Nước Việt ngàn đời đã gắn liền với biển. Từ xa xưa là đã có tích
Cha Rồng, Mẹ Tiên chia đàn con Việt; cha dẫn 50 con lên núi, mẹ dẫn 50
con tới biển...
Biển gắn liền với vận mệnh dân tộc cũng qua nhiều câu ca dao tình tứ, cho thấy đời thường của dân mình cũng là bên gềnh, cuối sóng. Như những câu ca dao:
Ơi đò ngang qua, đò ngang lại,
Có gặp chồng em qua lại biển này không?
Đêm khuya, trời phất ngọn gió đông,
Lạnh ơi hỡi lạnh, cám cảnh cho chồng nhiều đoạn khúc nôi...
.
Chồng em đi kéo ngao ngoài biển,
Đêm khuya, trời phất phưởng ngọn gió đông;
Da thời lạnh ngắt như đồng,
Tay bồng con dại, cám cảnh cho chồng lắm thay...
Bên cạnh những trận hải chiến ở Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn là hình ảnh ngư dân kiền trì bám biển. Bất kể mọi bạo lực từ phía tuà Hải giám Trung Quốc.
Báo Tuổi Trẻ kể về những người trẻ giữ biển này, gọi là “Đội ngư dân 8X trên biển Hoàng Sa” trong đó kể:
“Không biết bao nhiêu lần bị phía Trung Quốc truy đuổi, bắt giữ, đập phá máy móc, ngư lưới cụ nhưng khi ra khơi, anh em tàu QNg 90325 vẫn ngoan cường trực chỉ Hoàng Sa. Bởi ở đó, với những chàng trai trẻ, vẫn là biển đảo của mình.
“Trung Quốc có bắt, có phá 100 lần anh em cũng cứ đi, không sợ!” - thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phúc, 34 tuổi, trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói. Tết này họ sẽ ăn tết ngoài khơi, xuất phát từ cảng biển Sa Kỳ.
Đi biển từ năm 16 tuổi, anh chẳng nhớ bao nhiêu lần bị phía Trung Quốc truy đuổi khi đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Anh chỉ nhớ bảy lần bị đưa lên đảo Phú Lâm, ba lần bị đập phá ngư cụ trên biển rồi thả đi. Thế nhưng từ khi biết đi biển, anh đã kiên trì bám lấy Hoàng Sa.
Khi nghe thông tin Trung Quốc đưa ra những chính sách phi lý trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, ngư dân Phúc bất bình: “Chúng tôi đánh bắt trên ngư trường của cha ông, chẳng có phạm luật gì của quốc tế hết. Ngư dân chúng tôi chỉ xin phép Chính phủ Việt Nam chứ chả xin ai hết, biển mình, mình làm, hà cớ phải xin Trung Quốc!”.
Cũng giống những ngư dân khác, vừa cập bến vào sáng 10-1 Phúc đã vội chuẩn bị cho một chuyến ra khơi mới. Phúc ngoan cường: “Tôi tính nghỉ mấy ngày cho anh em đỡ mệt rồi đi tiếp, nhưng nghe tin này anh em thống nhất đi tiếp xem nó làm gì mình!”.
Giống thuyền trưởng Phúc, ngư dân Nguyễn Kiên cũng đồng tình như vậy. Kiên là bạn đồng lứa với Phúc, gắn bó với nhau như anh em, bao nhiêu năm Phúc làm thuyền trưởng, chừng ấy thời gian Kiên đi bạn trên tàu, sung sướng hay gian nan đều có nhau. Kiên nói: “Bị tàu hải giám Trung Quốc quấy phá là chuyện thường. Anh em chúng tôi chỉ sợ canô chứ thuyền lớn thì chẳng sợ. Mấy đợt bị bắt là chúng tôi không chạy để cho chúng biết người Việt đang làm trên biển Việt Nam đó chớ”.
Tất cả ngư dân trên tàu QNg 90325 của thuyền trưởng Phúc đều thuộc thế hệ 8x, người trẻ nhất chỉ mới 17 tuổi. Thuyền viên Đinh Lợi chỉ mới 19 tuổi nhưng đã có năm năm kinh nghiệm quần thảo khắp vùng đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Lợi tự hào: “Em nhỏ tuổi nhưng chẳng thua những lão ngư sừng sỏ đâu”...”(ngưng trích)
Đất nước còn giữ được biển này, là vì có những chàng trai như thế.
Xin chúc lành cho các anh. Cả nước đang nhìn, đang quan sát về các anh, những chàng trai giữ biển này.
