Hôm nay,  

Dân Vùng Lũ Thiếu Nước

21/10/201100:00:00(Xem: 3872)
Dân Vùng Lũ Thiếu Nước

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, dọc bờ kênh Mương Lớn đang tràn nước lũ là ấp An Hoà (xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự). Mùa lũ này, toàn ấp có hơn 1,300 nhàbị ngập. Giưã biển nước mênh mông, nhưng hàng chục ngàn con người thuộc xã An Bình A không tìm đâu ra nước sạch. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Chỉ vào cái lu đựng nước vừa mới múc lên từ con kênh Mương Lớn ngay sát nhà, ông Nhỏ mô tả "quy trình chế biến" nước ăn, uống: múc lên lu, chờ mươi phút cho lắng bớt sình, nước này nấu ăn, nấu uống; các sinh hoạt còn lại cho hơn chục con người, gồm: tắm rửa, giặt giũ, rửa chén và đi vệ sinh, tất cả ra bờ kênh. Theo tay ông chỉ, ở phía mặt tiền sông, lố nhố nhà cầu dã chiến. Kế đó chừng vài chục bước chân là nhà ông Nguyễn Văn Thệm, tứ bề ngập nước, lối vào nhà là cây cầu khỉ. Hai vợ chồng già vừa ngồi rửa rau, vừa khoả nước xua rác. Ngay bên cạnh là trang trại nuôi cá trê, mùi thối từ thức ăn cá nồng nặc. Xa hơn, một trang trại nuôi heo với ống xả phân đâm thẳng ra kênh.

Dọc bờ kênh Mương Lớn đang tràn nước lũ là ấp An Hoà (xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp). Mùa lũ này, toàn ấp có hơn 1,300 nhà bị ngập. Hiện nay, con kênh là nơi chứa toàn bộ chất thải và là nơi cấp nước. Ăn nước kênh mùa lũ đỏ ngầu phù sa, hoá ra lại dễ chịu hơn cho người xứ này bởi mùa khô, khoảng tháng 4-5, khi con kênh cạn nước, không ai dám tắm ban ngày vì sợ nhìn thấy các loại phân trôi nổi. Nhưng cư dân ở ấp An Hoà vẫn còn may hơn cư dân ấp An Lộc vì vẫn còn số ít được hưởng nước sạch. Do nằm biệt lập ngoài đê bao, nên không một ai có nước sạch, ngay mùa lũ này, muốn ra nơi ở của khoảng 3 ngàn con người ngoài đó cũng chẳng dễ.
Theo phó chủ tịch xã An Bình A Đỗ Văn Mẫm cho biết, đến nay, chỉ khoảng 8% trong số hơn 14 ngàn người của xã An Bình A có nước sạch do được hưởng từ đường ống cấp từ nhà máy nước thị xã Hồng Ngự với giá 6 ngàn đồng/m3. Số còn lại, sống ven kênh, đồng, nước sạch trở thành một thứ xa xỉ. Ở tuổi 58, ông Nhỏ vẫn mơ ước có một lu nước sạch để tắm giặt, nấu nướng. Vài năm trước, các ống dẫn nước sạch của nhà máy đã vào đến cửa kênh Mương Lớn, bên kia cầu. Tuy chỉ cách ngoài trăm mét, tính từ nhà ông Nhỏ, nhưng chẳng ai phía trong cầu nối được đường nước vì không gom đâu được ngoài triệu đồng. Phía công ty cấp nước thông báo: muốn có nước, mỗi nhà phải tự bỏ tiền để mua ống cái đấu nối, kẻ ít chừng 500 ngàn đồng, người nhiều hơn triệu đồng.
Bạn,
Cũng theo báo SGTT, nhà chức trách đã lường được nguy cơ bệnh dịch khi tất cả chung một nguồn nước kênh, nên vài năm trước, đã có chương trình cho mỗi nhà vay 5 triệu đồng để xoá nhà cầu tõm. Nhưng, đi dọc hàng chục hộ, chẳng thấy một nhà cầu tự hoại nào.

Ý kiến bạn đọc
25/10/201115:35:09
Khách
If not for your wrtiing this topic could be very convoluted and oblique.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.