Tấm màn đen che dấu Quyền Con Người bị hạn chế và hành hạ ở Việt
Nam đã bị Thế giới vén lên tại “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR,
The Universal Periodic Review) Chu kỳ II của của Liên Hiệp Quốc họp tại
Geneve, Thụy Sỹ từ ngày 05 đếnb 07 thán g 02 năm 2014.
Phần lớn phát biểu của 106 Quốc gia và 227 khuyến nghị của Hội đồng
Nhân quyền tập trung vào yêu cầu Chính phủ Việt Nam quan tâm đến các
quyền tự do căn bản của con người gồm: Tự do tư tưởng, Tự do ngôn
luận, Tự do báo chí, Tự do hội họp, Tự do lập hội và Tự do Tôn
giáo.
Bình đẳng giới, quyền của Phụ nữ, quyền của Trẻ em, chống buôn
người, quyền được bào chữa, chống khủng bố các Luật sư nhân quyền,
chống bắt người tùy tiện, chống đe dọa và bắt giữ những người muốn
diễn đạt tư tưởng ôn hòa, quyền chủ hữu đất đai của dân phải được
bảo vệ, chống cưỡng chế nông dân, v.v… cũng đã được ghi trong 227
khuyến nghị.
Các nước cũng khuyến cáo Nhà nước Việt Nam cần tôn trọng tự do hoạt
động Internet của người dân. Điển hình như Hòa Lan (Netherlands) yêu cầu
Việt Nam cho phép những Nhà truyền thông xã hội (bloggers), ký gỉa,
những người sử dụng Internet khác và các Tổ chức phi chính phủ được
cổ xúy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt cần có bảo đảm những
Luật lệ liên quan đến Internet phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng và
thông tin.
(Netherland:Allow bloggers, journalists, other internet users and NGOs to
promote and protect human rights specifically by ensuring that laws concerning
the Internet comply with the freedom of expression and information.)
Thụy Điển chỉ trích việc Việt Nam có thêm những điều lệ gia tăng
kiểm soát Internet and bắt bớ bừa bãi những người muốn được tự do
phát biểu.
(Sweden: noted an increase in regulations to control internet, and arrests of
persons for exercising their right to freedom of expression.)
Nhật Bản đã đề nghị Việt Nam hãy thi hành những biện pháp để “bảo
đảm quyền tự do tư tưởng, quyền tự do, độc lập của báo chí và
Internet.
(Japan: Actively promote steps to guarantee freedom of expression, as well as
the freedom and independence of the press, including on the internet.)
Nước Ý thì yêu cầu Việt Nam thi hành những biện pháp để cổ võ tự
do tư tưởng, lập hội và tự do báo chí phù hợp với những tiêu chuẩn
hiện đại của cộng đồng Quốc tế.
(Italy: Further implement measures aimed at promoting freedom of expression and
association and freedom of the media in line with the most advanced
international standards.)
Đại biểu nước Bỉ (Belgium) nói bất cứ Luật nào nhằm kiểm soát
Internet phải tuân thủ những cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt
Nam vì Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự
và Chính trị (ICCPR, International Covenant on Civil and Political Rights).
(Belgium: Ensure that any law governing the internet is in compliance with Viet
Nam’s international human rights obligations as a State party to the ICCPR
(International Covenant on Civil and Political Rights.)
Đại biểu của các nước cựu Cộng sản ở Đông Âu như Lithuania, Ba Lan
(Poland) và Slovakia ghi nhận Việt Nam đã có những nỗ lực tuân thủ
những cam kết quốc tế và đã có Luật về các quyền kinh tế và xã
hội, nhưng họ vẫn bầy tỏ sự quan ngại về các quyền tự do tư tưởng,
hội họp ôn hòa, lập hội mà Việt Nam đã cam kết, tự do tôn giáo-tín
ngưỡng, tình trạng của những người dân Việt Nam muốn bảo vệ quyền
con người và quyền của các nhóm thiếu số. Slovania muốn Việt Nam có
những luật lệ và cơ chế quy định những biện pháp bảo đảm quyền
phát biểu và hội họp theo đúng các tiêu chuẩn Quốc tế.
