném vào những trận vùi dập và trôi dạt giữa cõi nhũững người xấu và tốt -- những Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải...
Than ôi... Không lẽ lụy tình là khổ vậy sao? Có rất nhiều kẻ không lụy tình vẫn khô chứ...
Những gì trong suy nghĩ của văn hào Nguyễn Du khi viết xuống những dòng thơ về môi tình như tiền định, khi Thúy Kiều than thở:
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Và tại sao Nguyễn Du cho chàng Kim Trọng tương tư Kiều tới quên hết cả thú vui hàng ngày, tìm cách chuyển đến ở gần nhà Kiều... và trao đổi món kỷ vật cho nhau.
Nếu thực sự chàng Kim say đắm cô Kiều, tại sao khi cô kiều gặp bất trắc, chàng Kim sẵn sàng đón cô em là Thuý Vân về làm vợ? Hay bởi vì, chàng say đắm vì chàng tuổi con Dê?
Thử xem lời bàn tuyệt vời dưới ánh mắt đạọ học của học giả Cao Huy Thuần, qua bài viết “Sống Không Nhìn Lui, Sống Không Nhìn Tới...”
Bài nguyên thủy đăng ở Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, và đăng laị ở Thư Viện Hoa Sen (http://thuvienhoasen.org). Nơi đây, chúng ta trích đoạn khảo sát về mối tình chàng Kim Trọng và cô Thúy Kiều.
Trích như sau:
“Sống trọn vẹn, sống hết mình, sống không nhìn lui, sống không nhìn tới, ta với khoảnh khắc là một, ta với vấn đề phải giải quyết là một.
Kim Trọng vừa thề non hẹn biển xong với Thúy Kiều thì được tin cha mất, phải về quê quán để chịu tang cha. Nửa năm sau, chàng trở lại vườn Thúy thì người yêu đã đi mất biệt, gia đình họ Vương tan nát, thềm cũ rêu phong, bóng người trước sau nào thấy. Như một giấc mơ, quá khứ tan biến. Sự sống duy nhất còn lại trong hiện tại là một nụ cười, như một linh hồn đã chứng kiến tình xưa:
Hoa đào năm ngoái? Nửa năm qua rồi, hoa ấy đâu phải là hoa năm ngoái? Xuân này là xuân năm nay, vậy thì hoa ấy phải là hoa năm nay. Luận lý thông thường là như vậy. Nhưng cái thấy của Kim Trọng không phải là cái thấy của người luận lý. Đó là cái thấy của người từ chối không nhận hiện tại, không nhận sự việc xảy ra trước mắt. Với chàng, sự thật là ngày hôm qua. Sự thật ấy, có hoa đào chứng minh. Hoa đang cười, đúng là hoa năm ngoái. Cái cười ấy, từ năm ngoái đến năm nay chưa bao giờ dứt. Không phải hai nụ cười mà là một. Chỉ một nụ cười ấy thôi. Ai không tin chàng, hãy đọc cho kỹ chữ"còn" thần diệu trong câu thơ: không phải hoa đang cười mà là hoa còn cười. Cười từ năm ngoái cho đến năm nay, vẫn là một nụ. Như một linh hồn chung thủy chờ đợi người tái ngộ.
Tôi mượn câu thơ của Nguyễn Du, và mượn chữ "còn" xuất thần trong đó, không phải để bình về tâm trạng của chàng Kim mà để nói chuyện về thời gian. Ta cứ nghĩ thời gian là có thật, vì có hôm qua, hôm nay và ngày mai. Như một mũi tên, thời gian bay thẳng một đường, hôm qua là bắt đầu, ngày mai là điểm cuối. Có thật vậy chăng? Chỉ cần anh Kim Trọng ngơ ngác trước cảnh hoang tàn là trong đầu anh lẫn lộn sau trước, hôm nay đi ngược lại hôm qua, năm nay ngược về năm trước, hiện tại quay ngược mũi tên. Có thật chăng thời gian có sinh có diệt, có điểm khởi đầu, có điểm kết thúc? Hoa đào của chàng Kim có sinh có diệt đâu, cái cười ấy không phân biệt hôm qua và hôm nay, không biết quá khứ khác với hiện tại. Ví thử, như trong một chuyện thần tiên, anh Kim Trọng ngủ một giấc trăm năm, khi trở lại vườn Thúy, vẫn cái cười ấy trăm năm trước chờ đợi anh...” (ngưng trích)
Có vẻ đạo học? Có vẻ khoa học? Có vẻ như Nguyễn Du gửi quá nhiều tâm sự vào Truyện Kiều khi cho cô trải qua quá nhiều gian nan?
Hay phải chăng, cõi này thực sự là bể khổ, và cô Thuý Kiều chỉ là hiện thân của tất cả chúng ta, bị xô vào mó6i tình với chàng Kim Trọng, nhưng bị trận gió đời bứt ra để ném vào những trận vùi dập và trôi dạt giữa cõi nhũững người xấu và tốt -- những Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải...
Than ôi... Không lẽ lụy tình là khổ vậy sao? Có rất nhiều kẻ không lụy tình vẫn khô chứ...
Gửi ý kiến của bạn