Hôm nay,  

Tranh Luận II: Chuyện Đáng Nói

23/10/201200:00:00(Xem: 8939)
...đa số sẽ bỏ phiếu cho TT Obama vì lo sợ một tổng thống Cộng Hòa sẽ cắt trợ cấp...

Sau thất bại nặng trong cuộc tranh luận đầu với TĐ Romney, TT Obama bị chỉ trích ển ển xìu xìu, làm như chán chường, thực sự không muốn đắc cử làm tổng thống nữa. Kết quả, cuộc tranh luận đầu đã làm TT Obama mất hậu thuẫn mạnh. Theo Gallup, trước tranh luận, TT Obama +8%, sau đó -7%, mất 15 điểm. Trong một cuộc chạy đua khít khao như kỳ này, mất 15 điểm là đại họa. TT Obama bị áp lực nặng bắt buộc phải làm gì khá hơn. Ông bị nhốt trọn bốn ngày để tập dợt kỹ thuật tranh luận và học bài lại.

Kết quả trông thấy là trong cuộc tranh luận lần thứ hai, ông đã sống động hơn, ăn miếng trả miếng, hồi sinh lại, mang lại niềm vui vô tận cho khối cử tri Dân Chủ quá mất tinh thần. Họ vui mừng hò hét TT Obama đại thắng! Tất cả truyền thông dòng chính ăn mừng đại thắng và cho rằng cân bằng hai bên đã được tái lập: 1-1.

Nhưng có thật đại thắng không? Có thật một đều chưa? Sau tranh luận I, theo Gallup, TĐ Romney thắng 78% và TT Obama 20%, khác biệt 58 điểm. Theo đài phe ta CNN, sau tranh luận II, TT Obama thắng với 46% và TĐ Romney 39%, 7 điểm khác biệt. Hiển nhiên, thắng được 7% so với thua 58% không có gì đáng ăn mừng. Coi như là đã vớ được cái phao xì hơi, đỡ hơn là không có phao nào vì khỏi chết chìm luôn, nhưng chưa có nghiã là đã vào được bờ.

TT Obama đã học được bài học, thay đổi kỹ thuật, tuy vẫn chưa tìm được cách biện minh thành quả yếu kém của mình, nhưng đã hữu hiệu hơn khi lái vấn đề qua đả kích cá nhân TĐ Romney, với những tội không có gì mới lạ: nhà giàu vô cảm, không lo cho đám 47% dân nghèo, nói láo,... Với sự giúp đỡ lộ liễu của điều hợp viên, một phóng viên của đài “phe ta” CNN.

Ai cũng thấy TT Obama đã được điều hợp viên Candy Crowley công khai đỡ đòn dùm. Trên căn bản, điều hợp viên chỉ được truyền lại câu hỏi của cử tri tham dự, không được bình luận gì. Nhưng khi TĐ Romney tố TT Obama đã mất hai tuần lễ mà không dám nhìn nhận cuộc tấn công toà lãnh sự Mỹ tại Benghazi là hành động khủng bố, thì bà Crowley, mau mắn nhẩy vào cải chính dùm, cho rằng TT Obama đã nói đến “act of terror” ngay hai ngày sau.

Bà Crowley vi phạm trắng trợn luật điều hợp khi bào chữa cho TT Obama. Chưa ai chứng kiến một cuộc tranh luận trong đó điều hợp viên lại bênh vực một bên công khai như vậy. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là lần cuối bà Crowley điều hợp một cuộc tranh luận.

Đã vậy, bà lại bênh vực sai. Hai ngày sau biến cố Benghazi, TT Obama ra tuyên bố tố cáo đó là hành động rối loạn trật tự, và hứa sẽ truy tìm và trừng phạt thủ phạm. Sau đó, ông nhắc lại chuyện 9/11, và xác định những hành động khủng bố nói chung –acts of terrror- sẽ không thể được tha thứ. Tất cả học sinh thi trung học đệ nhất cấp nếu bị yêu cầu phân tích bài nói chuyện dài của TT Obama đều sẽ hiểu TT Obama nói về hai vấn đề: 1) cuộc tấn công tòa lãnh sự mà ông không hề kết án là cuộc tấn công của khủng bố, và 2) chính sách chung của Mỹ đối với các hành động khủng bố. Nôm na ra ông không hề kết án cuộc tấn công đó là “hàng động khủng bố”, chỉ nhắc lại chính sách chung của Mỹ đối với những “hành động khủng bố” nếu xẩy ra.

