TNS Hollings: Bush Đánh Iraq Vì Israel; Có Thể Có Dấu Vũ Khí Cấm
ROME - Tình hình Iraq lại bi quan hơn, với nhiều đồng minh của Hoa Kỳ hối thúc mau chóng bàn giao sớm cho một chính phủ Iraq.
Italy muốn thấy người Iraq có tiếng nói về các lực lượng an ninh bản xứ và cac cơ sở quân sự sau ngày bàn giao chủ quyền. Thủ Tướng Berlusconi tuyên bố như trên.
Ba Lan cũng d9o2i hỏi hôm Thứ Ba phải mau chóng bàn giao quyền lực cho người Iraq. Trong khi đó, các vị dân cử nước Ukraine nói là họ sẽ cứu xét rút quân về.
Hôm Thứ Tư, ông Berlusconi gặp TT Bush.
Sau khi hội đàm với TTK Kofi Annan, ông Berlusconi nói với phóng viên rằng cần đẩy nhanh tốc độ tổ chức cơ quan công lực và căn cứ quân sự tại Iraq như là khởi đầu cụ thể trong tiến trình dân chủ hóa.
Nhà lãnh đạo Italy cho biết ông và TTK Kofi Annan chia sẻ điều mà mọi người đều thấy rõ, rằng không thể kiến tạo dân chủ trừ phi có bảo đảm về an ninh trật tự. Về câu hỏi sự hiện diện quân sự của Italy liên quan tới 1 nghị quyết mới của LHQ, ông Berlusconi không trả lời trực tiếp nhưng cho biết ông không nghi ngờ khả năng LHQ sẽ đồng ý 1 biện pháp mới - theo ông, cần có hậu thuẫn của LHQ để tăng yếu tố hợp thức của tân chính phủ Iraq.
Ông Kofi Annan cảm ơn Thủ Tướng Berlusconi về sự hiện diện quân sự của Italy.
Trước khi lên đường đi New York, Thủ Tướng Italy và nhà lãnh đạo Ba Lan loan báo ủng hộ 1 nghị quyết mới giao vai trò quan trọng hơn cho LHQ để bảo đảm chủ quyền toàn diện của chính phủ chuyển tiếp Iraq.
Italy và Ba Lan hô hào Hoa Kỳ giao chủ quyền thực sự cho Baghdad.
QH nước cộng hòa Ukraine đã bac bỏ đòi hỏi rút quân từ Iraq của đối lập.
Thông tấn Nga Interfax đưa tin dân biểu đối lập Mykola Tomenko cho biết trong 1 phiên họp kín, cac nhà lập pháp thân TT Leonid Kuchma đã từ chối ủng hộ cuộc vận động của đối lập.
Đề nghị rút quân do đảng CS chủ xướng nói rằng sự hiện diện quân sự của Ukraine ở Iraq có thể làm cho Ukraine trở thành mục tiêu của khủng bố.
Mặt khác, lính Thái Lan đang đóng ở Iraq có thể bị rút về sau ngày 30-6 bàn giao chính phủ Iraq, nếu tình hình an ninh tệ hại hơn, theo lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Chettha Thanajaro hôm Thứ Ba.
Chettha nói là ông ủy quyền cho các cấp lãnh đạo lực lượng nhân đạo Thái Lan gồm 451 chiến binh đang đóng ở Karbala được có tiếng nói quyết định muốn ở thêm ở Iraq hay là muốn về nước. Trên nguyên tắc, Thái Lan lúc đầu hứa là gửi quân ở Iraq tới cuối tháng 9.
Các viên chức Hội Đồng Cai Trị Iraq cũng bi quan.
"Chúng tôi không có thể hình dung tình hình suy sụp tới chỗ này. Mỗi ngày một tệ hại hơn, và không ai ngăn chận nổi. Ai sẽ bảo vệ chính phủ kế tiếp, bất kể loại chính phủ nào"" Đó là lời của Abdul Jalil Mohsen, một cựu tướng Iraq và là thành viên của Iraqi National Accord, một đảng có thế lực và có đại diện trong Hội Đồng Cai Trị.
