SAIGON -- Băng nhóm cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng -- những người đang nắm quyền lực ở tỉnh Kiên Giang -- bị tố cáo làm sai trái để hưởng lợi phi pháp ở đaỏ Phú Quốc.
Bài viết trên Báo Thanh Tra nhan đề “Nhiều bất ổn từ chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang” sau khi đăng trên mạng vài giờ đồng hồ hôm 16/5/2017 liền bị gỡ xuống mạng.
Bài báo cho biết rằng theo luật: “Khoản 1 Điều 79 của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định, kể từ ngày 8/7/2015, các địa phương ven biển phải giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo, cũng như phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.”
Tuy nhiên, chỉ đaạ của quan chức tỉnh đã cho phe cánh ào ạt chiếm các vùng ven biển... theo kiểu gọi là “Vô tư chiếm hành lang biển”...
Báo Thanh Tra nói rằng:
“Không hiểu vì lý do gì, ngày 1/11/2016, UBND tỉnh Kiên Giang đã có Văn bản số 682/TB-VP thông báo kết luận của lãnh đạo địa phương là không đưa 20 khu vực biển tại đảo Phú Quốc vào danh mục phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Hệ quả của cách chỉ đạo từ văn bản "siêu luật" này đã dẫn đến hiện tượng hàng loạt công trình xây dựng vô tư mọc lên dọc theo các bãi biển tại đảo Phú Quốc trong sự bất bình của cộng đồng.
Ngay tại khu vực trung tâm thị trấn Dương Đông, đối diện với nhiều cơ quan của UBND huyện Phú Quốc, sát gần nhiều công trình tâm linh là dự án khách sạn Hương Biển mọc lên sừng sững che lấp gần hết không gian biển. Phần lớn hạng mục xây dựng đều nằm trong hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định tại Điều 79 của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Trước đó, phía trước công trình này là chợ đêm dinh Cậu, một trong nhiều điểm du lịch thu hút du khách, nhưng lấy lý do để bảo vệ môi trường, UBND huyện Phú Quốc đã yêu cầu tiểu thương phải di dời nhưng sau đó khu vực này đã trở thành mặt tiền đường Võ Thị Sáu để phục vụ cho khách sạn Hương Biển.
Những ngày này, tốc độ thi công khách sạn Hương Biển rất hối hả nhưng tại bảng thông tin của công trình lại không có mục giấy phép xây dựng, phương án bảo vệ môi trường. Khi được hỏi về điều này, một cán bộ của Cty TNHH MTV 59, đơn vị thi công cho biết, lãnh đạo đi họp chưa về nên không thể trả lời vì sao không công khai giấy phép xây dựng và cam kết bảo vệ môi trường...”
Bản tin Báo Thanh Tra ghi lời anh Nguyễn Văn Thương, một người dân sống lâu năm trên đảo Phú Quốc, được mệnh danh là công dân chống tiêu cực của địa phương, cho rằng: Khi khách sạn Hương Biển mọc lên cũng là lúc người dân mất đi chợ đêm dinh Cậu, còn xa hơn nữa những người dân nghèo của thị trấn Dương Đông sẽ có thể không được tắm biển tại bãi biển gần sát dinh Cậu khi khách sạn đi vào hoạt động.
Bài báo dẫn ra nhiều sai trái trong việc chiếm ven biển để xây dựng cơ sở kinh doanh cho các doanh nghiệp, và kết luận:
“Phải chăng UBND tỉnh Kiên Giang đang áp dụng luật riêng cho các bãi biển tại đảo ngọc? Hàng loạt doanh nghiệp đã tận dụng luật riêng này để ào ạt xây dựng công trình lấn chiếm hành lang biển như không hề biết đến Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.”
Bài viết trên Báo Thanh Tra nhan đề “Nhiều bất ổn từ chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang” sau khi đăng trên mạng vài giờ đồng hồ hôm 16/5/2017 liền bị gỡ xuống mạng.
Bài báo cho biết rằng theo luật: “Khoản 1 Điều 79 của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định, kể từ ngày 8/7/2015, các địa phương ven biển phải giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo, cũng như phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.”
Tuy nhiên, chỉ đaạ của quan chức tỉnh đã cho phe cánh ào ạt chiếm các vùng ven biển... theo kiểu gọi là “Vô tư chiếm hành lang biển”...
Báo Thanh Tra nói rằng:
“Không hiểu vì lý do gì, ngày 1/11/2016, UBND tỉnh Kiên Giang đã có Văn bản số 682/TB-VP thông báo kết luận của lãnh đạo địa phương là không đưa 20 khu vực biển tại đảo Phú Quốc vào danh mục phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Hệ quả của cách chỉ đạo từ văn bản "siêu luật" này đã dẫn đến hiện tượng hàng loạt công trình xây dựng vô tư mọc lên dọc theo các bãi biển tại đảo Phú Quốc trong sự bất bình của cộng đồng.
Ngay tại khu vực trung tâm thị trấn Dương Đông, đối diện với nhiều cơ quan của UBND huyện Phú Quốc, sát gần nhiều công trình tâm linh là dự án khách sạn Hương Biển mọc lên sừng sững che lấp gần hết không gian biển. Phần lớn hạng mục xây dựng đều nằm trong hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định tại Điều 79 của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Trước đó, phía trước công trình này là chợ đêm dinh Cậu, một trong nhiều điểm du lịch thu hút du khách, nhưng lấy lý do để bảo vệ môi trường, UBND huyện Phú Quốc đã yêu cầu tiểu thương phải di dời nhưng sau đó khu vực này đã trở thành mặt tiền đường Võ Thị Sáu để phục vụ cho khách sạn Hương Biển.
Những ngày này, tốc độ thi công khách sạn Hương Biển rất hối hả nhưng tại bảng thông tin của công trình lại không có mục giấy phép xây dựng, phương án bảo vệ môi trường. Khi được hỏi về điều này, một cán bộ của Cty TNHH MTV 59, đơn vị thi công cho biết, lãnh đạo đi họp chưa về nên không thể trả lời vì sao không công khai giấy phép xây dựng và cam kết bảo vệ môi trường...”
Bản tin Báo Thanh Tra ghi lời anh Nguyễn Văn Thương, một người dân sống lâu năm trên đảo Phú Quốc, được mệnh danh là công dân chống tiêu cực của địa phương, cho rằng: Khi khách sạn Hương Biển mọc lên cũng là lúc người dân mất đi chợ đêm dinh Cậu, còn xa hơn nữa những người dân nghèo của thị trấn Dương Đông sẽ có thể không được tắm biển tại bãi biển gần sát dinh Cậu khi khách sạn đi vào hoạt động.
Bài báo dẫn ra nhiều sai trái trong việc chiếm ven biển để xây dựng cơ sở kinh doanh cho các doanh nghiệp, và kết luận:
“Phải chăng UBND tỉnh Kiên Giang đang áp dụng luật riêng cho các bãi biển tại đảo ngọc? Hàng loạt doanh nghiệp đã tận dụng luật riêng này để ào ạt xây dựng công trình lấn chiếm hành lang biển như không hề biết đến Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.”
Gửi ý kiến của bạn