Quan trọng hơn nữa, ngay sau đó, chính quyền đưa bà đại sứ Liên Hiệp Quốc Susan Rice ra trước bốn đài truyền hình trong một ngày để khẳng định đây không phải là hành động khủng bố, mà chỉ là phản ứng tự phát của dân chúng phẫn nộ với cuốn phim xúc phạm Tiên Tri Mohamed. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cũng họp báo khẳng định y như bà Rice. Hơn một tuần sau khi một đài truyền hình xác định không hề có biểu tình trước toà lãnh sự Benghazi, mà chỉ có đặc công bắn lựu đạn tấn công, thì chính quyền Obama mới nhìn nhận không có biểu tình gì hết. Chính quyền Obama sau này phân trần tại khi đó tin tức chưa rõ ràng nên bà Rice nhận định sai, và nội vụ vẫn còn trong vòng điều tra. Nếu chưa rõ ràng, tại sao lại vội vã đưa bà Rice và phát ngôn viên ra khẳng định không phải khủng bố? Còn chuyện điều tra, ta có thể khẳng định kết quả điều tra sẽ không có được trước ngày bầu cử.

Sự thật là chính quyền Obama cố tình nói dối quanh để dấu nhẹm chuyện khủng bố đánh tòa lãnh sự Mỹ để bảo vệ huyền thoại “nước Mỹ an toàn hơn vì Bin Laden đã chết”. Và điều hợp viên của CNN đã nhanh nhảu tiếp tay.

TT Obama trong tranh luận đầu bị phe cấp tiến chỉ trích đã không đánh câu nói hớ “47% dân không đóng thuế” của TĐ Romney. Khi không có thành quả cá nhân để khoe, thì chỉ còn cách đánh cá nhân đối phương. Trong tranh luận thứ hai, TT Obama bèn khui lại vụ “47%”. Nhưng đợi đến phần kết luận mới nói, dĩ nhiên với chủ ý không cho TĐ Romney cơ hội trả lời. Một kỹ thuật không “quân tử” lắm. Thời buổi này, anh nào còn hủ lậu hành xử như quân tử Tầu thì chết ráng chịu thôi. Ta thử coi lại vấn đề “47%” xem sao.

Đại khái, TĐ Romney tuyên bố “có 47% dân chúng sẽ bỏ phiếu cho TT Obama bất kể chuyện gì xẩy ra. Đó là những người lệ thuộc vào Nhà Nước, là những người tin rằng mình là nạn nhân, và cho rằng Nhà Nước có trách nhiệm phải lo cho họ, và tin rằng họ có quyền hưởng trợ giúp về y tế, thực phẩm, nhà cửa, và bất cứ gì họ muốn... Đó là những người không trả thuế lợi tức... Trách nhiệm của tôi không phải là lo cho họ”.

Đó là tóm lược lời tuyên bố của TĐ Romney trong một buổi họp riêng với một số mạnh thường quân ủng hộ tài chánh cho ông. Buổi nói chuyện được lén thu hình, do cháu ngoại của cựu TT Jimmy Carter bỏ tiền ra mua lại để phổ biến ra báo chí. TT Carter không hề lên tiếng phản đối, mạc nhiên chấp nhận việc làm không mấy “quân tử” của cháu mình. Một cách cư xử không có tư thế “tổng thống” lắm.

Vài tuần trước ngày bầu cử, cuộc chạy đua đến giai đoạn cuối. Cả hai phe đều cảm thấy quá muộn để nói chuyện phức tạp, khó hiểu, và khó giải thích như chính sách hay sách lược. Chỉ còn thời gian để tung hỏa mù và bôi bác đối phương. Vì loại thông điệp này đánh mạnh tâm lý nên dễ truyền đạt hơn, và dễ khích động khối dân gọi là “nghèo”, khối cử tri trung kiên của “đảng nhà nghèo”.

Trước hết, ở đâu ra con số 47%? Báo chí cấp tiến xúm lại đả kích TĐ Romney nói láo khi cho rằng có “47% thiên hạ không đóng thuế”. Họ giải thích là thiên hạ ngoài thuế lợi tức (income tax) còn phải đóng thuế hưu trí (payroll tax). Do đó, con số những người không đóng thuế thực sự chỉ là 18% thôi, không phải 47% như TĐ Romney phóng đại.