BUSH ĐÁNH IRAQ ĐỂ KIẾM PHIẾU DO THÁI"
Thượng Nghị Sĩ Ernest Hollings đang biện hộ cho bài bình luận ông viết trên một tờ báo, trong đó ông nói là TT Bush đánh Iraq là để bảo vệ Israel và vuốt ve người Mỹ gốc Israel.
Trong bài ông viết là ông có thể dẫn chứng lời các lãnh tụ Do Thái tại Mỹ và tại israel để làm chứng cớ. Ông nói ông không có ý "chống Do Thái" gì cả.
Bài báo xuất hiện trên ba tờ báo South Carolina.
Hội Anti-Deafamation League, thân Do Thái, yêu cầu TNS Hollings rút lại lời chỉ trích đó.
HY VỌNG CÓ CHỨNG CỚ VŨ KHÍ CẤM
BAGHDAD - Bằng chứng về vũ khí hủy diệt quy mô của chế độ Saddam Hussein qua dấu vết độc chất sarin ở đạn trọng pháo có thể giúp chính phủ Bush có bình phong chính trị biện minh cho chiến tranh Iraq.
Bom phục kich ven đường của loạn quân nổ không hoàn toàn hôm Thứ 7 là đạn trọng pháo 155 ly biến cải, như nhiều trường hợp khac trong nước Iraq.
Cac quân nhân Hoa Kỳ di tản phần còn lại của bom nhận thấy có triệu chứng của phản ứng với độc chất, nhưng ở mức độ thấp. Bị nhiễm sarrin ở mức độ cao hơn co thắt cơ bắp và tệ liệt hệ thống hô hấp. Xác bom đã được giao cho đội tìm kiếm vũ khí cấm khảo sát.
Các viên chức nói còn phải phân tich thêm nữa để xác định độc chất có đúng là sarin hay không.
Năm 1990, Iraq thú nhận có chế tạo 1 số đạn trọng pháo để bắn độc chất sarin, và cả quýêt đã phá bỏ hết sau khi thí nghiệm. Nay điều ấy tỏ ra là không đúng.
ROME - Tình hình Iraq lại bi quan hơn, với nhiều đồng minh của Hoa Kỳ hối thúc mau chóng bàn giao sớm cho một chính phủ Iraq.
Italy muốn thấy người Iraq có tiếng nói về các lực lượng an ninh bản xứ và cac cơ sở quân sự sau ngày bàn giao chủ quyền. Thủ Tướng Berlusconi tuyên bố như trên.
Ba Lan cũng d9o2i hỏi hôm Thứ Ba phải mau chóng bàn giao quyền lực cho người Iraq. Trong khi đó, các vị dân cử nước Ukraine nói là họ sẽ cứu xét rút quân về.
Hôm Thứ Tư, ông Berlusconi gặp TT Bush.
Sau khi hội đàm với TTK Kofi Annan, ông Berlusconi nói với phóng viên rằng cần đẩy nhanh tốc độ tổ chức cơ quan công lực và căn cứ quân sự tại Iraq như là khởi đầu cụ thể trong tiến trình dân chủ hóa.
Nhà lãnh đạo Italy cho biết ông và TTK Kofi Annan chia sẻ điều mà mọi người đều thấy rõ, rằng không thể kiến tạo dân chủ trừ phi có bảo đảm về an ninh trật tự. Về câu hỏi sự hiện diện quân sự của Italy liên quan tới 1 nghị quyết mới của LHQ, ông Berlusconi không trả lời trực tiếp nhưng cho biết ông không nghi ngờ khả năng LHQ sẽ đồng ý 1 biện pháp mới - theo ông, cần có hậu thuẫn của LHQ để tăng yếu tố hợp thức của tân chính phủ Iraq.
Ông Kofi Annan cảm ơn Thủ Tướng Berlusconi về sự hiện diện quân sự của Italy.
Trước khi lên đường đi New York, Thủ Tướng Italy và nhà lãnh đạo Ba Lan loan báo ủng hộ 1 nghị quyết mới giao vai trò quan trọng hơn cho LHQ để bảo đảm chủ quyền toàn diện của chính phủ chuyển tiếp Iraq.
