Nếu không có tiền chính phủ, các Viện Hàn Lâm tại Việt Nam có thể tồn tại được không? Nghĩa là, các Viện Hàn Lâm ở VN chỉ ăn bám vào tiền của nhân dân? Vậy thì, làm gì sẽ là câu hỏi lớn.
Thí dụ, một Viện Hàn Lâm nổi tiếng thế giới, trong Wikipedia có kể:
“Hàng năm Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ gửi các đề nghị đề cử những tác giả theo họ là xứng đáng được trao Giải Nobel Văn học. Ngoài các viện sĩ của Viện Hàn lâm Thụy Điển thì thành viên của các hội và viện hàn lâm văn học, giáo sư văn học và ngôn ngữ, những người từng được trao giải thưởng này và chủ tịch các hiệp hội nhà văn cũng được quyền đề cử, tuy nhiên họ không được quyền đề cử bản thân mình.”
Nghĩa là, danh tiếng này có tính toàn cầu.
Trường hợp Việt Nam, có 2 Viện Hàn Lâm có vẻ như xuất hiện không hợp pháp.
Trang Bauxite VN có bài viết của GS Vũ Cao Đàm, tưự đề “Nhân Quốc Hội bàn về Luật Tổ chức Chính phủ, cần làm rõ: Cơ quan nào đã ký quyết định thành lập các viện hàn lâm?” trong đó nêu trường hợp 2 Viện ở VN.
Bài viết trích:
“Trong phiên họp ngày 7 tháng 11 năm 2014, Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch có bài phát biểu rất hay, được đưa tin trên Vietnamnet dưới tiêu đề: “Đất nước không bay được nếu Thủ tướng phải lo chi tiết”. Đại biểu Thạch đưa dẫn chứng Thủ tướng phải ký quyết định thành lập đến một khoa của trường đại học, thay vì đó chỉ cần là quyết định của ông hiệu trưởng. Điều đó là hoàn toàn chính xác.
Đúng như đại biểu Trịnh Ngọc Thạch nói, Thủ tướng phải lo việc lớn. Nhưng cơ quan nào giúp Thủ tướng lo các việc lớn cho trọn vẹn? Đó cũng là việc đáng bàn. Tôi xin góp chuyện về một việc khó hiểu mà đã hai năm vẫn chưa có lời giải đáp chính thức trên công luận.
Đó là việc ký hai nghị định trong cùng ngày 26 tháng 12 năm 2012: Nghị định số 108/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Nghị định số 109/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 108 và Nghị đinh 109).
Khi công bố hai nghị định này, rất nhiều người ngỡ ngàng, không biết hai cái viện hàn lâm này được thành lập lúc nào và theo quyết định của ai.
Tôi hỏi nghiều anh em ở Bộ KH&CN, rồi hỏi các anh em ở Ban Tuyên giáo, rồi lại hỏi những anh em làm việc ở các ủy ban chuyên môn của Quốc hội. Mọi người đều ngỡ ngàng như nhau...”(ngưng trích)
Cũng có vấn đề, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xuất hiện rất “hoành tráng,” tuy là phát minh, có lẽ chỉ khiêm tốn (vì chẳng mấy ai nghe, ai biết).
Trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có giới thiệu về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam như sau:
“Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một viện nghiên cứu đa ngành đa lĩnh vực, cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam và do Chính phủ này thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tự nhiên và phát triển các công nghệ theo định hướng của Chính phủ...”
Khoa học là khoa học... sao lại có chuyện theo định hướng của Chính phủ?
Chúng ta không dám đòi hỏi các Viện Hàn Lâm phaả nổi bật như Viện Hàn lâm Thụy Điển, nhưng cũng không thể nào cho các vị cứ ngồi đó vô ích mà xài tiền của dân.
Công nghệ nào đây? Chế tao xe bọc sắt? Nông dân mình làm ra, nổi tiếng tận bên Campuchia, được Quốc vương Campuchia gắn huân chương?
Công nghệ sản xuất xe hơi? Cũng thua Campuchia rồi, nơi Công ty Heng Development Company của quốc gia nhỏ bé này vẽ kiểu, chế tạo và xuất xưởng chiếc xe điện mang tên ngôi đền cổ Angkor - Angkor EV 2013, giá chỉ có 5.000 USD. Đó là thiết kế của nhà sáng chế địa phương Nhean Phaloek. Chứ không phải từ khoa học gia Tây, Mỹ, Nhật nào.
Viện Hàn Lâm tại VN cũng nên tự xét mình vậy.
Gửi ý kiến của bạn