(Lithuania: Take all necessary actions to respect and promote the right to
freedom of expression, peaceful assembly and association in line with its
international human rights obligations.
Poland: Commended ongoing efforts to comply with international obligations. It
remained concerned about the situation of human rights defenders, religious and
ethnic minorities.
Slovakia: commended cooperation with special procedures and adoption of
legislation on socio-economic rights. It invited the Government to take
legislative and institutional measures to ensure that freedom of expression and
assembly are in line with international standards.)
Riêng Hung Gia Lợi, ghi nhận Việt Nam đã có tiến bộ về giáo dục
quyền con người, nhưng lo ngại về những biện pháp chế tài hạn chế
các quyền tự do tư tưởng, truy tố các nhà văn, ký gỉa, các nhà
truyền thông xã hội và những người bảo vệ nhân quyền.
(Hungary: noted improvements in human rights education. It was concerned about
recent legislation restricting freedom of expression and prosecuting writers,
journalists, bloggers and human rights defenders.)
ÂU-MỸ MUỐN GÌ ?
Nước Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan khuyến khích Việt Nam hãy bảo đảm mọi
công dân được tự do tư tưởng và hội họp không bị làm khó dễ hay bị
bỏ tù.
(The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland: encouraged Viet Nam
to ensure that all citizens have the right to freedom of expression and
assembly without fear of harassment or imprisonment.)
Ái Nhĩ Lan cũng rất quan ngại về những trường hợp bị đàn áp, bị
bắt tù những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sự vắng mặt của
nền báo chí độc lập và sự kiện nhà nước đã gia tăng theo dõi những
nhà cung cấp dịch vụ Internet.
(Ireland: was gravely concerned about reported harassment and imprisonment of
human rights defenders, and noted the lack of an independent media and reports
of increasing surveillance by State-owned Internet providers.)
Hoa Kỳ thì bầy tỏ hài lòng về những tiến bộ trong việc bảo vệ
quyền của người đồng tính, song tính,chuyển giới (LGBT, lesbian, gay,
bisexual, and transgender). Tuy nhiên Đại diện của Mỹ cũng quan ngại về
những hạn chế quyên tự do tôn giáo-tín ngưỡng, quyền thành lập các
nghiệp đòan độc lập và sách nhiễu các Tôn giáo không đăng ký với
nhà nước.
(The United States of America welcomed progress on protecting the rights of
LGBT persons. It expressed concern about restrictions on freedom of religion
and formation of independent trade unions, and about harassment of unregistered
churches.)
Sau khi các cuộc họp ở Geneve kết thúc, Sứ qúan Mỹ ở Hà Nội phổ
biến tòan văn bản tiếng Việt lời tuyên bố chi tiết hơn của ông Peter
Mulrean, Đại diện lâm thời Phái bộ Hoa Kỳ tại kỳ họp này về Báo
cáo của Việt Nam:
(Peter Mulrean: Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra
tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển
giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện
các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và
lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu
các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.
Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp
đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng
bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc.
Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự
tham gia vào toàn bộ quá trình UPR.
Chúng tôi đề xuất với Việt Nam:
1. Sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các
quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị,
như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy
Thức;
2. Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và
tăng cường thực thi luật cấm lao động cưỡng bức; và
3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn.)
Phản ứng chính thức từ Việt Nam về quan điểm của Mỹ chưa có, nhưng
Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) là cơ quan thường “làm thay việc của Chính
phủ” đối với những lời chỉ trích Việt Nam, viết ngày 11/02/2014:
“Cần nói ngay rằng, trong tuyên bố này, Đại sứ quán Hoa Kỳ vẫn mang
thái độ kỳ thị, thiếu thiện chí với Việt Nam.”
