Hôm nay,  

Dân Ở Vùng Đất Chết

02/11/200000:00:00(Xem: 5086)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ. tại xã Phạm Văn Hai thuộc huyện Bình Chánh có 3 ấp vào danh sách “những vùng đất chết” ở ngoại ô Sài Gòn. Cách đây hơn 5 măm, tập đoàn tập đoàn Panviet Banana kinh doanh về chuối đã “bỏ của chạy lấy người” trên mảnh đất An Hạ thuộc ba ấp 5,6,7 của xã Phạm Văn Hai, khiến cho gần 1,400 hộ gia đình ở ấp này chới với, vì trong một thời gian dài, họ sống nhờ vào tiền làm công cho tập đoàn chuối này. Sau biến cố nói trên, vài năm trước, cống An Hạ được xây dựng nhằm mục đích rửa phèn cải tạo đất nhưng chẳng tới đâu. Trung bình mỗi hộ gia đình ở đây có 1,000 mét vuông đất, chưa kể phần diện tích đất do nông trường Phạm Văn Hai quản lý chưa khai thác hết, sẵn sàng cho dân hợp đồng trồng mía nhưng chẳng ai đoái hoài tới chuyện làm vườn, làm ruộng vì đất ngập phèn, không trồng trọt được. Không sống được với nhề nông, nhiều người đã bỏ làng ra đi.

Cách đây hơn một tuần, một phóng viên báo Tuổi Trẻ về thăm An Hạ và đã ghi nhận như sau về đời sống khốn khổ của cư dân vùng này: Tại ấp 7, các gia đình ở đây lo lắng vì nước kênh Xáng đang mấp mé bờ ao. Tại nhà một nông dân tên Thuần, cái trại heo mới gầy với khoảng 50 con cả nái lẫn thịt, nếu không nhanh tay với con nước coi như đi đứt. Anh Thuần cho biết anh đã vay 10 triệu của ngân hàng Nông nghiệp cộng với vốn của hai vợ chồng, trút hết ra đây, nếu không qua khỏi đợt này thì coi như ăn cám, đất ở đây thì chẳng trồng trọt được gì. Những hộ chung quanh cũng lấy việc nuôi heo làm chủ lực, họ nói: đấy là heo nuôi người chứ không phải ngược lại, mà nếu trời đất cướp mất đợt này thì chỉ còn cách bỏ về thành phố kiếm nghề khác. Trở lại với câu chuyện nuôi heo của gia đình anh Thuần, nông dân này cho biết anh đã khởi đầu bằng 12 con heo thịt, và anh đã phải ra thành phố săn về 13 cuốn sách kỹ thuật chăn nuôi heo. Anh nói với phóng viên: “Tự cứu mình bằng cách này trước đã, cứ tính bình quân mỗi con heo lứa nhà mình có hơn một cuốn.” Có điều, giá heo biến động không ngừng, con đường nối ba ấp An Hạ với hương lộ 10 mưa trơn như chạch, cũng là cái cớ để thương lái bóp nghẹt người chăn nuôi.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, những gia đình nói trên là những hộ hiếm hoi có thể sống được bằng vốn đất và vốn ngân hàng. Nói một cách khác, đấy chỉ là những đốm sáng hiếm hoi trên cái nền chung ảm đạm. Khi được hỏi về tình hình đời sống của riêng dân cư ba ấp ở An Hạ, một viên phó chủ tịch Ủy ban xã Phạm Văn Hai cho biết: xã chưa thống kê bằng con số, nhưng hầu như với những hộ dân tộc kênh Xáng này thì chăn nuôi và làm thuê là phương cách chủ yếu. Dân ở đây kể lại câu chuyện một thanh niên tên Luật cũng ở ấp 7, năm xưa là người có thu hoạch khá cao từ trồng chuối cho tập đoàn PanViet nhờ sức vóc khỏe mạnh của mình. Khi liên doanh chuối tan hàng, nhằm lúc thành phố công bố bản đồ quy hoạch mà vùng An Hạ được coi là là đô thị vệ tinh thì thanh niên này cắt đất bán. Có tiền thì Luật ăn xài xả láng, đến khi hết tiền Luật vội quay vào thành phố làm thợ nề. Bây giờ Luật ở đâu, sống như thế nào cùng một vợ, hai con thì dân ấp 7 không thể biết được.

Bạn,
Phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi lại một câu chuyện lạ lùng ở vùng đất An Hạ: Một nông dân có chí thú làm ăn, ấm ức vì có đất mà không sinh lợi được, nông dân này đã cố công bao bờ, len đất đào ao, bỏ hết vốn liếng nuôi cá trê vàng thí điểm. Đọc hết các loại sách kỹ thuật, lại đi khảo sát tận miền Tây, nuôi thử và thấy thành cônb, anh bèn mượn thêm tiền nuôi thật nhiều, nhưng ngặt một nỗi, con cá chỉ lớn ở cái phần đầu, còn phần thân thì teo lại. Thế là phá sản, nông dân này cuối cùng bỏ nhà cửa, trốn nợ, đi biệt tích. Dân An Hạ nhắc đến nhân vật này trong nỗi ngậm ngùi, thương xót.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.