Hôm nay,  

Dân Ở Vùng Đất Chết

02/11/200000:00:00(Xem: 5373)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ. tại xã Phạm Văn Hai thuộc huyện Bình Chánh có 3 ấp vào danh sách “những vùng đất chết” ở ngoại ô Sài Gòn. Cách đây hơn 5 măm, tập đoàn tập đoàn Panviet Banana kinh doanh về chuối đã “bỏ của chạy lấy người” trên mảnh đất An Hạ thuộc ba ấp 5,6,7 của xã Phạm Văn Hai, khiến cho gần 1,400 hộ gia đình ở ấp này chới với, vì trong một thời gian dài, họ sống nhờ vào tiền làm công cho tập đoàn chuối này. Sau biến cố nói trên, vài năm trước, cống An Hạ được xây dựng nhằm mục đích rửa phèn cải tạo đất nhưng chẳng tới đâu. Trung bình mỗi hộ gia đình ở đây có 1,000 mét vuông đất, chưa kể phần diện tích đất do nông trường Phạm Văn Hai quản lý chưa khai thác hết, sẵn sàng cho dân hợp đồng trồng mía nhưng chẳng ai đoái hoài tới chuyện làm vườn, làm ruộng vì đất ngập phèn, không trồng trọt được. Không sống được với nhề nông, nhiều người đã bỏ làng ra đi.

Cách đây hơn một tuần, một phóng viên báo Tuổi Trẻ về thăm An Hạ và đã ghi nhận như sau về đời sống khốn khổ của cư dân vùng này: Tại ấp 7, các gia đình ở đây lo lắng vì nước kênh Xáng đang mấp mé bờ ao. Tại nhà một nông dân tên Thuần, cái trại heo mới gầy với khoảng 50 con cả nái lẫn thịt, nếu không nhanh tay với con nước coi như đi đứt. Anh Thuần cho biết anh đã vay 10 triệu của ngân hàng Nông nghiệp cộng với vốn của hai vợ chồng, trút hết ra đây, nếu không qua khỏi đợt này thì coi như ăn cám, đất ở đây thì chẳng trồng trọt được gì. Những hộ chung quanh cũng lấy việc nuôi heo làm chủ lực, họ nói: đấy là heo nuôi người chứ không phải ngược lại, mà nếu trời đất cướp mất đợt này thì chỉ còn cách bỏ về thành phố kiếm nghề khác. Trở lại với câu chuyện nuôi heo của gia đình anh Thuần, nông dân này cho biết anh đã khởi đầu bằng 12 con heo thịt, và anh đã phải ra thành phố săn về 13 cuốn sách kỹ thuật chăn nuôi heo. Anh nói với phóng viên: “Tự cứu mình bằng cách này trước đã, cứ tính bình quân mỗi con heo lứa nhà mình có hơn một cuốn.” Có điều, giá heo biến động không ngừng, con đường nối ba ấp An Hạ với hương lộ 10 mưa trơn như chạch, cũng là cái cớ để thương lái bóp nghẹt người chăn nuôi.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, những gia đình nói trên là những hộ hiếm hoi có thể sống được bằng vốn đất và vốn ngân hàng. Nói một cách khác, đấy chỉ là những đốm sáng hiếm hoi trên cái nền chung ảm đạm. Khi được hỏi về tình hình đời sống của riêng dân cư ba ấp ở An Hạ, một viên phó chủ tịch Ủy ban xã Phạm Văn Hai cho biết: xã chưa thống kê bằng con số, nhưng hầu như với những hộ dân tộc kênh Xáng này thì chăn nuôi và làm thuê là phương cách chủ yếu. Dân ở đây kể lại câu chuyện một thanh niên tên Luật cũng ở ấp 7, năm xưa là người có thu hoạch khá cao từ trồng chuối cho tập đoàn PanViet nhờ sức vóc khỏe mạnh của mình. Khi liên doanh chuối tan hàng, nhằm lúc thành phố công bố bản đồ quy hoạch mà vùng An Hạ được coi là là đô thị vệ tinh thì thanh niên này cắt đất bán. Có tiền thì Luật ăn xài xả láng, đến khi hết tiền Luật vội quay vào thành phố làm thợ nề. Bây giờ Luật ở đâu, sống như thế nào cùng một vợ, hai con thì dân ấp 7 không thể biết được.

Bạn,
Phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi lại một câu chuyện lạ lùng ở vùng đất An Hạ: Một nông dân có chí thú làm ăn, ấm ức vì có đất mà không sinh lợi được, nông dân này đã cố công bao bờ, len đất đào ao, bỏ hết vốn liếng nuôi cá trê vàng thí điểm. Đọc hết các loại sách kỹ thuật, lại đi khảo sát tận miền Tây, nuôi thử và thấy thành cônb, anh bèn mượn thêm tiền nuôi thật nhiều, nhưng ngặt một nỗi, con cá chỉ lớn ở cái phần đầu, còn phần thân thì teo lại. Thế là phá sản, nông dân này cuối cùng bỏ nhà cửa, trốn nợ, đi biệt tích. Dân An Hạ nhắc đến nhân vật này trong nỗi ngậm ngùi, thương xót.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.