Tác giả bài viết là Kim Ngọc, một trong số người có bài thường
xuyên trên mục “chống diễn biến hòa bình” của báo QĐND viết tiếp
rằng: “Một số người mà Đại sứ quán Hoa Kỳ cho rằng, "bị sách
nhiễu" về tự do ngôn luận, tự do báo chí, thực chất những
trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam, những hoạt động tôn giáo chưa
được Nhà nước cấp phép. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ
các quyền tự do của công dân, nhưng không phải là thứ tự do vô chính
phủ. Nếu ai đó cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do tôn giáo... để chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam, đi
ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm
minh bằng pháp luật. Điều này thì không chỉ có ở Việt Nam mà bất
cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào cũng làm như vậy.“
Bênh vực những việc làm sai trái của nhà nước chống quyền con người
là nhiệm vụ bình thường của một người được nhận lương tháng như Kim
Ngọc, nhưng khi Tác gỉa khóac cho những người đấu tranh đòi quyền con
người Việt Nam phải được tộn trọng bằng một lọat các chiếc áo
“ngụy tạo” như: “vi phạm pháp luật, chống đảng, chống nhà nước, đi
ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc” mà không lương thiện minh chứng
được thì có xóa được những cáo buộc từ bên ngòai không?
Nhưng nếu Việt Nam làm gì cũng “trong sáng” thì tại sao tại diễn đàn
Geneve ngày 05/02/2014, một loạt các nước phương Tây như Gia Nã Đại,
Pháp, Hòa Lan ((Netherlands) đã yêu cầu nhà nước Việt Nam “hủy bỏ
hoặc Tu chính các Điều 79, 88 and 258 mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn
chế tự do của Bộ Luật hình sự”?
Đại diện Pháp viết: “Repeal or modify the Penal Code relating to national
security particularly Articles 79, 88 and 258, in order to prevent those
articles from being applied in an arbitrary manner to impede freedom of opinion
and expression, including on the Internet.
Gia Nã Đại: “Amend the provisions concerning offences against national
security which could restrict freedom of expression, including on the internet,
particularly articles 79, 88 and 258 of the Penal Code, to ensure its
compliance with Viet Nam’s international obligations, including the ICCPR (Chú
thích:International Covenant on Civil and Political Rights, Công ước Quốc
tế về quyền Công dân và Chính trị). “
Một số nước khác, trong đó có Phần Lan (Finland), Hòa Lan (Netherlands)
và Tân Tây Lan (New Zealand) yều cầu sửa lại hai Nghị định 72 và 174
đã hạn chế và kiểm soát hoạt động của Truyền thông Xã hội và các
Tổ chức Phi Chính phủ.
Đặc biệt Norway thì nói rằng khi thi hành Điều 69 Hiến pháp thì phải
bảo đảm tuân thủ những cam kết mà Việt Nam đã ký trong (ICCPR,
International Covenant on Civil and Political Rights-Công ước Quốc tế về
Quyền Dân sự và Chính trị)
(Norway: In its implementation of Constitution article 69, ensure compliance
with its obligations under the ICCPR)
Điều 69 của Hiến pháp 2013 viết:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nước.
Sở dĩ Norway quan tâm đến nhiệm vụ của Quốc hội của Nhà nước CSVN
vì trong thực tế, Quốc hội này chưa bao giờ là “đại diện thật sử
của dân” để phục vụ quyền lợi của dân mà chỉ được lập ra, qua hình
thức “đảng cử dân bầu” để “luật hoá những quyết định của đảng”, như
họ đã “luật hóa Cương lĩnh đảng 2011” trong Hiến pháp 2013 để “hợp
pháp hóa” quyền lãnh đạo tòan diện “nhà nước và xã hội” như viết
trong Điều 4.
Riêng trong lĩnh vực Tôn giáo, Gia Nã Đại (Canada) đã yêu cầu Việt Nam
bỏ bớt những tiêu chuẩn rắc rối trong việc đăng ký các hoạt động ôn
hòa của các Tổ chức Tôn giáo hợp pháp và không đăng ký để bảo đảm
quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
(Canada: Reduce administrative obstacles and registration requirements
applicable to peaceful religious activities by registered and non-registered
religious groups in order to guarantee freedom of religion or belief.)
