Hôm nay,  

Người Sống Với Oan Hồn

11/09/200100:00:00(Xem: 4083)
Bạn,
Nạn đói năm Ất Dậu (1945) là một trong những kiện kinh hoàng và đau thương nhất trong lịch sử dân tộc VN. Năm tháng qua đi, ngoài ký ức của những con người nay đã đến tuổi gần đất xa trời thì còn có một chứng tích nữa có thể là duy nhất nhưng đã chìm vào quên lãng ngay trong lòng Hà Nội. Đó là những ngôi mộ lớn mà năm 1951, người dân Hà Nội (lúc bấy giờ thuộc vùng Quốc gia) đã tự bảo nhau qui tập hài cốt, chôn cất tử tế và dựng một tấm bia lớn. Rồi những ngôi mộ ấy bị lãng quên giữa một nghĩa địa bỏ hoang. Mới đây, 1 phóng viên báo TT đi tìm chứng tích ấy với cái địa chỉ nghe sởn gai ốc: “bể xương”, và đã ghi lại như sau.
Một bà đứng tuổi ngỡ khách có một người thân chết vì nạn đói năm Ất Dậu, tận tình đưa đến một cái vườn nằm tận cùng một con hẻm sâu thuộc đường Kim Ngưu. Tấm bia lớn với dòng chữ đắp nổi tưởng niệm những đồng bào chết vì nạn đói 1945 vẫn nằm trong khu vườn lọt thỏm giữa những bức tường xi măng của những ngôi nhà ống cao hai ba tầng. Nơi phóng viên đứng, một cái sân xi măng liền kề tấm bia, đó chính là địa danh bể xương, một cái hầm dùng để hất xác người chết đói xuống, ăn sâu vào lòng đất 8 mét. Ngay trên mảnh vườn, chỉ cần bới qua một lớp đất mỏng là có thể thấy lớp lớp tiểu xếp lên nhau, cả ngàn số phận tang thương chen chúc nằm dưới đó. Một người đàn bà gầy guộc, chừng 40-50 tuổi, đang thắp hương bên cái miếu nhỏ trước bia. Đó là chị Trần Thị Hồng Nhung, người mà khắp xóm không ai là không biết. Có người bảo chị là người sống lẫn với ma bởi từ 15 năm nay, chị là người duy nhất giữ gìn chứng tích, chăm nom, hương khói cho những oan hồn nơi đây.

Măm 1985, hai vợ chồng anh Thắng, chị Nhung dắt díu nhau xuống khu Hợp Thiện cũ lúc này vẫn là đồng không mông quạnh dù đất nào đất nấy có chủ cả. Ít tiền, họ đành chọn mua mảnh đất xấu nhất nằm giữa những ruộng rau muống, những bãi cỏ um tùm và liền bể xương. Ban đầu chưa có tiền dựng nhà, họ quây tạm cái lều bằng ván gỗ sống trong cảnh không điện, không nước. Ngày ấy, anh đạp xích lô kiếm sống. Còn chị đi chợ bán rau, cá góp nhặt thêm chút đỉnh và bắt đầu hương khói, chăm nom người chết nằm trên mảnh đất kế bên. Hồi đó, đợt sống đô thị hóa chưa thật sự bắt đầu và hai con người sống đơn độc trên mảnh đất ấy ngót chục năm. Ngẫm lại quãng đời này, chị đúc kết thành một câu chắc nịch: “Chị sống với người chết là nhiều chứ với người sống có mấy.” Có người xuống thăm lấy làm ái ngại cho chị: “Các cháu còn nhỏ, chị vào ở trong này có còn trụ lại được không "” Ngay cô em gái dưới quê lên cũng không dám ngủ lại một đêm. Cô bảo: Anh chị ở chung với người chết như thế này biết bao giờ mới mở mày mở mặt được. Nhưng rồi vợ chồng chị cũng bán được mảnh đất phía ngoài được 4 cây vàng. Xây căn nhà nhỏ hết 2.5 cây vàng. Móng nhà liền với thành bể xương.

Cũng theo báo TT, sau khi xây căn nhà nhỏ còn thừa ít tiền, chị bàn với chồng dùng số tiền ấy lo cho người chết được mồ yên, mã đẹp. Chị ra chợ mua gom được hơn 300 cái tiểu, đánh một chuyến xe tải chở về đến đầu ngõ. Chị thuê thêm người bốc vác cùng chị tìm kiếm những hài cốt nằm dưới mãnh đất chung quanh tấm bia để xếp vào tiểu. Khổ nỗi ngày trước đây là những ngôi mộ tập thể nên giờ không thể phân biệt từng bộ hài cốt được, thôi thì đành để người chết nằm lẫn lộn với nhau. Còn gia đình chị Nhung, giờ đây, nghèo vẫn hoàn nghèo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.