Bảo Vệ Nền Độc Lập Của Tổ Quốc
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Nguy cơ mất đất, mất biển và mất cả chủ quyền quốc gia là mối lo da diết của người Việt ở trong và ngoài nước.
Nhiều cuộc biểu tình tự phát đã diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi trên thế giới nhằm phản đối chính sách bành trướng của Trung Cộng cũng như thái độ nhu nhược của chính quyền Việt Nam. Chúng ta có thể làm gì hơn là biểu lộ nỗi niềm bức xúc"
Câu trả lời ngắn: “khu vực hoá” và quốc tế hoá vấn đề. Trước hết và quan trọng hơn hết, người dân trong nước cần dốc sức khai dụng quy trình hội nhập của khối ASEAN để khu vực hoá biện pháp phản công. Năm 2007 các quốc gia thành viên ký hiến chương ASEAN với mục đích hội nhập toàn vùng ở cấp chính quyền và cấp người dân.
Sự hội nhập người dân với người dân đang diễn ra mạnh mẽ nhất giữa các quốc gia dân chủ (Thái Lan, Indonesia, Philippines) hay đang dân chủ hoá (Malaysia, Singapore). Xã hội công dân tương đối phát triển ở các quốc gia này có những ảnh hưởng nhất định đến dư luận quần chúng và chính sách quốc gia, và đã chủ động tạo ra nhiều diễn đàn cũng như đề xuất hợp tác liên quốc gia.
Người Việt ở trong nước, nhất là các nhân sĩ có uy tín trong xã hội, cần tham gia ngay các diễn đàn này nhằm cảnh báo dư luận trong vùng về hiểm hoạ bành trướng của Trung Cộng và góp phần phát động phong trào quần chúng liên quốc gia để cùng đối phó.
Tiếng nói của người Việt sẽ không đơn độc vì quần chúng ở một số quốc gia ASEAN, nhất là Malaysia và Philippines, cũng phẫn nộ không kém trước các động thái khiêu khích của Trung Cộng. Tôi để ý thấy một số khuôn mặt trí thức, học giả, văn nghệ sĩ trong các cuộc biểu tình gần đây ở Hà Nội và Sài Gòn. Họ phải mở đường tham gia các diễn đàn ASEAN, làm tiếng nói đại biểu cho mối quan tâm chung của người dân trong nước. Thiếu những tiếng nói ấy, dân tộc Việt Nam tự loại mình ra khỏi thế liên hoàn đang hình thành trong vùng và hụt đi một phương tiện hữu hiệu góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải.
Các diễn đàn này cũng sẽ là bàn đạp để tranh thủ sự can thiệp quốc tế, đặc biệt là các quốc gia hoặc các khối liên phòng bị trực tiếp ảnh hưởng quyền lợi bởi chính sách bành trướng của Trung Cộng. Cận kề ở Á Châu thì có Nhật, Đài Loan, Nam Hàn, và Ấn Độ. Rộng hơn thì có Hoa Kỳ, Nga, Úc, Canada và các quốc gia Âu Châu.
Điều hiển nhiên là các thế lực quốc tế này sẽ không can thiệp vào cuộc tranh chấp song phương giữa Trung Cộng và Việt Nam. Giỏi lắm là họ chỉ lên tiếng phản đối về nguyên tắc nhưng sẽ chẳng đến đâu. Tuy nhiên, nếu Trung Cộng xâm phạm quyền lợi của nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có những quốc gia đã từng là đồng minh lâu năm và đóng vai trò mấu chốt trong thế chiến lược của cộng đồng thế giới tự do, thì chắc chắn họ sẽ nhập cuộc.
Chính vì vậy mà Trung Cộng quyết liệt giữ việc tranh chấp Biển Đông như là vấn đề song phương giữa họ và các quốc gia liên quan. Và cũng chính vì vậy mà chúng ta phải dứt khoát khu vực hoá và quốc tế hoá các biện pháp phản công.Trong toàn bộ nỗ lực này, vai trò của cộng đồng người Việt ở hải ngoại là yểm trợ vì chỉ có người dân trong nước, qua các nhân sĩ được người dân tín nhiệm, mới có tiếng nói chính danh về quyền lợi của dân tộc Việt Nam tại các diễn đàn xã hội công dân ở ASEAN hay quốc tế.
Đồng thời người trong nước phải tuyệt nhiên tránh mọi dính líu với các đảng phái chính trị người Việt, dù ở trong hay ngoài nước. Vì cùng đích của đảng chính trị là nắm chính quyền, sự tham dự của họ sẽ nhất thiết làm cho quốc tế ngộ nhận những hoạt động kể trên là trá hình cho sự tranh giành quyền bính nội bộ của một quốc gia mà họ tuyệt nhiên không muốn can dự vào. Hơn nữa, chính quyền Việt Nam sẽ dễ dàng vin vào đó để biện minh cho sự đàn áp.
Trong tình hình nguy cập của tổ quốc, biểu lộ mối bức xúc là điều chính đáng nhưng không đủ. Mỗi người một vai trò, mọi con dân phải cùng nhau chủ động thay đổi tình thế, và qua đó vận mạng của dân tộc.
Nhìn xa hơn, điều này sẽ đặt nền móng cho kế hoạch trăm năm để phát triển và bảo vệ đất nước trước sức mạnh lấn lướt và tham vọng đế quốc từ phương bắc. Dân tộc Việt Nam chỉ có thể trường tồn và thịnh vượng trong thế liên thuộc (interdependence) toàn vùng và bằng cách nương vào trào lưu dân chủ toàn thế giới.