Đại biểu Pháp nói: “ Nước Pháp bày tỏ mối quan tâm lớn đến việc
tái thi hành những án tử hình và rất nhiều bản án tử hình trong
thời gian gần đây. Chúng tôi khuyến cáo VN tạm đình chỉ thi hành và
khởi xướng một cuộc thảo luận quốc gia về án tử hình.
Nước Pháp cũng rất quan tâm đến những hạn chế quyền tự do tư tưởng
và ngôn luận ở VN và những áp lực đối với những người tranh đấu cho
nhân quyền ở VN.”
Trong khi đó Đại diện Thụy Sỹ phát biểu: “Thụy Sĩ hoan nghênh VN đã
ký Quy Ưóc chống tra tấn và những hình phạt dã man, phi nhân, làm
mất phẩm giá con người và khuyến khích việc phê chuẩn Quy Ước trong
một thời gian ngắn.
Thuỵ Sĩ kêu gọi chính quyền VN giảm bớt danh sách những tội phạm có
thể bị án tử hình, đặc biệt là những tội phạm kinh tế, hay liên
quan tới ma tuý và nghiên cứu việc đình chỉ thi hành những án lệnh
trên.
Thụy Sĩ quan tâm tới tình trạng liên hệ tới tự do ngôn luận, quyền
hội họp ôn hoà, quyền lập hội và khuyến cáo chính quyền VN chú
trọng ý kiến của nhóm nghiên cứu ( thuộc Liên Hiệp Quốc ) về việc
trả tự do cho khoảng 30 người bị giam giữ một cách võ đoán từ phiên
họp Kiểm Điểm Thường Kỳ trước.
Đề bảo vệ quyền của của những người bị tạm giam, Thuỵ Sĩ khuyến
cáo chính phủ VN tôn trọng quyền được thăm viếng của gia đình và
quyền được hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra,
thẩm vấn của cơ quan an ninh.”
Nước Đức đòi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức những người bị
bắt tùy tiện và phải bồi thường cho họ như yêu cầu của Khối công
tác về giam giữ tùy tiện.
(Germany: Immediately release all prisoners held in arbitrary detention and
recompense them as requested by the Working Group on Arbitrary Detention.)
Nước Áo đòi hỏi Việt Nam công bố danh sách tất cả các trại giam, kể
cả những trung tâm giam giữ người cai nghiện do các cơ quan cảnh sát,
quân đội và Bộ Lao Động qủan lý. Áo cũng muốn biết số người đang
giam giữ là bao nhiêu và họ đang làm những công việc gì ?
(Austria: Provide public information on the number of detention camps,
including administrative detention centres for drug treatment set up by the
police, the military and the Ministry of Labour, on the number of persons
detained therein; as well as on all forms of work in which detainees are
involved.)
Lý do nước Áo muốn biết vì chương trình cai nghiện của Việt Nam không
thành công. Ngược lại tình trạng bắt con nghiện phải lao động như nô
lệ đã bị Liên Hiệp Quốc phát giác cách nay vài năm. Số con nghiện được
lành bệnh thì ít mà số tái nghiện, có nơi đến ngót 100% đang là
một hiểm họa cho xã hội Việt Nam.
Những yêu cầu và khuyến nghị đặc trưng nêu trên và những đề nghị
khác của Hội đồng Nhân quyền từ ngày 05 đến 07/02/2014 tại Geneve cho
thấy Thế giới đã biết rất rõ những điều Việt Nam nói không thật
trong Báo cáo đệ trình tại Chu kỳ II của “cơ chế kiểm định kỳ phổ
qúat” (UPR, The Universal Periodic Review).
Việt Nam sẽ phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào Kỳ
họp thứ 26 của Hội đồng trong Tháng 6/2014.