Những người này cố tình xuyên tạc câu nói của TĐ Romney vì ông đã nói rất rõ ràng là 47% “không đóng thuế lợi tức”, chứ ông không nói “không đóng thuế gì hết”. Then chốt là danh từ “lợi tức”. Nếu phải kể tất cả mọi thứ thuế, thì thật sự con số những người không đóng thuế gì hết cũng không phải là 18% mà là 0%! Vì ta cũng phải kể cả chục loại thuế như thuế doanh thu (sales tax), thuế nhà đất, thuế xe, thuế xăng, thuế thuốc lá, thuế rác, thuế trường học, … là những loại thuế không ai tránh được. Chưa kể những loại thuế trá hình, được gọi là “phí” như phí xa lộ, hay cũng gọi là “tiền phạt” như tiền phạt không có bảo hiểm y tế trong Obamacare mà Tối Cao Pháp Viện đã xác nhận là thuế.

Ở đây TĐ Romney chỉ nói về những người không có lợi tức, hay mức lợi tức quá thấp, hay được khấu trừ đủ kiểu, cuối cùng không đóng thuế lợi tức gì hết. Và số người đó là 47% dân Mỹ. Đây là ước tính của sở thuế IRS cho năm nay.

Con số này đã tăng mạnh trong mấy thập niên qua. Thập niên 50-60, chỉ có khoảng 20%-25% dân Mỹ không đóng thuế lợi tức gì hết. Đến 80-90, con số này tăng lên khoảng 35%-40%. Bây giờ dưới thời TT Obama, vọt lên tới 47%. Nước Mỹ đang tiến dần đến một xã hội gọi là 50-50, trong đó, một nửa dân đóng thuế nuôi một nửa dân không đóng xu thuế nào. Vậy mà vẫn không ít người than vãn là chưa công bằng.

Nếu nhìn vấn đề dưới khía cạnh cá nhân, thì ai cũng mong được rơi vào hàng ngũ không đóng xu thuế nào, ung dung nhận lãnh trợ cấp đủ loại, ngồi nhà ăn xài cho xướng thân. Nhưng xã hội như vậy có công bằng không? Sẽ kéo dài được bao lâu trước khi những người cong lưng đóng thuế nổi loạn như các nhóm Tea Party đã làm? Có phản ánh một tinh thần trách nhiệm cần có của những công dân sống chung trong một cộng đồng văn minh không? Có lẽ chưa ai quên được câu nói để đời của cố TT Dân Chủ John Kennedy: đừng hỏi đất nước đã giúp gì bạn, mà hãy tự hỏi bạn đã đóng góp gì cho đất nước.

Nhìn dưới khiá cạnh kinh tế thì mô thức này cũng không thể tồn tại vì không có xã hội nào có thể tiếp tục in tiền vô tận để nuôi tất cả mọi người. Còn bảo cứ việc đánh thuế triệu phú để lấy tiền nuôi dân, thì câu hỏi là nhà giàu sẽ chấp nhận đóng thuế bao nhiêu lâu trước khi tìm cách trốn thuế hay bỏ nước ra đi như ta thấy đang xẩy ra bên Pháp? Cụ thể hơn nữa, họ đã ăn dư mặc dả, tại sao phải cong lưng làm thêm, mở thêm hãng xưởng, thuê thêm nhân công để rồi bị Nhà Nước hốt thuế hết? Mà nếu họ không mở mang thêm cơ sở hay thuê thêm công nhân thì ai là người thất nghiệp?

TĐ Romney cho rằng khối 47% này sẽ bỏ phiếu cho TT Obama trong mọi trường hợp. Ở đây, ông đã nhận định sai lầm khi cho rằng tất cả những người lãnh trợ cấp đều sẽ bỏ phiếu cho TT Obama. Đương nhiên là đa số sẽ bỏ phiếu cho TT Obama vì lo sợ một tổng thống Cộng Hòa sẽ cắt trợ cấp, nhưng không phải tất cả sẽ bỏ phiếu cho TT Obama hết. Không ít người lãnh trợ cấp cũng sợ cách tiêu xài của TT Obama sẽ khiến Nhà Nước không còn tiền cho các qũy an sinh cho con cháu họ nữa. Thật ra, TĐ Romney chỉ muốn “bi thảm hoá” tình trạng tranh cử, phóng đại con số những người sẽ bỏ phiếu cho TT Obama để khích động các mạnh thường quân ủng hộ TĐ Romney mạnh hơn thôi.

