Hôm nay,  

Món Ăn Thuần Tuý Việt Nam Nơi Xứ Người

07/02/201500:00:00(Xem: 8652)

Tôi sinh ra ở đất thần kinh, làng Vỹ Dạ, có sông Hương, núi Ngự Bình, nhưng tôi lớn lên ở miền Nam.

Ba tôi là công chức, vì nghề nghiệp nên thường đi công tác ở các tỉnh. Gia đình tôi phải dọn nhà theo ba tôi. Những tỉnh mà tôi đã ở như: Phan Thiết, Nha Trang, Kontum, Bình Long, Cần Thơ, Mỹ Tho và thành phố sau cùng là Sài Gòn.

Có những lần ba tôi đi công tác miền Tây, vào dịp nghỉ hè, tôi được theo ba xuống các tỉnh như Long Xuyên, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Ôi thật tuyệt vời với sự phì nhiêu của miền Tây nào là gạo trắng, cá tươi, trái cây đủ loại. Tôi được ba dắt đi ăn canh chua cá lóc, cá bông lau là những đặc sản của miền Tây, nhờ vậy tôi mới biết được phong tục tập quán từng miền. Những kỷ niệm ấy gắn sâu vào tâm hồn tôi, làm sao tôi quên được.

blank
Tác giả dạy món ăn thuần Việt ở Đức.

Đời sống êm đềm của miền Nam bỗng nhiên bị sụp đổ kể từ ngày 30.4.1975. Gia đình tôi chịu chung số phận như bao nhiêu người khác và cuộc sống gia đình thay đổi từ đó.

Tôi đã sống 5 năm dưới chế độ cộng sản. Sau những lần vượt biên không thành công, lần cuối cùng được Cap Anamur vớt. Tháng 7 năm 1980, gia đình tôi cùng với những thuyền nhân khác được định cư tại tỉnh Recklinghausen, thuộc tiểu bang Nordrhein Westfalen, Tây Đức. Nơi đây là quê hương thứ hai của tôi.

Ngày ấy hai con tôi còn nhỏ. Cháu lớn 4 tuổi, cháu nhì 18 tháng. Năm đầu tiên ở xứ người tôi được học tiếng Đức một năm. Sau đó chồng tôi đi học xa, tôi và hai con nhỏ ở lại Recklinghausen. Đêm đêm nằm nhớ quê hương, nhớ gia đình, nhớ cha mẹ, tôi khóc hàng đêm. Cứ nghĩ là mình sẽ không bao giờ gặp lại cha mẹ.

Những năm tháng đầu tiên, đồ ăn Á Châu thiếu thốn, chúng tôi mua gạo Đức nấu ăn. Muốn có một chai nước mắm phải chờ qua Pháp mới mua được. Thời gian trôi qua, tôi cố gắng hội nhập với cuộc sống mới nơi đất khách quê người.

Năm 1987 chồng tôi tốt nghiệp Đại học và là năm đón mừng cháu gái thứ ba ra đời. Song vào đó chồng tôi có việc làm tại Mnchen. Thế là một cảnh hai quê trở lại, một mình tôi lo cho ba cháu.  

Đi làm khó khăn, tôi bèn nghĩ đến việc đi dạy nấu ăn vào ban đêm để ban ngày có thời giờ lo cho con. Năm 1989 bức tường Bá Linh sụp đổ. Những năm sau đó nhà hàng Việt Nam được mở ra như nấm. Trước đó, nhiều người Đức không biết gì về Việt Nam và nước Việt Nam ở đâu?.

Từ ngày người Việt tỵ nạn cộng sản được tàu Cap Anamur vớt và được chính quyền Đức thâu nhận cho định cư thì người Đức mới biết nhiều về Việt Nam và những món ăn Việt.

blank
Tác giả dạy món ăn thuần Việt ở Đức.

Tác giả và lớp học

Năm 1992 là năm đầu tiên tôi đi dạy tại VHS Recklinghausen (VHS: Volkshochschule). Sau 6 tháng quen với công việc dạy, nhiều người Đức hỏi thăm về những món ăn Việt Nam. Tôi bắt đầu ghi danh dạy ở những trường VHS và FBS (Familienbildungssttte) của Kreis Recklinghausen như các thành phố Datten, Halten, Marl, Castrop Rausen, Dorsten, Herne, Herten, Bochum, Recklinghausen và những vùng phụ cận.

Từ đó những món ăn Việt Nam được nhiều người biết đến. Sau 5 năm dạy ở vùng Ruhr đến năm 1997 chồng tôi lại đổi chỗ làm đến Frankfurt am Main. Năm 1998 tôi cùng gia đình dọn nhà xuống Frankfurt. Lúc bấy giờ cháu trai đầu lòng đang học Đại học ở Bochum. Cháu thứ hai vừa thi xong tú tài (Abitur) và học Y Khoa tại Đại học Giessen. Cháu gái học lớp 6. Thế là tôi phải rời quê hương thứ hai nơi mà có nhiều kỷ niệm từ ngày đầu đến Đức. Cứ mỗi lần nhắc đến Recklinghausen là mỗi lần lòng tôi thương nhớ nơi mà tôi không bao giờ quên được.


Gia đình tôi dời xuống sống ở Egelsbach, Kreis Offenbach, ngoại ô của Frankfurt. Tôi chọn nơi nầy làm quê hương thứ ba.