Tại kỳ kiểm điểm thứ nhất năm 2009, Việt Nam đã nhận được 123 khuyến
nghị nhưng Hà Nội chỉ nhận thi hành 96 đề nghị.
VIỆT NÓI RÊU RAO
Những lời tuyên bố và khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền đã rõ như
ban ngày. Không có cuộc tranh luận nào giữa các nước tham dự với Báo
cáo viên Việt Nam do Thứ trường Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu. Cũng
không có bất cứ cuộc biểu quyết nào về Báo cáo của Việt Nam.
Vậy mà vào ngày 08/02/2014, Bộ Ngọai giao Việt Nam đã phổ biến cho
các báo, đài của nhà nước một bản tin viết như sau:
“Chiều ngày 07/2/2014, phiên họp của Nhóm làm việc về UPR của Hội
đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva đã thông qua Báo cáo Rà soát
Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam.
Thay mặt Nhóm Troika, gồm đại diện của Ba nước Costa Rica, Kenya và
Kazakstan phụ trách Báo cáo UPR của Việt Nam, ông Christian Guillermet,
Phó trưởng Phái đoàn Costa Rica, đã báo cáo với Nhóm làm việc về
Báo cáo của Việt Nam, cảm ơn sự phối hợp nhiệt tình, có trách
nhiệm và hiệu quả của Việt Nam và Ban Thư ký HĐNQ trong quá trình
làm việc của Nhóm Troika để hoàn thành Báo cáo.
Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, đã phát
biểu cảm ơn Nhóm Troika, Nhóm Làm việc về UPR và các nước đã hỗ
trợ và đóng góp cho quá trình UPR của Việt Nam; khẳng định Việt Nam
đánh giá cao các phát biểu, đóng góp và khuyến nghị tích cực và
xây dựng của các nước đối với Việt Nam trong phiên trình bày và đối
thoại.
Trưởng đoàn ta nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế UPR, cho rằng cơ
chế này là cơ hội để các quốc gia rà soát lại tình hình thực hiện
nhân quyền của các nước, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết
lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền; đồng thời khẳng
định các Bộ ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ xem xét kỹ lưỡng
tất cả các khuyến nghị được nêu tại phiên trình bày và đối thoại
lần này. Việt Nam sẽ chính thức thông báo với các nước về việc
chấp nhận các khuyến nghị tại Khóa họp thông qua các báo cáo UPR
tại kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền, dự kiến vào tháng 6 năm
2014.”
Cùng ngày (08/02/2014) Báo Quân đội Nhân dân cũng “tự viết” thế này:
“Hội đồng Nhân quyền đánh giá cao báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ
quát của Việt Nam
Kiểm điểm định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) là một quy
trình đánh giá định kỳ (4 năm một lần) về tình hình nhân quyền đối
với tất cả các thành viên của Liên hợp quốc (hiện nay có 193 nước).
Có thể nói, quy trình UPR là một sáng kiến của Hội đồng Nhân quyền,
so với Ủy ban Nhân quyền trước đây - đó là quy trình đánh giá dựa
trên nguyên tắc đối xử bình đẳng với tất cả các quốc gia thành viên
của Liên hợp quốc (LHQ). Mục đích cuối cùng của UPR là chia sẻ kinh
nghiệm, cải thiện tình trạng nhân quyền ở mỗi quốc gia và với cộng
đồng quốc tế. Quy trình UPR còn nhằm mục đích hỗ trợ về chuyên môn,
nâng cao khả năng giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nhân
quyền của mình….
….Sau phần trình bày ngắn gọn của Trưởng đoàn Việt Nam, đã diễn ra
cuộc đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa các đại biểu Hội đồng Nhân quyền,
đại biểu các quốc gia có mặt tại hội nghị với đoàn Việt Nam.