Truyền thông xúm vào khai thác khi TĐ Romney nói “trách nhiệm của ông không phải là lo” cho khối 47% người nghèo này. TT Obama và phe cấp tiến diễn giải là triệu phú Romney vô cảm, không muốn lo cho dân nghèo.

Trên quan điểm chính trị, đây đúng là câu nói không tế nhị chút nào, hết sức nhạy cảm dễ bị suy diễn, bóp méo để lấy điểm với cử tri “nghèo”, nhưng không đúng sự thật. Mặc dù TĐ Romney đã xin lỗi, nhận mình là sai lầm khi nói câu đó, nhưng cả PTT Biden lẫn TT Obama vẫn nhất định khai thác.

Trên căn bản, tuy là câu nói hớ, nhưng TĐ Romney không sai lầm trong nhận định vì câu nói phản ánh thực trạng xã hội Mỹ.

Xã hội này chia rõ ra ba khối: 1) khối “nghèo” được Nhà Nước chu cấp đủ kiểu trong khi không phải đóng một xu thuế lợi tức nào; 2) khối giàu có, dư dả tiền bạc để tự lo cho mình; và 3) khối nửa nạc nửa mỡ ở giữa, gọi là trung lưu, đang lo đến bạc đầu, chưa đủ giàu để sống thoải mái, nhưng cũng không nghèo đến độ được miễn thuế và được trợ cấp đủ kiểu. Đây là cái khối sống trong “trên đe dưới búa” của xã hội Mỹ.

Trước hết, ý của TĐ Romney là cái khối người nghèo đang được Nhà Nước lo ở một mức nào đó qua cái gọi là lưới an toàn (safety net), không ai đói, không ai phá sản, do đó chưa phải là ưu tiên hàng đầu của ông hiện giờ. Vấn đề là đường xa, làm sao cho họ thoát khỏi tình trạng lệ thuộc Nhà Nước. Chính sách của TT Obama là một thất bại, không giải quyết được nạn thất nghiệp, tăng số người nghèo và những người lệ thuộc phiếu thực phẩm –foodstamps- lên đến mức kỷ lục, khiến số người lệ thuộc Nhà Nước càng ngày càng nhiều và càng lệ thuộc. Một vấn nạn cho cả nước, nhưng lại có lợi cho đảng Dân Chủ vì tăng số cử tri cho Dân Chủ. Theo ông Romney cách tốt nhất là phục hồi kinh tế, tạo công ăn việc làm cho họ. Quan điểm cấp tiến là bành trướng cái lưới lệ thuộc đó, trong khi quan điểm bảo thủ là gia tăng số người thoát ra khỏi lưới và tự lập cánh sinh.

Ngay cả những người bắt buộc phải lệ thuộc Nhà Nước, như người già lãnh Medicare và Social Security, thì cũng cần phải bảo đảm họ và con cháu của họ được tiếp tục hưởng những quyền lợi đó. Đó là lý do TĐ Romney mời dân biểu Paul Ryan đứng cùng liên danh. Ông Ryan nổi tiếng vì chủ trương cải tổ chế độ an sinh xã hội để bảo đảm những tài trợ đó sẽ tồn tại lâu dài cho những người nghèo và người già, đến đời con cháu, chứ không phá sản trong vài ba chục năm nữa.

Cái ưu tư lớn của TĐ Romney hiện nay do đó chưa phải là khối nghèo, mà là cái khối gọi là “trung lưu”, trên đe dưới búa. Đây là khối phải vật lộn với chuyện mưu sinh hàng ngày, việc làm không được bảo đảm trong tình trạng kinh tế èo uột hiện nay, cho dù có việc làm thì mức lương cũng không khá gì mà lại còn phải đóng thuế đủ loại, nhất là trong tương lai, để bù đắp thâm thủng chi tiêu và nợ nần chồng chất của Nhà Nước. Nợ nào thì cũng có ngày phải trả.