Nơi đây tôi tiếp tục dạy ở VHS, FBS tại các thành phố Darmstadt, Dieburg, Mnster, Egelsbach, Weiterstadt, Mưrfelden-Waldorf, Groß-Gerau, Dreieich, Offenbach, Hanau, Rưdermark, Hainburg, Rsselheim. Ngoài ra tôi còn dạy ở Institute Kchenmeister in Darmstadt và Genuss Akademie tại Frankfurt.
Trích từ Genuss Akademie Magazin Frankfurt

blank
Tác giả dạy món ăn thuần Việt ở Đức.

Qua những khoá dạy, học viên được học những món ăn thuần tuý của quê hương Việt Nam mà họ đã ăn ở nhà hàng hay đã có dịp đến Việt Nam.

Họ nhận xét rằng những món ăn ở đây được nấu ngon hơn, tươi hơn, nguyên bản hơn ở các nhà hàng mà họ đã có dịp thưởng thức.

Trong những món súp, họ thích nhất là món Bún Bò Huế. Mùi thịt bò cọng với ruốc, sả, quyện với nhau làm cho tô bún bò thơm ngon .

Những năm dạy nấu ăn tôi hãnh diện là một người Việt Nam. Tôi có cơ hội trình bày cho người Đức biết về văn hoá Việt Nam. Sau 23 năm trong nghề, tôi nhận thấy đồ ăn Việt Nam được chế biến là một nghệ thuật nấu ăn ngang hàng với những món ăn trên thế giới.

Nhân đây, tôi xin cống hiến quý vị một công thức Bún Bò Huế, một món ăn quốc hồn, quốc tuý mà không thể thiếu trong những món ăn Việt Nam.
Mến chúc quý vị ăn ngon.

blank
Tác giả dạy món ăn thuần Việt ở Đức.

BÚN BÒ GIÒ HEO HUẾ

Vật liệu:
500 gr.    
xương bò nấu súp  
1000 gr.  bắp bò, có gân cũng được
1 đùi heo ( trước hoặc sau, hoặc móng heo )
1/2    trái thơm hoặc những cùi thơm cũng được
7 nhánh sả
1 củ gừng nhỏ
2 tép tỏi
1 củ hành
2 muỗng canh ớt bột
7 muỗng canh dầu ăn
2 muỗng canh mắm ruốc.
- bún bò cọng to
- Muối, đường, nước mắm, tiêu, rau răm, ngò thơm, hành lá, ớt, chanh.

Cho 2 muỗng canh mắm ruốc vào tô. Đổ nước vào,  khuấy và để lóng lấy nước trong.

Cách nấu:

- Giò heo rửa sạch, bỏ vào nồi nấu sôi khoảng 5 phút. Đổ giò heo ra và rửa sạch thịt giò heo. Dùng một nồi nước khác, thêm vào một muỗng cà phê muối, bỏ thịt heo vào và nấu. Lấy cây tăm gắm vào  thịt nếu không còn ra máu nữa là thịt đã chín (cứng, mềm tuỳ theo ý thích). Vớt thịt ra, cắt thịt như ý muốn. Nếu muốn ăn móng heo thì luộc móng heo cho thêm vào.

- Xương và thịt bò bỏ vào nồi nấu vừa sôi, đổ ra rửa thật sạch. Bắc nồi nước, bỏ thịt bò, thơm, nước ruốc trong, sả cây cắt khúc và một muỗng cà phê muối vào nấu cho mềm như ý thích. Vớt thịt ra.

- Sau đó, đổ nước luộc thịt heo vào chung với nước hầm thịt bò. Nêm nếm cho vừa miệng.
- Thịt bò cắt lát mỏng.
- Hai cây sả bằm nhỏ. Tỏi, hành bằm nhỏ. Gừng cắt sợi nhỏ.
- Lấy một nửa sả bằm phi với dầu  cho vàng. Sau đó bỏ ớt bột vào và nhắc xuống liền.
- Lấy một cái chảo khác bỏ dầu vào cho nóng, bỏ một ít sả bằm, gừng, tỏi, hành vào phi cho thơm. Sau đó bỏ thịt bò cắt mỏng vào xào. Cho gia vị vào và nêm nếm cho thấm.

- Bún cọng to luộc chín.
- Hành, ngò, rau răm, cắt nhỏ.
- Lấy cái tô, bỏ bún, múc thịt bò xào, xếp thịt giò heo vào tô. Cho dầu ớt sả vào. Lấy nước lèo thật sôi múc vào tô bún. Bỏ hành, ngò, rau răm vào tô. Thêm miếng chả Huế vào, ngon lắm.  

blank
Tác giả dạy món ăn thuần Việt ở Đức.

Dương Thị Thanh Thuỷ
Email: thuy@vichikoch.de
http://www.vichikoch.de

Ý kiến bạn đọc
08/02/201510:11:44
Khách
Không có gì ngạc nhiên khi Bún Bò Huế nằm trong danh sách những món ăn ngon Việt Nam. Đã từ lâu tô Bún Bò Huế nghi ngút khói, thơm lừng đã trở thành món ăn chiếm được vị trí đặc biệt trong những món ăn đặc sản quê nhà. Bún Bò Huế không chỉ mang phong vị địa phương miền Trung-Huế mà còn gợi nhớ cho người xa quê nhớ về hương vị đậm đà quê hương.

Em chúc chị Thủy nhiều thành công trên xứ người và truyền đạt món ăn ngon của Việt Nam đến khắp mọi nhà.
Trương Hoàng
07/02/201510:14:26
Khách
Cám on chị đã góp phần giới thiẹu văn hóa ẩm thực vn đến với nguoi Đức! Hiẹn tại chị vẫn dạy chứ? Chúc chị luon thành công với lớp học của chị.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.