Hôm nay,  

Nông Dân Bỏ Ruộng

19/09/201400:00:00(Xem: 2482)

Sẽ tới một lúc, ruộng đồng bị bỏ hoang vì nông dân rủ nhau lên thành phố tìm việc. Có phaỉ lỗi nông dân, hay lỗi ở chính sách nhà nước đã làm cho nông dân hết cách sống sót?

Các quan chức cũng thấy rồi, nhưng chỉ là kêu gọi, chứ chưa có biện pháp cụ thể.

Bản tin VnEconomy ghi lời chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng: “Các địa phương cần tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo cho người dân an cư lập nghiệp để người dân không muốn đi, dù còn khó khăn”.

Ông Phúc nói như thế trong buổi tọa đàm về tình trạng di dân tự do của Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, ngày 17/9/2014.

Tuy nhiên, thực tế là, nông dân sống hết nổi với chế độ này.

Vì nguyên tắc là: đất lành chim đậu. Thế rồi, di dân tự do từ Tây Bắc VN vào Tây Nguyên, có phải là bỏ vùng biên giới với Trung Quốc, rủi một hôm có chiến tranh bùng nổ, lấy ai gìn giữ xón làng? Thế nhưng, đói quá là phải đi.

Chỉ đạo là dễ. Ai chỉ đạo cũng được. Cô bé lớp 10 ra chỉ đaọ cũng được. Nhưng nghĩ ra chính sách nuôi sống nông dân, hơn nửa thế kỷ rồi, Đảng CSVN không nghĩ ra nổi. Thậm chí, còn thêm tầng tầng lớp lớp cán bộ ngồi trên chỉ đaọ theo hàng dọc.

Thế rồi, ưu tiên giải quyết thế nào? Ưu tiên là “tuyên truyền, động viên.”

Nghiã là, hứa lèo.

Báo VnEconomy viết:

“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh để giải quyết vấn đề di dân tự do cần giải pháp đồng bộ trong đó, đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, động viên người dân không rời bỏ làng quê và nếu di cư phải có tổ chức, theo kế hoạch của Nhà nước.”

Bây giờ, nói về nông dân, già nhất là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vậy mà sống cũng không nổi.

Báo Thanh Niên có bài viết tựa đề “Nông dân Việt Nam khổ đến bao giờ?” hôm 16-1-2014, kể:

“Báo Lao động ngày 15.1 cho biết 9 gia đình nông dân ở Bến Lức (Long An) phá sản vì trồng mía. Nhận hợp đồng với một công ty, ban đầu mía lên rất tốt, nhưng vào mùa nước nổi, nước mặn xâm nhập vào đồng mía khiến 300 ha mía chết hết. Tài sản dồn đổ vô cứu mía ra tro. Nợ nần vây hãm. Họ xin đi tù, nếu đối tác quyết tịch thu đất đai họ đã cầm thế...

... Chuyện nông dân nuôi tôm bị mất trắng ngồi thừ hàng tuần liền bên bờ đìa, nhà vườn đổ đống trái cây cho người chăn nuôi chở về nuôi heo vì trái chín hàng loạt không ai mua, người trồng rau bán cả xe ba gác rau chỉ được vài ngàn... không hề lạ trên mặt báo.

Vì sao nông dân Việt Nam tận khổ đến vậy?

Vì họ là mắt xích đầu tiên của chuỗi tiêu thụ, mà nông sản do họ làm ra phải qua cả chục mắt xích khác - thương lái các cấp - mới tới được tay người tiêu dùng. Những mắt xích này giúp nông dân bán hàng, nhưng cũng vét hầu hết lợi nhuận của họ. Vừa phụ thuộc, vừa ghét bỏ, nhưng không rời ra được, vì ngoài họ ra nông dân hầu như không còn kênh tiêu thụ nào khác. Đó là bi kịch của nông dân Việt Nam.

Nông dân Việt Nam đội trên đầu nhiều ngành nhiều cấp quản lý sản phẩm của họ. Nhưng tóm lại chỉ là thu thuế, các cơ quan ngang dọc chẳng giúp họ được tí nào trong quy hoạch đồng ruộng, cải tiến kỹ thuật, nâng cấp sản phẩm, tìm hiểu và khai phá thị trường... Mù thị trường, ít vốn, manh mún, tự phát, hết năm này qua năm nọ, hết mặt hàng này tới mặt hàng kia, nông dân luẩn quẩn trồng/chặt.

Trên cấp vĩ mô, để hỗ trợ nông dân, người ta miệt mài đưa ra hết mô hình nọ đến mô hình kia. Ban đầu là liên kết "ba nhà": nhà nước, nhà khoa học, nhà nông. Hết ba đến bốn: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà buôn. Bốn chưa đủ, giờ phải năm: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà buôn, nhà băng.

Khoảng cách từ tháp ngà đến ruộng lúa xa lắm...” (ngưng trích)

Làm thế nào bây giờ? Nghe lời cán bộ tuyên truyền, động viên?

Để rồi con mình sẽ thất học, vì nghề nông nuôi sống không nổi, lấy tiền đâu cho con đi học?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.