Italy và Ba Lan hô hào Hoa Kỳ giao chủ quyền thực sự cho Baghdad.
QH nước cộng hòa Ukraine đã bac bỏ đòi hỏi rút quân từ Iraq của đối lập.
Thông tấn Nga Interfax đưa tin dân biểu đối lập Mykola Tomenko cho biết trong 1 phiên họp kín, cac nhà lập pháp thân TT Leonid Kuchma đã từ chối ủng hộ cuộc vận động của đối lập.
Đề nghị rút quân do đảng CS chủ xướng nói rằng sự hiện diện quân sự của Ukraine ở Iraq có thể làm cho Ukraine trở thành mục tiêu của khủng bố.
Mặt khác, lính Thái Lan đang đóng ở Iraq có thể bị rút về sau ngày 30-6 bàn giao chính phủ Iraq, nếu tình hình an ninh tệ hại hơn, theo lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Chettha Thanajaro hôm Thứ Ba.
Chettha nói là ông ủy quyền cho các cấp lãnh đạo lực lượng nhân đạo Thái Lan gồm 451 chiến binh đang đóng ở Karbala được có tiếng nói quyết định muốn ở thêm ở Iraq hay là muốn về nước. Trên nguyên tắc, Thái Lan lúc đầu hứa là gửi quân ở Iraq tới cuối tháng 9.
Các viên chức Hội Đồng Cai Trị Iraq cũng bi quan.
"Chúng tôi không có thể hình dung tình hình suy sụp tới chỗ này. Mỗi ngày một tệ hại hơn, và không ai ngăn chận nổi. Ai sẽ bảo vệ chính phủ kế tiếp, bất kể loại chính phủ nào"" Đó là lời của Abdul Jalil Mohsen, một cựu tướng Iraq và là thành viên của Iraqi National Accord, một đảng có thế lực và có đại diện trong Hội Đồng Cai Trị.
BUSH ĐÁNH IRAQ ĐỂ KIẾM PHIẾU DO THÁI"
Thượng Nghị Sĩ Ernest Hollings đang biện hộ cho bài bình luận ông viết trên một tờ báo, trong đó ông nói là TT Bush đánh Iraq là để bảo vệ Israel và vuốt ve người Mỹ gốc Israel.
Trong bài ông viết là ông có thể dẫn chứng lời các lãnh tụ Do Thái tại Mỹ và tại israel để làm chứng cớ. Ông nói ông không có ý "chống Do Thái" gì cả.
Bài báo xuất hiện trên ba tờ báo South Carolina.
Hội Anti-Deafamation League, thân Do Thái, yêu cầu TNS Hollings rút lại lời chỉ trích đó.
HY VỌNG CÓ CHỨNG CỚ VŨ KHÍ CẤM
BAGHDAD - Bằng chứng về vũ khí hủy diệt quy mô của chế độ Saddam Hussein qua dấu vết độc chất sarin ở đạn trọng pháo có thể giúp chính phủ Bush có bình phong chính trị biện minh cho chiến tranh Iraq.
Bom phục kich ven đường của loạn quân nổ không hoàn toàn hôm Thứ 7 là đạn trọng pháo 155 ly biến cải, như nhiều trường hợp khac trong nước Iraq.
Cac quân nhân Hoa Kỳ di tản phần còn lại của bom nhận thấy có triệu chứng của phản ứng với độc chất, nhưng ở mức độ thấp. Bị nhiễm sarrin ở mức độ cao hơn co thắt cơ bắp và tệ liệt hệ thống hô hấp. Xác bom đã được giao cho đội tìm kiếm vũ khí cấm khảo sát.
Các viên chức nói còn phải phân tich thêm nữa để xác định độc chất có đúng là sarin hay không.
Năm 1990, Iraq thú nhận có chế tạo 1 số đạn trọng pháo để bắn độc chất sarin, và cả quýêt đã phá bỏ hết sau khi thí nghiệm. Nay điều ấy tỏ ra là không đúng.
Gửi ý kiến của bạn