(Nguồn: Mach Song Media Tel: 281-530-6888)
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Nguy cơ mất đất, mất biển và mất cả chủ quyền quốc gia là mối lo da diết của người Việt ở trong và ngoài nước.
Nhiều cuộc biểu tình tự phát đã diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi trên thế giới nhằm phản đối chính sách bành trướng của Trung Cộng cũng như thái độ nhu nhược của chính quyền Việt Nam. Chúng ta có thể làm gì hơn là biểu lộ nỗi niềm bức xúc"
Câu trả lời ngắn: “khu vực hoá” và quốc tế hoá vấn đề. Trước hết và quan trọng hơn hết, người dân trong nước cần dốc sức khai dụng quy trình hội nhập của khối ASEAN để khu vực hoá biện pháp phản công. Năm 2007 các quốc gia thành viên ký hiến chương ASEAN với mục đích hội nhập toàn vùng ở cấp chính quyền và cấp người dân.
Sự hội nhập người dân với người dân đang diễn ra mạnh mẽ nhất giữa các quốc gia dân chủ (Thái Lan, Indonesia, Philippines) hay đang dân chủ hoá (Malaysia, Singapore). Xã hội công dân tương đối phát triển ở các quốc gia này có những ảnh hưởng nhất định đến dư luận quần chúng và chính sách quốc gia, và đã chủ động tạo ra nhiều diễn đàn cũng như đề xuất hợp tác liên quốc gia.
Người Việt ở trong nước, nhất là các nhân sĩ có uy tín trong xã hội, cần tham gia ngay các diễn đàn này nhằm cảnh báo dư luận trong vùng về hiểm hoạ bành trướng của Trung Cộng và góp phần phát động phong trào quần chúng liên quốc gia để cùng đối phó.
Tiếng nói của người Việt sẽ không đơn độc vì quần chúng ở một số quốc gia ASEAN, nhất là Malaysia và Philippines, cũng phẫn nộ không kém trước các động thái khiêu khích của Trung Cộng. Tôi để ý thấy một số khuôn mặt trí thức, học giả, văn nghệ sĩ trong các cuộc biểu tình gần đây ở Hà Nội và Sài Gòn. Họ phải mở đường tham gia các diễn đàn ASEAN, làm tiếng nói đại biểu cho mối quan tâm chung của người dân trong nước. Thiếu những tiếng nói ấy, dân tộc Việt Nam tự loại mình ra khỏi thế liên hoàn đang hình thành trong vùng và hụt đi một phương tiện hữu hiệu góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải.
Các diễn đàn này cũng sẽ là bàn đạp để tranh thủ sự can thiệp quốc tế, đặc biệt là các quốc gia hoặc các khối liên phòng bị trực tiếp ảnh hưởng quyền lợi bởi chính sách bành trướng của Trung Cộng. Cận kề ở Á Châu thì có Nhật, Đài Loan, Nam Hàn, và Ấn Độ. Rộng hơn thì có Hoa Kỳ, Nga, Úc, Canada và các quốc gia Âu Châu.
Điều hiển nhiên là các thế lực quốc tế này sẽ không can thiệp vào cuộc tranh chấp song phương giữa Trung Cộng và Việt Nam. Giỏi lắm là họ chỉ lên tiếng phản đối về nguyên tắc nhưng sẽ chẳng đến đâu. Tuy nhiên, nếu Trung Cộng xâm phạm quyền lợi của nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có những quốc gia đã từng là đồng minh lâu năm và đóng vai trò mấu chốt trong thế chiến lược của cộng đồng thế giới tự do, thì chắc chắn họ sẽ nhập cuộc.
Chính vì vậy mà Trung Cộng quyết liệt giữ việc tranh chấp Biển Đông như là vấn đề song phương giữa họ và các quốc gia liên quan. Và cũng chính vì vậy mà chúng ta phải dứt khoát khu vực hoá và quốc tế hoá các biện pháp phản công.Trong toàn bộ nỗ lực này, vai trò của cộng đồng người Việt ở hải ngoại là yểm trợ vì chỉ có người dân trong nước, qua các nhân sĩ được người dân tín nhiệm, mới có tiếng nói chính danh về quyền lợi của dân tộc Việt Nam tại các diễn đàn xã hội công dân ở ASEAN hay quốc tế.
Đồng thời người trong nước phải tuyệt nhiên tránh mọi dính líu với các đảng phái chính trị người Việt, dù ở trong hay ngoài nước. Vì cùng đích của đảng chính trị là nắm chính quyền, sự tham dự của họ sẽ nhất thiết làm cho quốc tế ngộ nhận những hoạt động kể trên là trá hình cho sự tranh giành quyền bính nội bộ của một quốc gia mà họ tuyệt nhiên không muốn can dự vào. Hơn nữa, chính quyền Việt Nam sẽ dễ dàng vin vào đó để biện minh cho sự đàn áp.
Trong tình hình nguy cập của tổ quốc, biểu lộ mối bức xúc là điều chính đáng nhưng không đủ. Mỗi người một vai trò, mọi con dân phải cùng nhau chủ động thay đổi tình thế, và qua đó vận mạng của dân tộc.
Nhìn xa hơn, điều này sẽ đặt nền móng cho kế hoạch trăm năm để phát triển và bảo vệ đất nước trước sức mạnh lấn lướt và tham vọng đế quốc từ phương bắc. Dân tộc Việt Nam chỉ có thể trường tồn và thịnh vượng trong thế liên thuộc (interdependence) toàn vùng và bằng cách nương vào trào lưu dân chủ toàn thế giới.
(Nguồn: Mach Song Media Tel: 281-530-6888)
Gửi ý kiến của bạn