Hôm nay,  

Chuyện Một Cô Giáo

09/09/201300:00:00(Xem: 15825)
Thời xưa, người dạy chữ được xã hội tôn trọng biết là bao nhiêu.

Đó là thời chỉ mới nửa thế kỷ trước cũng vẫn còn một xã hội kỷ cương như thế.

Thầy là người dạy chữ, cho chúng ta tâm hồn.

Đó là lý do, cổ nhân nói:

Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư.

Tức là Một chữ cũng là thầy, Nửa chữ cũng là thầy.

Tại sao Thầy được xã hội tôn trọng như thế? Cũng vì Thầy là tượng trưng cho lương tâm, người dạy cách xử thể thẳng thắn, tử tế cho các thế hệ tương lai.

Thầy mà dạy tầm bậy, là học trò sẽ tin vào những kiến thức tầm bậy.

Báo Người Lao Động hôm Thứ Sáu 6-9-2013 có bản tin tưạ đề “Cô giáo bị trù dập!” trong đó kể chuyện một cô giáo lương thiện, thế là bị trù dập.

Bản tin kể:

“Chỉ vì yêu thương học trò, mạnh dạn chỉ ra những sai sót trong đề thi học kỳ, một cô giáo đã bị cắt lương, cấm bước chân vào trường.

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ (ngụ phường 3, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) vừa có đơn khởi kiện ông Nguyễn Tấn Hào, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, TP Tuy Hòa. Cô Đệ cho rằng mình bị ông Hào cấu kết với giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Phú Yên trù dập, cắt toàn bộ các khoản lương và phụ cấp khi còn giảng dạy, đồng thời xúc phạm cô ở chỗ đông người.

Bị cấm vào trường

Cô Nguyễn Thị Minh Đệ được tuyển dụng dạy môn hóa học tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh từ năm 1999. Trong quá trình giảng dạy, cô nhận thấy có rất nhiều đề thi học kỳ môn hóa bị sai. Sau nhiều lần chỉ ra những đề sai tại cuộc họp tổ bộ môn nhưng bị bỏ qua, sau đó trường lại tiếp tục ra đề sai, cô đã trình bày việc này với ban giám hiệu và hội đồng nhà trường.

"Họ thừa nhận là đề thi sai nhưng không chịu đính chính và sửa điểm cho học sinh nên nhiều em bị thiệt thòi" - cô Đệ bức xúc. Không bảo vệ được học trò ở trường, cô Đệ phản ánh vấn đề này - cùng với việc nhiều giáo viên "bắt bí" học sinh để buộc các em học thêm - lên Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên.

"Từ đó, tôi liên tục bị trù dập. Các tiết dạy của tôi đều bị ban giám hiệu và trưởng bộ môn hóa dự giờ bất thường. Năm 2008 và 2009, tôi bị kiểm tra toàn diện, điều chưa từng xảy ra ở trường này" - cô Đệ cho biết.


Bất ngờ hơn, ngày 26-1-2011, ông Nguyễn Tấn Hào ra quyết định kỷ luật cô Đệ với hình thức khiển trách nhưng không nêu lý do. Tiếp đó, ngày 28-2-2011, ông Hào lại ra một quyết định tương tự. Đến ngày 12-10-2011, ông Hào ra quyết định thứ 3, cũng kỷ luật khiển trách cô Đệ nhưng lần này, lý do được đưa ra là "tố cáo sai sự thật, xúc phạm danh dự đồng nghiệp, vi phạm quy chế chuyên môn".

Quá uất ức, cô Đệ gõ cửa cầu cứu nhiều cơ quan chức năng ở tỉnh Phú Yên. Khi vụ việc chưa được giải quyết thỏa đáng thì ngày 11-3-2011, cô bị hiệu trưởng gọi lên trao quyết định thôi trả lương và chuyển công tác.

"Trong khi chưa rõ trắng đen, tôi không nhận quyết định chuyển công tác thì tổ bộ môn đã xóa giờ dạy của tôi. Tôi bị đuổi ra khỏi trường. Bảo vệ thấy tôi đến là đóng cửa. Tôi vẫn cố gắng vào trường, chờ có tiết nào mà các thầy cô khác bận, không lên lớp được thì dạy cho các em" - cô Đệ nghẹn lời.

Chứng kiến cảnh ấy, nhiều học sinh tại trường đã bật khóc. Sau 1 năm nghỉ dạy, ngày 5-9-2012, cô Đệ bất ngờ được phân công giảng dạy trở lại và đến ngày 1-4-2013 thì... được nghỉ hưu...”(ngừng trích)

Bản tin còn dài, kể thêm các chuyện phức tạp, chuyện bao che cho sai trái từ các sếp lớn cấp tỉnh...

Đề nghị các nhà văn nên dựng thành một cuốn tiểu thuyết. Hay các đaọ diễn nên thực hiện thành phim.

Chỉ nội dung thế thôi, là đủ gay cấn rồi. Nếu cần, hãy cho các em học sinh tham dự, viết thỉnh nguyện thư bênh vực cô giáo, gửi lên tận Thủ Tướng.

Nếu cần, hãy thêm chi tiết rằng, trong một năm nghỉ dạy, cô giáo ra bờ sông đứng giảng bài để khỏi quên những kiến thức căn bản.

Và có một buổi, cô giáo soi mặt xuống dòngs ông, tự thấy mình đang khóc. Từ đó cô tới ven rừng giảng dạy để không nhìn mình dưới dòng sông nữa...

Và một hôm, cô nhớ trường, nhớ học trò, bất giác đi về trường cũ, bị bảo vệ xô ra cổng...

Và vân vân...

Xã hộị mình sao nhiều chuyện buồn như vậy kìa. Mà sao phim ảnh, tiểu thuyết đều không bám sát được những dòng nước mắt của đời người... Mới lạ.

Ý kiến bạn đọc
14/09/201310:00:21
Khách
Một chút dí dỏm đan xen thực tế lại hoá hay, làm vơi buồn. Cảm ơn cô Tư
10/09/201313:31:30
Khách
mời cô Tư saigon vào trang web minhde06.violet.vn để xem nhiều tư liệu liên quan để viết phim truyện thật, nội dung khả tín vì gồm nhiều đơn thư và chứng cứ mà cô Đệ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi nghĩ sự thật này dủ lôi cuốn mả không cần hư cấu. Trân trọng.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.