Phá rừng như dường là chuyện muôn đời dễ kiếm tiền của các quan chức kiểm lâm và địa phương. Vấn đề khó không phải là phá rừng, mà khó chỉ là làm sao cứu rừng. Nghĩa là các quan chư!c không lạm dụng quyền lực, đồng thời cần có cơ chế giám sát. Còn không, thì phaỉ dạy cho mọi người biết yêu thương rừng.
Mới cuối tháng trước, báo Tuổi Trẻ kể chuyện truy tố 2 bị can phá rừng giáp ranh Đắk Lắk - Phú Yên: Ngày 25-2, Viện KSND huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) cho biết vừa ra bản cáo trạng truy tố hai bị can là Y Tài Niê (37 tuổi, trú xã Cư Prao, M'Đrắk) và Đinh Văn Đệ (29 tuổi, trú xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa, Phú Yên) ra TAND huyện M'Đrắk để xét xử về tội hủy hoại rừng.
Hay chuyện trước đó vài tuần lễ, khi một tòa án Hà Tĩnh tặng ông sếp Trưởng ban quản lý rừng 8 năm tù giam: Sau hai ngày xét xử, ngày 31-1 TAND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định tuyên phạt đối với 15 bị cáo phá rừng ở xã Xuân Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) 337 tháng tù giam và 60 tháng tù treo. Vụ này được đánh giá là vụ phá rừng lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Tĩnh. Hẳn là rất nhiều quan chức cần học ở dân tộc thiểu số lòng yêu thương rừng.
Thông tấn nhà nước TTXVN hôm 11-3-2013 đã kể về lễ hội cúng rừng ở của dân tộc Mông ở Yên Bái. Bản tin này viết:
"Ngày 11/3 (tức ngày 30 tháng giêng), đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đã tổ chức Lễ hội cúng rừng.
Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là "Tết rừng".
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch, lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại được tổ chức. Trong 3 ngày này, tất cả người dân trong xã đều không được vào rừng, dù chỉ hái một chiếc lá.
Đây là phong tục đẹp đã có từ lâu đời, là nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Ý nghĩa của việc cúng Thần rừng đầu xuân là nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui...
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ở thôn bản nào của Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm - rừng thiêng với những quy định "bất khả xâm phạm" và nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng."
Dĩ nhiên, chúng ta không cần thờ Thần Rừng, không cần cúng Tết Rừng, không cần tin vào linh khí tụ hội ở rừng... Nhưng cần dạy cho cả nước biết rằng không có rừng, chúng ta sẽ chết -- hoặc vì bão lụt, hoặc vì khô cạn tài nguyên núi rừng, và đồng thời cũng sẽ khô cạn nguồn du khách vậy.
Tại sao chỉ có một số quan chức lạm quyền, mà dám vơ vét, dám trộm, dám thâu tóm tài nguyên rừng, trên nguyên tắc là tài sản của cả dân tộc?
Câu hỏi này nâng thêm một mức: tại sao tài nguyên cả nước lại nằm trong quyền điều hành của 3 triệu cán bộ mà nhân dân thực sự chưa trao quyền gì cho họ qua một cuộc trưng cầu dân ý thực sự?
Mới cuối tháng trước, báo Tuổi Trẻ kể chuyện truy tố 2 bị can phá rừng giáp ranh Đắk Lắk - Phú Yên: Ngày 25-2, Viện KSND huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) cho biết vừa ra bản cáo trạng truy tố hai bị can là Y Tài Niê (37 tuổi, trú xã Cư Prao, M'Đrắk) và Đinh Văn Đệ (29 tuổi, trú xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa, Phú Yên) ra TAND huyện M'Đrắk để xét xử về tội hủy hoại rừng.
Hay chuyện trước đó vài tuần lễ, khi một tòa án Hà Tĩnh tặng ông sếp Trưởng ban quản lý rừng 8 năm tù giam: Sau hai ngày xét xử, ngày 31-1 TAND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định tuyên phạt đối với 15 bị cáo phá rừng ở xã Xuân Hồng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) 337 tháng tù giam và 60 tháng tù treo. Vụ này được đánh giá là vụ phá rừng lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Tĩnh. Hẳn là rất nhiều quan chức cần học ở dân tộc thiểu số lòng yêu thương rừng.
Thông tấn nhà nước TTXVN hôm 11-3-2013 đã kể về lễ hội cúng rừng ở của dân tộc Mông ở Yên Bái. Bản tin này viết:
"Ngày 11/3 (tức ngày 30 tháng giêng), đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đã tổ chức Lễ hội cúng rừng.
Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là "Tết rừng".
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch, lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại được tổ chức. Trong 3 ngày này, tất cả người dân trong xã đều không được vào rừng, dù chỉ hái một chiếc lá.
Đây là phong tục đẹp đã có từ lâu đời, là nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Ý nghĩa của việc cúng Thần rừng đầu xuân là nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui...
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ở thôn bản nào của Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm - rừng thiêng với những quy định "bất khả xâm phạm" và nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng."
Dĩ nhiên, chúng ta không cần thờ Thần Rừng, không cần cúng Tết Rừng, không cần tin vào linh khí tụ hội ở rừng... Nhưng cần dạy cho cả nước biết rằng không có rừng, chúng ta sẽ chết -- hoặc vì bão lụt, hoặc vì khô cạn tài nguyên núi rừng, và đồng thời cũng sẽ khô cạn nguồn du khách vậy.
Tại sao chỉ có một số quan chức lạm quyền, mà dám vơ vét, dám trộm, dám thâu tóm tài nguyên rừng, trên nguyên tắc là tài sản của cả dân tộc?
Câu hỏi này nâng thêm một mức: tại sao tài nguyên cả nước lại nằm trong quyền điều hành của 3 triệu cán bộ mà nhân dân thực sự chưa trao quyền gì cho họ qua một cuộc trưng cầu dân ý thực sự?
Gửi ý kiến của bạn