Có phải 30% công chức có cũng như không, vì nhóm này chẳng làm gì
hết? Hay con số thực phải là 50% công chức ngồi chơi? Hay 70%?
Đối với ông Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình, con số 30% chỉ
là dư luận, tuy là nằm trong Báo cáo Chính phủ. Hóa ra, Báo cáo
Chính phủ không đáng tin cậy?
Bản tin VTC News hôm 20-11-2013 trong bản tin “Vì sao Bộ trưởng 'né' câu
hỏi 'chạy chức, chạy quyền'?” nói rằng cũng có lĩnh vực mà Bộ
Trưoỏng này lạnh cẳng, không dám bàn.
VTC viết:
“Bộ trưởng Bộ Nội vụ không trả lời thẳng có hay không nạn "chạy
chức, chạy quyền", mà nói đây là lĩnh vực nhạy cảm, Bộ đã
nghiên cứu rất kỹ...
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình chiều
20/11, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi liên quan đến nội dung chống tiêu
cực trong đội ngũ làm công tác cán bộ, có hay không việc chạy chức
chạy quyền, song đã không được Bộ trưởng trả lời.
Đại biểu Chu Sơn Hà (đoàn Hà Nội) đã thẳng thắn chất vấn Bộ trưởng
về vấn đề tham nhũng. Bộ trưởng Bình không trả lời ngay, nên đại
biểu Hà xin phép ngắt lời.
“Tôi hỏi Bộ trưởng là có hay không việc “chạy chức, chạy quyền"
và tham nhũng trong đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ,
nhưng vẫn chưa được Bộ trưởng làm rõ”, ông Hà nói.
Thâm chí, đại biểu Hà còn dẫn lại việc Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
đầu tư thừa nhận "chạy dự án là có, nhưng đến giờ chúng tôi
chưa phát hiện, chưa xử lý được".
“Tôi nghĩ phải dũng cảm như thế! Gốc rễ của việc phòng chống tham
nhũng chính là cán bộ: chọn được cán bộ tốt thì sẽ không có tham
nhũng. Tôi đề nghị bộ trưởng cần quan tâm đến việc này và cho thêm
giải pháp về khắc phục tình trạng này", ông Hà nói.
Tuy nhiên, thay vì trả lời thẳng vào vấn đề, thì Bộ trưởng Bình lại
không khẳng định là có hay không có nạn "chạy chức, chạy
quyền", mà nói đây là lĩnh vực nhạy cảm, Bộ Nội vụ đã nghiên
cứu rất kỹ.
Chưa hết, Bộ trưởng Bình còn khiến cả hội trường rì rầm, người
cười, người lắc đầu khi dẫn lại văn kiện của Ban chấp hành Trung ương
khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XI, trong đó có đoạn nêu
"đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức chạy quyền,
một số cái chạy... chưa khắc phục". Thậm chí Bộ trưởng còn cho
biết, đó là tài liệu “gối đầu nằm” để đề ra các biện pháp khắc
phục...”(ngưng trích)
Trong khi đó, báo Tiền Phong hôm 20-11-2013 trong bản tin “Có vì tình
mà bổ nhiệm Dương Chí Dũng?” nêu câu hỏi của Đại biểu Hà Minh Huệ
và câu trả loòi của ông Bộ Trưởng Nguyễn Thái Bình:
“ĐB Huệ lo lắng rằng tới nay Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã nhận nhiệm vụ
được 2/3 nhiệm kỳ, nhưng có nhiều việc toàn nghe nói là sẽ triển
khai mà đáng ra phải triển khai từ lâu rồi.
ĐB của đoàn Bình Thuận cũng cho rằng nếu nói con số 30% công chức
“cắp ô” chỉ là dư luận thì Bộ Nội vụ có tính điều tra con số này
không?