Ngay PTT Biden cũng vừa công khai tuyên bố “khối trung lưu đã bị chôn vùi –buried- từ bốn năm qua”. Một câu nói hớ của ông vua nói nhảm vì “bốn năm qua” chính là bốn năm dưới thời Obama-Biden. Nhưng lại rất đúng sự thật. Bốn năm qua, TT Obama chỉ lo đánh nhà giàu và vung tiền trợ cấp cho giới nhà nghèo, mà không làm gì cụ thể cho giới trung lưu hết. TT Obama khẳng định sẽ bắt các “triệu phú” đóng thuế nhiều hơn. Thực tế tất cả những người có lợi tức 200.000 đô trở lên đều sẽ bị tăng thuế.

Theo định nghiã của tất cả mọi người, 200.000 đô chưa phải là triệu phú mà chỉ là trung lưu, là ông chủ tiệm phở, bà chủ tiệm giặt, là tất cả các cửa hàng khu Bolsa của Los Angeles hay Bel Air của Houston. Và đó chính là các chủ nhân trung và tiểu doanh nghiệp, là những đầu máy kinh tế quốc gia, là nguồn cung cấp việc làm cho cả nước.

Kế hoạch phục hồi kinh tế của TT Obama có thể tóm lược trong một câu: tăng thuế nhà giàu. Tất cả sách vở kinh tế vỡ lòng đều ghi rõ trong thời buổi kinh tế trì trệ, tăng thuế là biện pháp phải tuyệt đối tránh. Chính TT Obama cũng biết rõ khi ông gia hạn luật giảm thuế của TT Bush cuối năm 2010 khi luật này hết hạn.

Năm 2008, ứng viên Obama than phiền chính trị Mỹ ngày càng nhỏ nhen và nham hiểm (small and cynic). Bốn năm sau, ông không có thành tích nào để khoe ngoại trừ việc giết được Bin Laden (thành tích duy nhất của tổng thống đoạt giải Nobel Hoà Bình oái ăm thay là giết được hai người, Bin Laden và Khaddafi!), cũng không có chương trình gì rõ ràng cho nhiệm kỳ hai, đành phải dấu diếm thất bại của mình và khai thác một câu nói hớ được lén thu băng. Đó có phải là những chuyện “small and cynic” không vậy? (21-10-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
24/10/201217:52:50
Khách
Thật là thú vị khi đọc lướt qua chuyện uống bia được đăng lại.

Dân trung lưu có trách nhiệm hẳn phải lo cày để vừa đóng thuế vừa tự túc lấy thời giờ đâu ngày nào cũng đi uống bia? càng không có thời giờ lẫn tinh thần tập trung đễ đọc tới đọc lui cho hiểu chuyện dài uống bia giảm giá ngụ ý gì trong mùa bầu cử. Có chăng là dân ăn trợ cấp "lười, rổi việc", và dân "giàu, rãnh rang, không cần lo nghĩ gì" mới đủ thơ thới mà nghĩ ra và thưởng thức chuyện uống bia này thôi!

Đùa tí cho vui thôi.

Nói về "quân tử", ừ nay thì đã rõ là tính hạnh này đâu còn là loại nhân cách được tôn vinh trong thời đại kim tiền này nữa. Điều đáng ngẫm là: đã chịu nhận không thèm quân tử chi nữa cho mang tiếng dại, thì thì cũng đừng đôi co gian, tà, chính, trực, sai, đúng cho phe nào.

Đây là chuyện thực 100%, không bịa đặt 1 ly. Có anh bạn là fan thứ thiệt của Cộng Hoà, tự hào mình làm việc miệt mài, và một chủ nhân có học thức. Anh trốn thuế phải nói, retirement plan cho nhân viên thì lờ tuốt dù Company Policy có ghi rõ, retirement cho anh thì viết check nộp đều mổi năm đến mức cao nhất không thiếu 1 xu. Con cái của anh chẳng thấy làm giờ nào trong công ty mà cuối năm lãnh bonus hậu hỉ bằng lương cả năm của nhân viên, còn nhân viên cày quanh năm thì anh nói tỉnh bơ "no bonus vì kinh tế dạo này khó khăn..."