Vì nếu không có ngư dân Việt Nam, biển này sẽ không còn là biển của Việt Nam.
Biển gắn liền với vận mệnh dân tộc cũng qua nhiều câu ca dao tình tứ, cho thấy đời thường của dân mình cũng là bên gềnh, cuối sóng. Như những câu ca dao:
Ơi đò ngang qua, đò ngang lại,
Có gặp chồng em qua lại biển này không?
Đêm khuya, trời phất ngọn gió đông,
Lạnh ơi hỡi lạnh, cám cảnh cho chồng nhiều đoạn khúc nôi...
.
Chồng em đi kéo ngao ngoài biển,
Đêm khuya, trời phất phưởng ngọn gió đông;
Da thời lạnh ngắt như đồng,
Tay bồng con dại, cám cảnh cho chồng lắm thay...
Bên cạnh những trận hải chiến ở Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn là hình ảnh ngư dân kiền trì bám biển. Bất kể mọi bạo lực từ phía tuà Hải giám Trung Quốc.
Báo Tuổi Trẻ kể về những người trẻ giữ biển này, gọi là “Đội ngư dân 8X trên biển Hoàng Sa” trong đó kể:
“Không biết bao nhiêu lần bị phía Trung Quốc truy đuổi, bắt giữ, đập phá máy móc, ngư lưới cụ nhưng khi ra khơi, anh em tàu QNg 90325 vẫn ngoan cường trực chỉ Hoàng Sa. Bởi ở đó, với những chàng trai trẻ, vẫn là biển đảo của mình.
“Trung Quốc có bắt, có phá 100 lần anh em cũng cứ đi, không sợ!” - thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phúc, 34 tuổi, trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói. Tết này họ sẽ ăn tết ngoài khơi, xuất phát từ cảng biển Sa Kỳ.
Đi biển từ năm 16 tuổi, anh chẳng nhớ bao nhiêu lần bị phía Trung Quốc truy đuổi khi đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Anh chỉ nhớ bảy lần bị đưa lên đảo Phú Lâm, ba lần bị đập phá ngư cụ trên biển rồi thả đi. Thế nhưng từ khi biết đi biển, anh đã kiên trì bám lấy Hoàng Sa.
Khi nghe thông tin Trung Quốc đưa ra những chính sách phi lý trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, ngư dân Phúc bất bình: “Chúng tôi đánh bắt trên ngư trường của cha ông, chẳng có phạm luật gì của quốc tế hết. Ngư dân chúng tôi chỉ xin phép Chính phủ Việt Nam chứ chả xin ai hết, biển mình, mình làm, hà cớ phải xin Trung Quốc!”.
Cũng giống những ngư dân khác, vừa cập bến vào sáng 10-1 Phúc đã vội chuẩn bị cho một chuyến ra khơi mới. Phúc ngoan cường: “Tôi tính nghỉ mấy ngày cho anh em đỡ mệt rồi đi tiếp, nhưng nghe tin này anh em thống nhất đi tiếp xem nó làm gì mình!”.
Giống thuyền trưởng Phúc, ngư dân Nguyễn Kiên cũng đồng tình như vậy. Kiên là bạn đồng lứa với Phúc, gắn bó với nhau như anh em, bao nhiêu năm Phúc làm thuyền trưởng, chừng ấy thời gian Kiên đi bạn trên tàu, sung sướng hay gian nan đều có nhau. Kiên nói: “Bị tàu hải giám Trung Quốc quấy phá là chuyện thường. Anh em chúng tôi chỉ sợ canô chứ thuyền lớn thì chẳng sợ. Mấy đợt bị bắt là chúng tôi không chạy để cho chúng biết người Việt đang làm trên biển Việt Nam đó chớ”.
Tất cả ngư dân trên tàu QNg 90325 của thuyền trưởng Phúc đều thuộc thế hệ 8x, người trẻ nhất chỉ mới 17 tuổi. Thuyền viên Đinh Lợi chỉ mới 19 tuổi nhưng đã có năm năm kinh nghiệm quần thảo khắp vùng đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Lợi tự hào: “Em nhỏ tuổi nhưng chẳng thua những lão ngư sừng sỏ đâu”...”(ngưng trích)
Đất nước còn giữ được biển này, là vì có những chàng trai như thế.
Xin chúc lành cho các anh. Cả nước đang nhìn, đang quan sát về các anh, những chàng trai giữ biển này.
Vì nếu không có ngư dân Việt Nam, biển này sẽ không còn là biển của Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn