Có cách nào để thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh
chóng so với các nước khác -- trong khi những nước láng giềng vẫn có
đà tăng trưởng ngành này nhanh hơn ở Việt Nam?
Thêm nữa, tại sao một số sự kiện du lịch tại VN lại bỗng nhiên vắng
vẻ, trong khi các lễ hội du lịch ở các nước láng giềng cứ mãi đông
đảo?
Đó là những câu hỏi có thể nêu ra, khi báo Sống Mới hôm 9/10/2013 có
bài tường thuật “Buồn thiu liên hoan làng nghề truyền thống Hà Nội.”
Chỉ mới tuần trước, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết “Khách
Việt Nam sang Nhật Bản tăng vọt.”
Bản tin này ghi nhận:
“Năm 2013, dự kiến sẽ có khoảng 100.000 lượt du khách từ Việt Nam sang
Nhật Bản du lịch, tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Sắp tới, một số
doanh nghiệp du lịch sẽ thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp chuyên tổ
chức tour đến đất nước mặt trời mọc này...”(ngưng trích)
Như thế, chỉ cần tự hỏi, ngành du lịch Việt Nam có thể học được gì
từ ngành du lịch Nhật Bản?
Thực tế, du khách quốc tế tới Việt Nam trong mấy tháng đầu năm nay
có giảm sút, nhưng gần đây đã tăng trở lại.
Bản tin từ thông tấn TTXVN hôm 27-9-2013 viết:
“Thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế đất nước còn không ít khó
khăn; một số yếu tố tác động không thuận lợi đến việc thu hút khách
quốc tế đến Việt Nam nhưng kết quả mà ngành du lịch đạt được khá
nổi bật. Sau những tháng đầu năm bị giảm sút về lượng khách quốc
tế, tốc độ tăng trưởng đã tăng trở lại với tốc độ khá. Bên cạnh
đó, mức tăng trưởng khách du lịch nội địa tiếp tục ổn định và giữ
vững.
Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng
9/2013 đạt 614.827 lượt khách, giảm 9,1% so với tháng 8/2013; tuy nhiên,
tăng 28,9% so với tháng 9/2012. Tổng khách quốc tế đến Việt Nam trong 9
tháng qua đạt 5.490.274 lượt khách, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012. Khách
du lịch nội địa 9 tháng ước đạt 31 triệu lượt khách, tăng 11% so với
năm 2012. Tổng thu từ khách du lịch đạt 152.800 tỉ đồng, tăng 23,5% so
với cùng kỳ năm 2012.”(ngưng trích)
Nghĩa là có giảm, rồi tăng trở lại. Câu hỏi là, tại sao du khách
quốc tế tới Thái Lan chỉ có tăng mà không thấy giảm?
Báo Sống Mới nói về liên hoan làng nghề buồn thiu ở Hà Nội như sau:
“Mặc dù làng nghề luôn được nhắc đến như một nét truyền thống và
được coi là điểm hút khách du lịch, song thực chất cái yếu tố làng
“làm nghề” giờ đã mai một phần lớn. Hơn nữa, năm nào liên hoan làng
nghề cũng bầy ra những sản phẩm giống nhau, không có sự phát triển
hay đổi mới cho phù hợp với thời cuộc mà chỉ như cuộc hội tụ “đến
hẹn lại lên” với những món hàng cũ kỹ, buồn tẻ. Vì vậy chẳng có
gì ngạc nhiên khi Liên hoan Làng nghề truyền thống Hà Nội và các
tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2013 vắng tanh, buồn thiu...
...Thời tiết nắng hanh, khô, cộng với chuyện khai mạc vào ngày thường
nên dù là buổi đầu tiên của liên hoan làng nghề nhưng cũng không đông
người đến tham dự. Phần lớn khách đều là người có tuổi, một số ít
bạn trẻ thuộc chính các làng nghề, quán ăn, khách sạn ở khu Ẩm
thực tham gia liên hoan tranh thủ đi tham quan và mua sắm các gian hàng
của nhau.
Nhìn chung các mặt hàng làng nghề cũng không có điểm gì đặc sắc và
nổi bật đáng chú ý. Một số gian hàng làng nghề thậm chí còn vắng
tanh, không có người tham quan như gian hàng về dao kéo, gỗ, chè Thái
Nguyên…”(ngưng trích)
Mình đọc bản tin, chú ý tới chi tiết “Phần lớn khách đều là người
có tuổi, một số ít bạn trẻ thuộc chính các làng nghề...” Như thế,
tại sao không thu hút được tuổi trẻ?
Và cứ mỗi năm, tuổi người già thêm... Đáng ngại vậy.
ViệtNam củng thích đi, nhưng ngại quá, đi các nước khác vui hơn, và không bị chặt chém,mà làm mất vui đi cái chuyến dư lịch,đi chổ các nước khác chơi trước,và đó sẻ về du lịch VN, khi nào yên ồn,không bị chặt chém nửa.