Ừ kinh tế khó khăn, nên nhân viên sợ mất việc quá nên im re, sợ anh một phép, không dám hé môi kể cả phe kế toán biết mọi mánh của ông chủ. Họ chỉ biết lo đi tìm việc nơi nào "tử tế" hơn, không thì cứ è cổ ra chịu đấm ăn xôi ông chủ Cộng Hoà for profit. Ấy mà, ông chủ fan trung thành của phe Cộng Hoà lúc nào cũng than, làm ăn khó khăn, gánh nặng nhân công thuế má.... Mà họ đi tìm việc khác thì ông càng phẻ, vì mướn người mới lương ban đầu thấp lại mới vào dể bảo, 6 tháng probation without benefìts!!!

Tôi đây nhìn cái gương ấy mà ngán ngẩm cho quý chủ nhân ông Cộng Hoà và lập trường "quân tử là dại" của họ.
24/10/201219:46:40
Khách

Nói về "quân tử", nay qua bài viết này thì đã rõ là tính hạnh này đâu còn là loại nhân cách được tôn vinh trong thời đại kim tiền này nữa. Điều đáng ngẫm là: đã chịu nhận không thèm thứ quân tử "dại", thì cũng đôi co gian, tà, chính, trực, sai, đúng còn có ý nghĩa gì đâu.

Đây là chuyện thực 100%, kẻ góp ý này mục kích sở thị không bịa đặt 1 ly. Có anh bạn khá thành công, anh là fan thứ thiệt của Cộng Hoà, tự hào mình làm việc miệt mài, là một chủ nhân có học thức. Anh tìm cách trốn thuế cho doanh nghiệp thì khỏi phải nói, vì dân có học mà nên không khó tìm khe hở khi nguỵ tạo chi phí và khai income. Khoản benefits như retirement cho nhân viên thì lờ tuốt dù Company Policy có ghi rõ, nhưng retirement cho anh (với tư cách an employee for cái S Corporation của anh thì anh viết check nộp đều mổi năm đến mức cao nhất không thiếu 1 xu. Con cái của anh chẳng thấy làm giờ nào trong công ty mà cuối năm lãnh bonus hậu hỉ bằng lương cả năm của nhân viên, còn nhân viên thuê cày quanh năm thì anh nói tỉnh bơ "no bonus vì kinh tế dạo này khó khăn...", rồi "goverment còn freeze pay nữa kìa".

Chuyện chủ nhân ông tại Mỹ ràng ràng ra đấy. Nhân viên sợ mất việc quá nên im re, sợ anh một phép, không dám hé môi ( lỡ mai này cần recommendation from previous employer thì khốn). Kể cả phe kế toán biết mọi mánh của ông chủ, họ chỉ biết lo đi tìm việc nơi nào "tử tế" hơn, không thì cứ è cổ ra chịu đấm ăn xôi ông chủ Cộng Hoà for profit. Ấy mà, ông chủ fan trung thành của phe Cộng Hoà lúc nào cũng than gánh nặng nhân công thuế má.... Mà họ đi tìm việc khác thì ông càng phẻ, vì mướn người mới lương ban đầu thấp lại mới vào dể bảo, 6 tháng probation without benefìts!!!

