Hôm nay,  

Chợ Tình

03/08/199900:00:00(Xem: 6474)
Bạn,
Trong một thư trước chúng tôi đã nhắc đến những chợ tình mà báo chí trong nước thường khai thác qua các phóng sự về xã hội như “chợ tình đêm” ở một quận ven thành phố Sài Gòn, chợ tình lộ thiên ở gần thị trấn Đông Hà trên Quốc lộ 9 sang Lào, “chợ tình nai đồng quê” ngay tại trung tâm Hà Nội, trong đó các cô gái bán dâm trở thành hàng hóa cho khách làng chơi, hoặc những chợ tình ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Căm Bốt mà khách hàng và người bán có khi cùng thuộc đội quân “cửu vạn”, chợ tình được kể trong lá thư này là chợ tình của người Dao ở Sapa ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Với du khách trong và ngoài nước, Sapa không chỉ biết đến như là một thị trấn núi rừng, một điểm du lịch mà còn là một địa điểm cho những phiên chợ tình thời kinh tế thị trường như ghi nhận sau đây của một phóng viên báo VN:
Để xem chợ tình của người dân tộc, tôi đã nhờ một thổ công dẫn xuống tận xã Tả Phình (cách thị trấn Sapa hơn 10km) - một trong những xã của ngời Dao đỏ nổi tiếng với những phiên chợ tình lãng mạn. Gặp bác Lý Sai Phấu, ông giáo già người Dao, 61 tuổi. Sau khi rít một hơi thuốc lào, nhấp chén chè xanh ra điều thỏa mãn, bác kể: Ngày xưa, dân bản ở mỗi người một nơi, xa lắm, xa nhất là xã Nậm Cang bây giờ, cách thị trấn hơn 40 km. Dù xa, vẫn phải đi chợ, 12 ngày có một chợ phiên. Đến chợ phiên chỉ toàn người già. Họ đem con heo, con gà, quả trứng và những sản phẩm của mình như nấm hương, mộc nhĩ, thổ cẩm... đi bán. Họ mua về mắm, muối, vải vóc... ở xa, đi về trong ngày không được, họ phải nghỉ qua đêm ở chợ. Họ hỏi thăm về con cái của nhau, xem có đứa nào vừa ý thì phiên chợ sau dắt chúng lên xem mặt. Dần dà, thanh niên, thiếu nữ thay cha mẹ đi chợ. Chúng tự tìm hiểu nhau. Thấy hợp ý, ngay trong phiên chợ, người con trai trao luôn cho người con gái vật kỷ niệm: vòng tay, yếm vải, khăn... và thề sẽ không tán tỉnh ai khác. Họ hẹn đến phiên chợ sau sẽ cưới nhau.

Cho đến đầu những năm 90, chợ vẫn được gọi là chợ phiên, chứ không dùng chợ tình như ngày nay- bác Sai Phấu nói tiếp. Bác cho biết người Dao rất thích ca hát. Họ sống rải rác ở các xã Tả Phình, Bản Khoan, Thanh Kim, Bản Phùng, Nậm Cang, Suối Thầu, Tả Trung Hồ, Xéo Trung Hồ... Dù xa xôi, nhưng ra rẫy mà thấp thoáng thấy người cùng dân tộc mình, họ đều hát giao duyên, để thăm hỏi nhau. Trong phiên chợ, các đôi nam nữ cũng tỏ tình với nhau bằng bài hát. Suốt dãy phố Cầu Mây dẫn đến chợ Sapa, nam đứng một bên, nữ một bên và cùng nhau hát. Khi đã chọn được người tâm đầu ý hợp, họ dắt nhau đứng về một phía, rồi lại rì rầm hát suốt đêm: “Ơ, bạn xinh ơi, mình có ruộng, có nơng. Mình muốn nay mai bạn làm vợ mình. Con chim nó về rồi, theo mình về nhà, thành vợ thành chồng thôi...”
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của phóng viên, những năm gần đây, chợ tình Sapa có nhiều thay đổi. Viên chủ tịch Hội Nông dân Tả Phình, kể lại: “Chợ tình ngày nay khác xa, người có vợ có chồng rồi vẫn đi chợ tình. Đi chợ bây giờ có xe gắn máy, không còn khó khăn nữa”. Khi phóng viên hỏi: Thế bác còn đi chợ tình không" - tôi hỏi. Viên chủ tịch trên 60 tuổi này cười, nhe cặp răng vàng sáng lóe: “Già rồi, không đi chợ tình đâu”. Song ông ta lại chỉ cho phóng viên một người Dao 42 tuổi, lấy vợ từ năm 15 tuổi. Vợ anh này là người mà anh đã tán tỉnh được từ phiên chợ. Nhưng bây giờ, cứ đến thứ bảy, anh Kinh lại lên chợ, tìm bạn gái cũ, hát cho vui suốt đêm, sáng hôm sau lại về với vợ như không có chuyện gì xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.