Hôm nay,  

Viết Bậy, Vẽ Bậy

7/27/201200:00:00(View: 14254)
Bạn thân,
Có những dòng chữ viết lên vách, và đời sau ca ngợi là thơ thần, bút thánh. Có những nét vẽ sau khi hoàn tất trên vách, lập tức trở thành bất tử.

Thí dụ như khi nhà thơ Thôi Hiệu, trong thế kỷ thứ 8, trong giây phút cao hứng đã viết một bài thơ lên vách tường Hoàng Hạc Lâu, với những dòng tuyệt vời như:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Dịch: Chiều tối rồi, quê nhà mình đâu nhỉ/ Trên sông khói sóng bay, gợi lòng ai sầu buồn.)

Những dòng chữ viết bất ngờ này đã đi vào văn học sử nhiều đời sau. Tới nổi, khi thi hào Lý Bạch ghé thăm Hoàng Hạc Lâu, đọc thơ trên vách mà sửng sờ, chỉ dám viết thêm dưới bài thơ của Thôi Hiệu 2 câu:

Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.
(Dịch: Thấy cảnh đẹp trước mắt, mà làm thơ không được/ Vì Thôi Hiệu đã làm thơ nơi trên rồi ...)

Hay như họa sĩ Banksy vẽ bậy lên vách các thành phố London, New York, Paris... và rồi lập tức trở thành một huyền thoại, và bản thân anh trở thành một chủ đề cho một bộ phim...

Tuy nhiên, điều thê thảm nhất cho xã hội là khi người ta viết bậy, vẽ bậy... vô nghĩa, chẳng có tính nghệ thuật tí nào, chỉ làm tốn mực, và làm phiền cho cả nước về thảm họa môi trường mới.

Thông tấn VnExpress vừa có bài viết tựa đề “Thói quen viết bậy nơi công cộng của teen” mô tả thảm họa này.


Bản tin cho biết, từ những địa điểm vui chơi như quán karaoke, cafe, trà sữa đến những khu di tích văn hóa và cả trên tường nhà thờ Đức Bà tọa lạc giữa trung tâm TP SG đều xuất hiện chi chít những nét viết, vẽ nguệch ngoạc của bạn trẻ.

Bản tin có đoạn như sau:

“...Ngay trong khuôn viên khu du lịch văn hóa Suối Tiên (quận 9), từ bồn hoa, tường, thậm chí trên cây và các bức tượng đều có bút tích yêu đương, thậm chí cả những câu nói tục tĩu phản cảm được viết bằng tay mới có, cũ có.

Tay chỉ những trái đào tiên bằng nhựa treo lủng lẳng trên cây mà vẫn bị ai đó "ghi dấu ấn tình yêu" với cả số điện thoại, nick chat, tên Facebook, ông Hoàng (bảo vệ ở Suối Tiên) cho biết, lâu lâu ông phải nhắc nhở nặng lời những bạn trẻ với lên cây nghịch ngợm hoặc viết chữ như thế.

"Chỉ những chỗ nào quá xa thì bọn trẻ mới bó tay không nghịch được thôi. Chỉ cần tụi tôi lơ là một lát thế nào cũng có nét vẽ mới ngay", ông thở dài bảo...”

Thế đấy, thế đấy... cũng là bắt chước người xưa, nhưng chỉ là làm tăng thêm tai họa.

Tại sao Việt Nam không áp dụng một luật cấm để cứu vãn nền văn hóa VN, và cả môi trường VN? Có thể sửa luật cấm thế này: hễ viết một chữ hay vài chữ, là kể như làm thơ dở trên vách, là phạt về tội làm thơ dở, kết tội phá hoại tiềm năng du lịch của quê nhà... May ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.