Tôi đây nhìn kiểu chủ DN luôn than khó khăn vì gánh nặng nhân công trong khi bỏ túi riêng quá rộng rãi kiểu ấy mà ngán ngẩm cho quý chủ nhân ông Cộng Hoà đang tung hô phe CH.
24/10/201222:40:01
Khách
có mấy tay bênh vực obama hôm trước không thể phân biệt được lớn , nhỏ giữa 1/100 và 1/10,000 thì nay làm thế nào hiểu được chia phần trăm tiền uống bia !!! chỉ mấy cái này như "nước đổ lá môn " vậy .
24/10/201222:33:07
Khách
Vậy TĐ Romney thuộc giới giầu có hay là thành phần trung lưu thưa ông Vũ Linh ? Nếu ông ta là một nhà tài phiệt thì lẽ nào có thấu hiểu cái hoàn cảnh của những " phó thường dân " như chúng ta chăng ? Hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi binh vực cho ông ta một cách mù quáng vậy !
23/10/201222:45:47
Khách
Rất chính xác , rất hay, cám ơn ông Vũ Linh.
23/10/201220:49:54
Khách
Chuyện uống bia và Luật thuế của Mỹ như thế nào
Mỗi ngày có 10 người đàn ông trong một xóm cùng đi uống bia ở một quán bia địa phương tiền bia hằng đêm là $100.00 đơực phân chia theo tỉ lệ lá lành đùm lá rách như sau:
_ 4 người nghèo nhất không phải trả tiền $00.00
_ người thứ 5 trả $1.00
_ người thú 6 trả $ 3.00
_ ngưới thứ 7 trả $ 7.00
_ người thứ 8 trả $ 12.00
_ người thứ 9 trả $18.00
_ người thứ 10 trả $ 59.00 ( người giàu nhất trong xóm )
Sự thỏa thuận kéo dài một thời gian và cả 10 người đều vui vẽ , cho đến một hôm người chủ quán nói rằng : ‘ các vị thật là những khách hàng tốt vui vẽ không tranh cãi to tiếng , bắt đầu từ hôm nay tôi sẽ giảm giá cho quý vị $20.00 cho mỗi đêm sẽ trả $ 80.00 thay vì $100.00 như trước , mọi người đều vui thích .
$20.00 được giảm giá thì phân chia như thế nào ? Chủ quán có ý kiến “từ trước tới giờ mọi người đều hài lòng với sự phân chia đả có thì tại sao không áp dụng vào trường hợp nầy “ mọi người đồng ý , $20.00 được phân chia như sau:
_ 4 người nghèo nhất vẫn không phải trả tiền $00.00
_ người thứ 5 sẽ không trả tiền bớt 100%
_ người thứ 6 trả $ 2.00 thay vì $3.00 bớt 33%
_ người thứ 7 trả $5.00 thay vì $7.00 bớt 28%
_ người thú 8 trả $9.00 thay vì $12.00 bớt 25%
_ người thú 9 trả $14.00 thay vì $18.00 bớt 22%
_ người thứ 10 trả $49.00 thay vì $59.00 bớt 16% ( người giàu nhất)
Từ người thú 6 đến người thứ 10 đều trả tiền ít hơn lúc trước còn 4 người đầu cộng thêm người thứ 5 được uống miễn phí ,mọi việc tưởng như tốt đẹp .
Nhưng sau đêm đầu tiên sau khi trả tiền ( $80.00 ) ra ngoài quán thì người thứ 6 đột nhiên lên tiếng:
_ Tôi chỉ giảm có $1.00 trong số $20.00 tên thứ 10 được giảm $10.00
Người thứ 5 nói:
_ anh 6 nói đúng , tôi chỉ giảm có $1.00 trong khi hắn được giảm gấp 10 lần tôi ( $10.00) như vậy là không công bằng
Người thứ 7 nói:
_ Đúng vậy , tại sao hắn được $10.00 trong khi tôi chỉ có $2.00 , nhà giàu lúc nào cũng được lợi
4 người nghèo nhất đồng thanh lên tiếng :
_ Rất là bất công chúng tôi không được giảm đồng nào cả , hệ thống nầy chỉ cướp của người nghèo đem cho người giàu .
Thế là 9 người cùng nhau đánh người thứ 10 ( giầu nhất ) tơi tả cho bò thói bóc lột. Sang ngày hôm sau người thứ 10 buồn bã không đến uống bia nữa
Còn 9 người kia tiếp tục uống bình thường nhưng tới khi tính tiền ra về thì họ mới phát hiện ra cã 9 người không có đủ tiền để trã ½ số tiền bia mà họ đã uống đêm đó .
Trong khi đó người thứ 10 đang thoải mái ngồi uống bia ở một quán xóm khác không phải trả nhiều tiền như mọi khi và còn được chủ quán ưu đãi .
Chúng ta có suy nghĩ gì về chuyện nầy. ( trích từ một ý kiến trên yahoo )
24/10/201204:18:41
Khách
trên cả tuyệt vời
26/10/201215:33:24
Khách
Đọc góp ý của Sáng Kiến viết bằng tiếng Việt chêm vào tiếng Anh như kẻ "có ... học" thì chợt "nực" quá !!! Theo cái ý này thì việt cộng chỉ cần 1 tên cò mồi cho tiền người nghèo, giúp đở kẻ khó hẳn dân tỵ nạn cộng sản phải vổ tay cám ơn hay rơi nước mắt cảm động cho cái đảng chết tiệt này à ? chỉ "to như trái nho" mà làm bộ dạy đời !!! thôi bỏ đi "chín " cho dân nhờ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.