Trước hết, các đại biểu tham gia hội nghị đã đánh giá cao Việt Nam
trong việc chuẩn bị Báo cáo. Việt Nam đã thực hiện một cách nghiêm
chỉnh các khuyến nghị từ Hội nghị kiểm điểm lần thứ nhất (năm
2009); việc soạn thảo Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm công tác liên
ngành gồm các cơ quan thuộc Chính phủ và Quốc hội liên quan trực
tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người.
Trong thời gian chuẩn bị Báo cáo nhiều cuộc hội thảo, hội nghị,
nhiều công trình nghiên cứu đã được triển khai ở các cấp, các ngành
nhằm xác định những nội dung chủ yếu, những lĩnh vực ưu tiên,… trong
đó có các khuyến nghị mà cộng đồng quốc tế đã lưu ý trong Hội
nghị Báo cáo lần đầu. Không ít ý kiến đã đề cập tới trọng trách
của Việt Nam với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ
trong nhiệm kỳ, mở đầu từ năm 2014.
Nhiều ý kiến cho rằng, Báo cáo của Việt Nam đã cung cấp đầy đủ các
thông tin “đa chiều”; đánh giá cao Việt Nam đã thu hút sự tham gia đóng
góp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội -
nghề nghiệp và của người dân; đã tổ chức tham vấn, đối thoại nghiêm
túc giữa Chính phủ với nhiều bên liên quan trong việc bảo đảm quyền
con người ở Việt Nam”… Điều này thể hiện rõ sự nghiêm túc của Việt
Nam đối với Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát-UPR.
Thứ hai, về những thành quả bảo đảm quyền con người, các đại biểu
đánh giá tích cực việc Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc 96 khuyến
nghị tại Hội nghị kiểm điểm định kỳ năm 2009 trong đó có việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là đưa quyền con người vào Chương
II, Hiến pháp mới (2013). Có ý kiến đánh giá cao Việt Nam đã ký
“Công ước chống tra tấn” và mong muốn Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước
này. Nhiều đại diện ở các nước đang phát triển đánh giá cao thành
quả của Việt Nam trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền
vững và quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương; về đích sớm nhiều
Mục tiêu thiên niên kỷ.
Thứ ba, trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, nhiều đại biểu đánh giá cao
Việt Nam trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trở thành thành viên
của Hội đồng Nhân quyền LHQ và sẵn sàng đối thoại nhân quyền thường
niên với các đối tác, đóng góp tích cực vào cơ chế nhân quyền
ASEAN...
Mặc dù đã đánh giá tích cực đối với Báo cáo của Việt Nam, song
các đại biểu Hội đồng Nhân quyền và đại biểu một số quốc gia tại
hội nghị đã nêu nhiều khuyến nghị. Trong đó có những nội dung cơ bản
sau: Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách tư pháp, pháp
luật; thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, báo chí; tự do tôn giáo; mời
thêm các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ tới Việt Nam
và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền của LHQ, trong đó có
các Cơ quan Công ước. Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã cảm ơn và ghi
nhận những khuyến nghị này.
Nhiều nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm
đổi mới, đảm bảo quyền của các nhóm yếu thế (như trẻ em, phụ nữ,
người khuyết tật, người cao tuổi, dân tộc thiểu số), đảm bảo an sinh
xã hội, tạo việc làm… trong điều kiện kinh tế khó khăn.”
Trong tất cả các Văn bản của kỳ họp ở Geneve từ ngày 05 đến
07/02/2014, Hội dồng Nhân quyền và Văn phòng Báo chí của Hội đồng
không hề phổ biến bất kỳ một văn bản nào được gọi là “đánh giá
cáo” hay “thông qua” như Bộ Ngọai giao “tự diễn” và báo Quân đội Nhân
dân “tự viết” để khoe thành tích.
Còn chuyện được nói là “Nhiều nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng
cường chia sẻ kinh nghiệm” từ “đổi mới” cho đến “tạo việc làm…trong
điều kiện kinh tề khó khăn” thì cũng chi thấy viết trên báo Quân đội
Nhân dân mà thôi !
Phạm Trần
(02/014)