Không trả lời thẳng về vấn đề “bổ nhiệm cán bộ vì tìn hay vì lý”,
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết “Con số 1% cán bộ không làm được
việc do các cơ quan, địa phương báo về. Con số mà báo cáo Chính phủ
nêu là 30% cũng là dư luận và phải có lộ trình để kiểm
tra”...”(ngưng trích)
Như thế, 30% cán bộ ngồi chơi chỉ là lời đồn?
Báo VnEconomy trong bản tin hôm 20-11-2013 tựa đề “30% công chức không
làm được việc chỉ là dư luận”... đã ghi nhận:
“Trước câu hỏi của hàng loạt đại biểu liên quan đến thông tin “30% công
chức không làm được việc”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
nói đó chỉ là “dư luận”.
Phiên chất vấn ngày 20/11 của Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Nguyễn Thái Bình ghi nhận hàng loạt câu hỏi về nhiều vấn đề khác
nhau trong nền hành chính, tuy nhiên điểm chung mà nhiều đại biểu Quốc
hội quan tâm chính là thông tin về việc “30% công chức không làm được
việc”, một thông tin gây sốc trong thời gian qua.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, đấy chỉ là “dư luận”, chưa
có căn cứ nào để khẳng định.
“Trong một cuộc họp tổng kết của ngành chúng tôi, Phó thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu vấn đề rằng có dư luận về chuyện đó
(30% công chức không làm được việc - PV) và yêu cầu tôi làm rõ. Đó
không phải là con số mang tính kết luận, cũng không phải ý kiến của
Phó thủ tướng”, ông Bình giải thích...
...Theo một đại biểu Quốc hội, nếu 30% số công chức không làm được
việc thì tương ứng với 700.000 người. Nếu giảm được lượng công chức,
viên chức không làm được việc thì sẽ tiết kiệm được 17.000 tỷ đồng.
Nhiều đại biểu nói tinh giản biên chế vẫn chưa hiệu quả vì số lượng
biên chế vẫn tăng trong thời gian qua.”(ngưng trích)
Vậy thì, 30% công chức lè phè là ở đâu? Người ta không nhớ rõ cội
nguồn, vì hình như bản Báo cáo Chính phủ kia cũng đã gỡ ra khỏi
Internet...
Trong một bản tin của VnMedia ngày 27-3-2012 có bản tin “30% công chức
phải “cầm tay chỉ việc” cũng không làm được!” trong đó viết:
“Chiều 26/3, thông tin "khoảng 30% cán bộ làm được việc, 30% cán
bộ công chức phải cầm tay, chỉ việc và hơn 30% còn lại là cầm tay
chỉ việc cũng không biết việc mà làm" đã được đưa ra để chất
vấn về vấn đề tuyển dụng công chức đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ...
Chiều 26/3, Ủy ban thường vụ Quốc hội nghe chất vấn và trả lời chất
vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về một số lĩnh vực nội vụ: vấn đề tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ, công chức nhà
nước; chế độ, chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã,
thôn; giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở.
Liên quan đến việc gần đây, cơ quan điều tra một số tỉnh phía Nam đã
phát hiện trên 200 cán bộ ở cơ sở thuê người học hộ, thi hộ, nhiều
tỉnh thành khác cũng có hiện tượng tương tự khiến cho bằng thật
nhưng chất lượng giả đã được bổ sung vào hồ sơ tuyển dụng và hồ sơ
đề bạt bổ nhiệm; trong khi đó, tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, một
đại biểu đã nhận định khoảng 30% cán bộ làm được việc, 30% cán bộ
công chức phải cầm tay, chỉ việc và hơn 30% còn lại là cầm tay chỉ
việc cũng không biết việc mà làm…”(ngưng trích)
Một số tỉnh phía Nam nào? Nhưng nếu là tin đồn, tin nghi ngờ có thể
là tin vịt... làm sao cơ quan điều tra phía Nam dám viết ra, và làm
sao các đaị biểu dám trích dẫn?
Thôi thì, nói sự thật thế này: cả Đảng CSVN cũng là 100% dư thừa
rồi vậy. Không tin? Hãy trưng cầu dân ý là thấy.