LONDON (KL) - Tin của AFP - Trung quốc bị trở ngại trong nhiều mặt vào thiên niên kỷ mới như các rối loạn về kinh tế, tiếp tục căng thẳng với Đài Loan và sự đàn áp giáo phái Pháp Luân Công, theo như các chuyên gia cố vấn của viện IISS (International Institute for Strategic Studies) cho biết.
“Chủ tịch Trung quốc Giang Trạch Dân đã gặp phải cả loạt chuyện táp nham và có lẽ có cả những vấn đề chính trị đã không dự đoán trước trong năm 1999.
“Dầu sao nói về cá nhân không chống lại đuợc với sức mạnh của chế độ cầm quyền, theo rõi sâu từng vấn đề cho thấy rõ Trung quốc vẫn còn rất yếu,” theo như báo cáo hàng năm của viện IISS có cơ sở tại London cho biết.
Nhóm chuyên gia cố vấn cho biết, Bắc Kinh cảm thấy không an tâm đối với thế giới nằm ngoài vì tình hình xã hội riêng của họ.
Càng trấn áp các người theo phong trào của giáo phái Pháp Luân Công lại càng chứng tỏ chính quyền đang bị rối loạn, theo như một phân tích gia của viện IISS cho biết.
Bắc Kinh đã ra lệnh cấm giáo phái này, một giáo phái công bố có hơn 80 triệu giáo hữu. Bắc Kinh cho giáo phái này là một tà phái tẩy não các giáo hữu của họ và dẫn tới vụ có cả 1500 người chết vì họ đã từ chối trị bịnh bằng dược liệu.
Nhà chuyên gia cố vấn đã kết luận “Thông điệp của giáo phái đang phổ biến rộng rãi từ trong nước ra tới ngoài nước. Sự phổ biến này cho thấy giáo phái đã thành công trong việc làm mất đi khả năng kiểm soát của đảng Cộng sản Trung quốc trong xã hội của Hoa lục hiện nay.”
Viện IISS ước tính có cả ngàn giáo hữu của Pháp Luân Công đã bị nhốt tù tại Hoa lục vào năm lần đầu tiên của phong trào này được thế giới chú ý với 10 ngàn người biểu tình . Đám biểu tình này đã bao quanh thủ phủ của các nhà lãnh đạo Trung quốc tại Bắc Kinh.
Sự bất an của họ Giang cũng gây ra vấn đề Đài Loan như dùng một số đe dọa về quân sự gấp bội để chống đảo này trước cuộc bỏ phiếu bầu cử tổng thống của dân chúng Đài Loan vào ngày 18 tháng ba.
Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh bị tách và đang chờ để thống nhất kể từ khi chấm dứt cuộc chiến nội địa và Đài Loan bị tách rời khỏi Hoa lục dưới chế độ quốc gia của Thống chế Tưởng Giới Thạch.
Bắc Kinh đã hăm dọa để lấn chiếm Đài Loan nếu hòn đảo này công khai tuyên bố độc lập. Nếu hòn đảo này khước từ vĩnh viễn sự đàm phán để thống nhất, Bắc Kinh cho chiếm hòn đảo bằng vũ lực.
Sự đe dọa của Trung quốc đã không lái nổi dân Đài Loan bỏ phiếu bầu cho Trần Thủy Biển, người của đảng Dân chủ Tiến bộ có khuynh hướng cho sự độc lập của Đài Loan, nhưng cả hai đã nằm trong thế bí về sự định nghĩa nguyên tắc “Một Trung quốc”
Các phân tích gia của viện IISS cho biết có khoảng 200 hỏa tiễn của Hoa lục đã hướng mũi sẵn sàng phóng ngang eo biển Đài Loan. Đây là một mối đe dọa trong tương lai về một trận chiến có tầm mức rộng lớn như khi Washington tiếp trợ Đài Loan.
Viện lại cho biết, Trung quốc cố gắng để gia nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế WTO. Nỗ lực này là một sự thử thách lớn cho Bắc Kinh.
Trung quốc hy vọng khi có chân trong tổ chức WTO, kinh tế của Trung quốc bảo đảm được phát triển và khuyến khích sự đầu tư trực tiếp thay vì qua trung gian. Viện IISS cho biết Trung quốc gia nhập vào kinh tế toàn cầu có thể dẫn tới sự cải tổ đau thương cho các xí nghiệp quốc doanh và sự tê liệt kinh tế của các nước nhỏ đang phát triển bị thiếu kỹ thuật cấp cao.
Nhưng sự ký kết thỏa ước song phương với Hoa kỳ hồi tháng 11 là một bước tiến dài đầu tiên để đi tới sự bình thường hóa quan hệ mậu dịch của Bắc Kinh với các nước tiền tiến khác.
Nhìn vào viễn cảnh của Trung quốc, một bước tiến to lớn đã làm vang dội khắp nơi trong nước với cả hàng triệu công nhân bị sa thải và những màn diệt trừ tham nhũng tận gốc rễ có ảnh hưởng tới đảng Cộng sản Trung quốc đang cầm quyền, theo như viện IISS cho biết.
“Chủ tịch Trung quốc Giang Trạch Dân đã gặp phải cả loạt chuyện táp nham và có lẽ có cả những vấn đề chính trị đã không dự đoán trước trong năm 1999.
“Dầu sao nói về cá nhân không chống lại đuợc với sức mạnh của chế độ cầm quyền, theo rõi sâu từng vấn đề cho thấy rõ Trung quốc vẫn còn rất yếu,” theo như báo cáo hàng năm của viện IISS có cơ sở tại London cho biết.
Nhóm chuyên gia cố vấn cho biết, Bắc Kinh cảm thấy không an tâm đối với thế giới nằm ngoài vì tình hình xã hội riêng của họ.
Càng trấn áp các người theo phong trào của giáo phái Pháp Luân Công lại càng chứng tỏ chính quyền đang bị rối loạn, theo như một phân tích gia của viện IISS cho biết.
Bắc Kinh đã ra lệnh cấm giáo phái này, một giáo phái công bố có hơn 80 triệu giáo hữu. Bắc Kinh cho giáo phái này là một tà phái tẩy não các giáo hữu của họ và dẫn tới vụ có cả 1500 người chết vì họ đã từ chối trị bịnh bằng dược liệu.
Nhà chuyên gia cố vấn đã kết luận “Thông điệp của giáo phái đang phổ biến rộng rãi từ trong nước ra tới ngoài nước. Sự phổ biến này cho thấy giáo phái đã thành công trong việc làm mất đi khả năng kiểm soát của đảng Cộng sản Trung quốc trong xã hội của Hoa lục hiện nay.”
Viện IISS ước tính có cả ngàn giáo hữu của Pháp Luân Công đã bị nhốt tù tại Hoa lục vào năm lần đầu tiên của phong trào này được thế giới chú ý với 10 ngàn người biểu tình . Đám biểu tình này đã bao quanh thủ phủ của các nhà lãnh đạo Trung quốc tại Bắc Kinh.
Sự bất an của họ Giang cũng gây ra vấn đề Đài Loan như dùng một số đe dọa về quân sự gấp bội để chống đảo này trước cuộc bỏ phiếu bầu cử tổng thống của dân chúng Đài Loan vào ngày 18 tháng ba.
Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh bị tách và đang chờ để thống nhất kể từ khi chấm dứt cuộc chiến nội địa và Đài Loan bị tách rời khỏi Hoa lục dưới chế độ quốc gia của Thống chế Tưởng Giới Thạch.
Bắc Kinh đã hăm dọa để lấn chiếm Đài Loan nếu hòn đảo này công khai tuyên bố độc lập. Nếu hòn đảo này khước từ vĩnh viễn sự đàm phán để thống nhất, Bắc Kinh cho chiếm hòn đảo bằng vũ lực.
Sự đe dọa của Trung quốc đã không lái nổi dân Đài Loan bỏ phiếu bầu cho Trần Thủy Biển, người của đảng Dân chủ Tiến bộ có khuynh hướng cho sự độc lập của Đài Loan, nhưng cả hai đã nằm trong thế bí về sự định nghĩa nguyên tắc “Một Trung quốc”
Các phân tích gia của viện IISS cho biết có khoảng 200 hỏa tiễn của Hoa lục đã hướng mũi sẵn sàng phóng ngang eo biển Đài Loan. Đây là một mối đe dọa trong tương lai về một trận chiến có tầm mức rộng lớn như khi Washington tiếp trợ Đài Loan.
Viện lại cho biết, Trung quốc cố gắng để gia nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế WTO. Nỗ lực này là một sự thử thách lớn cho Bắc Kinh.
Trung quốc hy vọng khi có chân trong tổ chức WTO, kinh tế của Trung quốc bảo đảm được phát triển và khuyến khích sự đầu tư trực tiếp thay vì qua trung gian. Viện IISS cho biết Trung quốc gia nhập vào kinh tế toàn cầu có thể dẫn tới sự cải tổ đau thương cho các xí nghiệp quốc doanh và sự tê liệt kinh tế của các nước nhỏ đang phát triển bị thiếu kỹ thuật cấp cao.
Nhưng sự ký kết thỏa ước song phương với Hoa kỳ hồi tháng 11 là một bước tiến dài đầu tiên để đi tới sự bình thường hóa quan hệ mậu dịch của Bắc Kinh với các nước tiền tiến khác.
Nhìn vào viễn cảnh của Trung quốc, một bước tiến to lớn đã làm vang dội khắp nơi trong nước với cả hàng triệu công nhân bị sa thải và những màn diệt trừ tham nhũng tận gốc rễ có ảnh hưởng tới đảng Cộng sản Trung quốc đang cầm quyền, theo như viện IISS cho biết.
Gửi ý kiến của bạn